Phân tích các nguồn lực bên trong

Một phần của tài liệu thực trạng và công tác hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh phát triển trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bình dương, giai đoạn 2010-2015 (Trang 30 - 98)

4. Kết cấu đề tài

1.2.4.2.Phân tích các nguồn lực bên trong

Các doanh nghiệp khi xây dựng các chiến lược kinh doanh luôn phải căn cứ trên các khả năng có thể khai thác của mình. Đó chính là những tiềm lực tạo ra những lợi thế cạnh tranh khác biệt với các doanh nghiệp khác. Nhưng các tiềm lực đó bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời nằm ở chính những nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu. Các nguồn lực này đóng vai trò như các yếu tố đầu vào mà thiếu nó thì doanh nghiệp không hoạt động được. Các yếu tố đầu vào này có thể có hiệu quả hoặc không tuỳ thuộc vào yêu cầu đòi hỏi của từng chiến lược kinh doanh. Sự tham gia đóng góp của các nguồn lực cũng khác nhau không nhất thiết phải cân bằng. Mỗi nguồn lực sẽ tạo nên một sức mạnh riêng, rất khác biệt. Nếu các nhà quản trị biết phân tích đúng những điểm mạnh và điểm yếu của từng nguồn lực, chắc chắn rằng họ sẽ khai thác hiệu qủa các nguồn lực ấy.

Nguồn lực bên trong bao gồm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, kho tàng, các phương tiện vận tải, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp,.. tất cả thuộc sở hữu bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác phuc vụ cho sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có thế mạnh về nguồn lực này nhưng lại yếu về nguồn lực khác, các đánh giá cho thấy các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các thế mạnh của mình để tạo ưu thế cạnh tranh. Ví dụ như các doanh nghiệp mạnh về tài chính sẽ chi tiêu nhiều cho hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu các sản phẩm mới,… tạo ra những đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của mình, những sản phẩm như vậy sẽ hấp dẫn khách hàng hơn các sản phẩm khác cùng loại. Đó là ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt những doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh thì nguồn vốn tự có lớn, họ sẽ không phụ thuộc vào ngân hàng. Do vậy, mọi hoạt động của doanh nghiệp là hoàn toàn chủ động. Ngược lại, các doanh

nghiệp mạnh về lĩnh vực nhân lực thì thường tập trung vào khai thác những tiềm năng đó như trí tuệ, chất xám của con người. Đó cũng là một ưu thế cạnh tranh. 1.2.4.3. Sử dụng ma trận SWOT trong việc đánh giá và lựa chọn các chiến lược

Phương pháp ma trận SWOT là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá và lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp. Cơ sở đánh giá là những căn cứ về những điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong của doanh nghiệp và những cơ hội cũng như thách thức từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp SWOT sẽ cho phép phân tích các tình thế của doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp các yếu tố với nhau. Với mỗi tình thế doanh nghiệp sẽ xác định được các chiến lược mà doanh nghiệp quan tâm. Những chiến lược nào có thể thực hiện được, những chiến lược nào thì doanh nghiệp bó tay. Điểm nổi bật của phương pháp này ở chỗ trong mỗi tình thế không chỉ toàn thuận lợi hoặc toàn khó khăn mà ngoài ra có những tình thế có sự thuận lợi, có khó khăn. Điều quan trọng là doanh nghiệp biết sử dụng điểm mạnh khắc phục những khó khăn, dùng cơ hội để bù đắp cho những điểm yếu. Từ sự đánh giá đó mà doanh nghiệp xác định được những lợi thế và bất lợi thế của các chiến lược trong từng tình thế cụ thể. Sự lựa chọn cuối cùng các chiến lược là căn cứ trên những lợi thế đó. Ma trận SWOT được mô tả qua biểu đồ sau:

O: Những cơ hội 1.

2.

3. Liệt kê những cơ hội

T: Những nguy cơ 1.

2.

3. Liệt kê những nguy cơ S: Những điểm mạnh

1. 2.

3. Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SO 1. 2. 3. Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST 1. 2. 3. Vượt qua bất trắc bằng cách tận dụng điểm mạnh W: Những điểm yếu 1. 2.

3. Liệt kê những điểm yếu

Các chiến lược WO 1. 2. 3. Hạn chế mặt yếu tận dụng các cơ hội Các chiến lược WT 1. 2.

