Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 56 - 57)

5. Cơ cấu của luận văn

2.4.2Trách nhiệm hành chính

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người gây ra TNGT đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Khi chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có lỗi gây ra vụ TNGT mà không phải là tội phạm sẽ bị chịu trách nhiệm hành chính là bị xử phạt theo tính chất, hành vi vi phạm gây ra

Lực lượng CSGTĐT thụ lý vụ tai nạn căn cứ vào Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐTNĐ mà ra quyết định xử phạt người có lỗi trong vụ TNGT. Ví dụ như người điều khiển phương tiện làm việc trên phương tiện mà không có bằng, CCCM hoặc có bằng CCCM nhưng không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ đối với người lái phương tiện, thuyền viên theo quy định phải có chứng chỉ lái phương tiện, CCCM nghiệp vụ (tại điều 17 khoản 1 Nghị định 09/2005; người điều khiển phương tiện bị phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ đối với hành vi làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/100 mililit khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm (tại điều 18 khoản 1 Nghị định 09/2005/NĐ-CP.

Lực lượng CSGT đã phối hợp với các ngành GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT trên ĐTNĐ. Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 Lực lượng CSGTĐT đã phối hợp kiểm tra và tiến hành lập biên bản xử lý 289.724 trường hợp vi phạm, xử phạt VPHC nộp kho bạc Nhà nước 115.920.250 đồng, đình chỉ hoạt động 2.085 phương tiện bến thủy nội địa không đảm bảo an toàn. Kiểm tra bến cảng thủy nội địa chở khách trong tổng số 2.069 cảng bến phát hiện chỉ có 953 cảng bến đủ điều kiện hoạt động đạt tỷ lệ 46%, còn 1.116 cảng không đủ điều kiện chiếm 56%, toàn quốc có 806.775 phương tiện thì có 515.513 phương tiện thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm nhưng chỉ đăng ký được 44.753 phương tiện.

Về giải quyết khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại giữa các bên liên quan trong vụ tai nạn khi các bên có yêu cầu đòi bồi thường: Nếu các bên tự thương lượng việc bồi thường thiệt hại thì phải viết bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức và hình thức bồi thường và cùng ký vào bản cam kết. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được việc bồi thường thiệt hại thì CSGT có trách nhiệm hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án giải quyết theo thủ tục dân sự.

57

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 56 - 57)