4. Kết cấu đề tài
1.2.4.6. Thực hiện công việc hoạch định chiến lược
Công việc hoạch định chiến lược gồm 5 bước:
- Thiết lập mục tiêu chiến lược. - Đánh giá vị trí hiện tại.
- Xây dựng chiến lược.
- Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược. - Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
a. Xây dựng mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Một phần quan trọng của quá trình hoạch định chiến lược là thiết lập các mục tiêu mang tính thực tế cho doanh nghiệp, các mục tiêu hoặc là các mục đích trong tương lai hoặc là các vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Các mục tiêu được lượng hoá thể hiện chính xác những gì doanh nghiệp muốn thu được. Sở dĩ cần lượng hoá các mục tiêu là để có thể đo lường được các mục tiêu và làm tiêu chuẩn so sánh các kết quả đạt được. Mục tiêu được lượng hoá này là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định.
Các mục tiêu không được lượng hóa thì không thể dùng được cho các điểm xuất phát của một kế hoạch chiến lược và từ đó không bao giờ biết được liệu kế hoạch được xây dựng có thích hợp không. Sai lầm đối với đặt các mục tiêu đặc biệt là khả năng đo lường và khả năng đạt được. Đây có thể là nguyên nhân tại sao nhiều doanh nghiệp dường như chỉ loanh quanh giữ một khoảng cách vừa đủ với tăng trưởng kinh tế khi tuyên bố rằng “mục tiêu của doanh nghiệp là cực đại lợi nhuận” mà không đưa ra hướng thích hợp cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần quan tâm là doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư và một số mục tiêu khác.
b. Đánh giá vị trí hiện tại
Có hai lĩnh vực cần đánh giá là đánh giá môi trường và đánh giá nội lực. - Điểm đầu tiên là phải xem xét nội lực: Gồm đánh giá khách quan xem hiện doanh nghiệp đang ở đâu? Thông thường doanh nhiệp cần có sự trợ giúp từ bên ngoài để xác định các tiêu chuẩn khách quan theo yêu cầu. Trong giai đoạn hoạch định chiến lược, các nhà quản trị cần định lượng những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cần phân tích sau:
+ Quản trị. + Marketing.
+ Hoạt động tài chính. + Hoạt động sản xuất.
+ Nghiên cứu và phát triển.
Từ những nghiên cứu về những điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ xác định được năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chiến lược. - Đánh giá môi trường kinh doanh: Việc đánh giá này khó thực hiện hơn. Nó yêu cầu các nhà quản trị nghiên cứu môi trường để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện đang là nguy cơ cho mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện đang là cơ hội để cho doanh nghiệp đạt mục tiêu lớn hơn.
c. Xây dựng chiến lược
Sau khi đã hoàn thiện giai đoạn phân tích và đánh giá của quá trình hoạch định chiến lược, các nhà quản trị sẽ lựa chọn được cho mình những mục tiêu cụ thể. Nhưng để đạt được các mục tiêu này, các nhà hoạch định chiến lược phải xác lập một chiến lược phù hợp với mục tiêu đó. Đây chính là giai đoạn hoạch định chiến lược. Có 4 loại chiến lược cơ bản để các nhà quản trị theo đuổi:
- Chiến lược ổn định: Khi một doanh nghiệp tiếp tục phục vụ đồng thời một bộ phận quảng đại hoặc một bộ phận giống nhau như đã xác định trong chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và theo đuổi tới cùng các mục tiêu thì nên theo chiến lược ổn định. Khi theo chiến lược này các doanh nghiệp thường tập trung các nguồn lực của mình vào nơi mà hiện tại doanh nghiệp có hoặc có thể phát triển nhanh một lợi thế cạnh tranh.
- Chiến lược tăng trưởng: Chiến lược tăng trưởng là một trong những chiến lược mà một doanh nghiệp theo đuổi khi nó làm tăng mức độ các mục tiêu theo hướng làm tăng mức tiền lãi cao hơn nhiều so với mức làm được trong quá khứ.
- Chiến lược cắt xén: Một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này khi nó quyết định cải tiến sản xuất kinh doanh bằng cách tập trung vào cải tiến chức năng, đặc biệt tập trung vào giảm chi phí và bằng cách giảm số sản phẩm, thị trường của nó. - Chiến lược tổng hợp: Chiến lược tổng hợp là chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi khi quyết định chính tập trung vào việc sử dụng các chiến lược quan trọng (ổn định, tăng trưởng, cắt xén) ở cùng một thời gian trong các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.