3. Tối thiểu hóa điểm yếu để tận dụng cơ hội

Bảng 1.1: Mô hình ma trận SWOT

1.2.4.4. Xây dựng các chiến lược dựa trên các mục tiêu đã chọn

Thông qua việc sử dụng ma trận SWOT, doanh nghiệp đã có thể xác định được các vị thế của mình. Đó là doanh nghiệp đang sở hữu những tiềm năng to lớn nào, những cơ hội nào, những lợi thế cạnh tranh nào. Hoặc là doanh nghiệp đang thiếu hụt tiềm năng gì, đang chịu sự đe doạ nào từ môi trường. Mục tiêu đặt ra là phải làm gì để tăng cường những lợi thế của doanh nghiệp và khắc phục những bất lợi thế mà doanh nghiệp đang vấp phải. Tính chất của mục tiêu sẽ quyết định doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược nào, cấp nào là phù hợp? Một mục tiêu mang tính chất dài hạn, đòi hỏi nguồn lực lớn thì không thể chọn chiến lược chức năng được vì như vậy sẽ không đảm bảo yếu tố khả thi để đạt mục tiêu. Mà phải là chiến lược cấp trung tâm. Ngược lại, một mục tiêu nhỏ có tính chất ngắn hạn, đòi hỏi nguồn lực không cao thì không nên chọn chiến lược cấp trung tâm làm gì. Sau

khi chọn chiến lược phù hợp với các mục tiêu đã chọn rồi, doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược.

Quá trình xây dựng chiến lược phải đảm bảo những cơ sở cần thiết sau:

- Các căn cứ về nguồn lực bên trong là yếu tố đảm bảo thực hiện chiến lược bao gồm: nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, kho tàng nhà xưởng,… - Các căn cứ về nguồn lực bên ngoài đóng vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp.

- Các căn cứ về môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp (môi trường đặc thù) và ảnh hưởng gián tiếp tới doanh nghiệp (môi trường vĩ mô).

- Các căn cứ về chính sách của doanh nghiệp như chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, marketing,… đóng vai trò là các công cụ thực hiện chiến lược.

1.2.4.5. Ra quyết định chọn chiến lược

Sau khi hoàn thành công tác xây dựng một chiến lược cụ thể, các nhà quản trị cấp cao bắt đầu ra quyết định hoạch định chiến lược. Từng công việc cụ thể sẽ được giao cho từng bộ phận chức năng tham gia hoạch định. Kết quả sẽ được tổng hợp ở ban hoạch định chiến lược. Điều đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược, các thành viên trong tổ doanh nghiệp đều có thể tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra những quan điểm của mình trong cách nhìn nhận riêng về chiến lược.

1.2.4.6. Thực hiện công việc hoạch định chiến lược Công việc hoạch định chiến lược gồm 5 bước: Công việc hoạch định chiến lược gồm 5 bước:

- Thiết lập mục tiêu chiến lược. - Đánh giá vị trí hiện tại.

- Xây dựng chiến lược.

- Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược. - Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.

a. Xây dựng mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Một phần quan trọng của quá trình hoạch định chiến lược là thiết lập các mục tiêu mang tính thực tế cho doanh nghiệp, các mục tiêu hoặc là các mục đích trong tương lai hoặc là các vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Các mục tiêu được lượng hoá thể hiện chính xác những gì doanh nghiệp muốn thu được. Sở dĩ cần lượng hoá các mục tiêu là để có thể đo lường được các mục tiêu và làm tiêu chuẩn so sánh các kết quả đạt được. Mục tiêu được lượng hoá này là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các mục tiêu không được lượng hóa thì không thể dùng được cho các điểm xuất phát của một kế hoạch chiến lược và từ đó không bao giờ biết được liệu kế hoạch được xây dựng có thích hợp không. Sai lầm đối với đặt các mục tiêu đặc biệt là khả năng đo lường và khả năng đạt được. Đây có thể là nguyên nhân tại sao nhiều doanh nghiệp dường như chỉ loanh quanh giữ một khoảng cách vừa đủ với tăng trưởng kinh tế khi tuyên bố rằng “mục tiêu của doanh nghiệp là cực đại lợi nhuận” mà không đưa ra hướng thích hợp cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần quan tâm là doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư và một số mục tiêu khác.

b. Đánh giá vị trí hiện tại

Có hai lĩnh vực cần đánh giá là đánh giá môi trường và đánh giá nội lực. - Điểm đầu tiên là phải xem xét nội lực: Gồm đánh giá khách quan xem hiện doanh nghiệp đang ở đâu? Thông thường doanh nhiệp cần có sự trợ giúp từ bên ngoài để xác định các tiêu chuẩn khách quan theo yêu cầu. Trong giai đoạn hoạch định chiến lược, các nhà quản trị cần định lượng những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cần phân tích sau:

+ Quản trị. + Marketing.

+ Hoạt động tài chính. + Hoạt động sản xuất.

+ Nghiên cứu và phát triển.

Từ những nghiên cứu về những điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ xác định được năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chiến lược. - Đánh giá môi trường kinh doanh: Việc đánh giá này khó thực hiện hơn. Nó yêu cầu các nhà quản trị nghiên cứu môi trường để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện đang là nguy cơ cho mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện đang là cơ hội để cho doanh nghiệp đạt mục tiêu lớn hơn.

c. Xây dựng chiến lược

Sau khi đã hoàn thiện giai đoạn phân tích và đánh giá của quá trình hoạch định chiến lược, các nhà quản trị sẽ lựa chọn được cho mình những mục tiêu cụ thể. Nhưng để đạt được các mục tiêu này, các nhà hoạch định chiến lược phải xác lập một chiến lược phù hợp với mục tiêu đó. Đây chính là giai đoạn hoạch định chiến lược. Có 4 loại chiến lược cơ bản để các nhà quản trị theo đuổi:

- Chiến lược ổn định: Khi một doanh nghiệp tiếp tục phục vụ đồng thời một bộ phận quảng đại hoặc một bộ phận giống nhau như đã xác định trong chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và theo đuổi tới cùng các mục tiêu thì nên theo chiến lược ổn định. Khi theo chiến lược này các doanh nghiệp thường tập trung các nguồn lực của mình vào nơi mà hiện tại doanh nghiệp có hoặc có thể phát triển nhanh một lợi thế cạnh tranh.

- Chiến lược tăng trưởng: Chiến lược tăng trưởng là một trong những chiến lược mà một doanh nghiệp theo đuổi khi nó làm tăng mức độ các mục tiêu theo hướng làm tăng mức tiền lãi cao hơn nhiều so với mức làm được trong quá khứ.

- Chiến lược cắt xén: Một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này khi nó quyết định cải tiến sản xuất kinh doanh bằng cách tập trung vào cải tiến chức năng, đặc biệt tập trung vào giảm chi phí và bằng cách giảm số sản phẩm, thị trường của nó. - Chiến lược tổng hợp: Chiến lược tổng hợp là chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi khi quyết định chính tập trung vào việc sử dụng các chiến lược quan trọng (ổn định, tăng trưởng, cắt xén) ở cùng một thời gian trong các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.

1.3. SỰ CẦN THIẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh kinh doanh

- Hoạch định chiến lược kinh doanh được xem như một công việc quan trọng đầu tiên không thể thiếu khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Bởi vì đó là sự định hướng cho toàn bộ công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt mục tiêu của mình đề ra. Công tác hoạch định chiến lược chỉ ra cách thức của từng công việc, từng nhiệm vụ cho từng bộ phận hay từng cá nhân thực hiện trên cơ sở đánh giá rất khách quan tình hình nội lực bên trong doanh nghiệp hay các yếu tố của môi trường bên ngoài. Nếu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh được thực hiện tốt thì điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn thành một phần công việc kinh doanh của mình. Trên thực tế là các hoạt động kinh doanh không thể được thực hiện bằng sự cảm nhận chủ quan của các nhà quản trị trước một loạt các vấn đề phát sinh trong công việc mà nó đòi hỏi phải có sự tính toán, xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng một cách có khoa học. Từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề. Các giải pháp này đóng vai trò tháo gỡ các khó khăn và tìm các yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh.

- Nếu các nhà quản trị chú trọng trong việc nâng cao công tác hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp đó sẽ thu được nhiều các yếu tố thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì doanh nghiệp có một phương hướng hoạt động rất cụ thể và chi tiết. Điều đó cho phép doanh nghiệp loại bỏ các rủi ro, các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây phương hại tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có thể khai thác được các cơ hội, các hướng đi có hiệu quả cao khi đã xác đinh được các yếu tố đó thông qua công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.

1.3.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh

Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là một quy trình gồm 5 giai đoạn: - Xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược.

- Phân tích môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp. - Xây dựng các phương án chiến lược.

- Lựa chọn các chiến lược.

- Kiểm soát việc xây dựng chiến lược.

Để có thể hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhất thiết các nhà quản trị cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ khi tiến hành từng giai đoạn của công tác hoạch định. Vì mỗi một giai đoạn có một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau. Nếu giai đoạn trước tiến hành không tốt thì chắc chắn các giai đoạn sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ ở giai đoạn đầu nếu mục tiêu và nhiệm vu không được xác định rõ ràng, chính xác thì ở giai đoạn sau là giai đoạn phân tích và đánh giá môi trường sẽ bị sai lệch và điều đó không có lợi cho việc xây dựng chiến lược…

Do vậy đòi hỏi các nhà hoạch định hết sức chú ý tới từng giai đoạn của quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM BÌNH DƯƠNG 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm đăng kiểm 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm đăng kiểm Bình Dương

2.1.1.1. Trụ sở

Hiện nay, trung tâm đăng kiểm Bình Dương có hai trụ sở chính: 1. 80 Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 2. Ấp Nội Hóa 2, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 28/8/1995 trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tỉnh Sông Bé đã tổ chức khánh thành dây chuyền kiểm định cơ giới hóa phục vụ công tác kiểm định trên địa bàn tỉnh nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1997 khi chia tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước,

Một phần của tài liệu thực trạng và công tác hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh phát triển trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bình dương, giai đoạn 2010-2015 (Trang 30 - 98)