Gây chết người, mất tích và thiệt hại tài sản

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 52 - 53)

5. Cơ cấu của luận văn

2.3.1 Gây chết người, mất tích và thiệt hại tài sản

Khi TGGT trên đường (vận chuyển hành khách, chở người, hàng hóa phục vụ kinh doanh…) thì chắc chắn rằng trong chúng ta ai cũng muốn được suông sẻ, hoàn thành cuộc chiến đi an toàn, đi đến nơi về đến chốn (nhất là khách du lịch). Nhưng do yếu tố chủ quan (không hiểu biết hoặc không chấp hành những quy định của pháp luật) lẫn khách quan (do lỗi người khác gây nên...) mà phải chịu những thiệt hại về tính mạng sức khỏe do TNGTĐT gây nên.

Quả thực, có đi lại trên sông nước mới thấy hết được tính chất phức tạp của những người TGGT thủy. Một khi mà chủ quan ỷ i, lơ là, không chắc tay lái, bẻ nước hoặc gặp phải sự cố, tình huống nào đó không kịp xử lý sẽ dẫn đến tai nạn xảy ra, để lại những hậu quả thương tâm đáng tiếc mà mình không mong muốn chút nào.

Nếu xét thấy so với TNGT đường bộ thì TNGTĐT lại ít có khả năng xảy ra, hàng ngày và thường xuyên, lâu lâu mới có một vụ, vài vụ. Tuy nhiên một khi xảy ra rồi hậu quả khó lường trước được nó sẽ làm chết mất nhiều người, thiệt hại tài sản rất nhiều so với giao thông đường bộ. Theo thống kê của Cục CSGTĐT trung bình mỗi năm cả nước xảy ra 300 vụ TNGT, làm chết 250 người, hơn 100 người bị thương, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Năm 2008 cả nước xảy ra 246 vụ tai nạn làm chết 135 người, bị thương 30 người, làm chìm 223 phương tiện thủy các loại, thiệt hại về hàng hóa trên phương tiện ướt tính khoảng 39 tỷ đồng. So với năm 2007 tăng 14 vụ, giảm 40 người chết. 6 tháng đầu năm 2009 cả nước đã xảy ra 97 vụ TNGT làm chết 110 người, bị thương 10 người, chìm và hư hỏng 99 phương tiện thủy các loại và thiệt hại về tài sản, hàng hóa ướt tính 3,3 tỷ đồng.

Số liệu thống kê trên đây cho ta thấy được tác hại kinh hoàng của TNGTĐT đến sinh mạng của con người như thế nào, hầu hết các vụ TNGT nào cũng đều làm chết người, thậm chí có những vụ chết hơn mấy chục người như vụ đắm đò ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã làm chết tới 42 người. Bên cạnh đó, có những vụ tai nạn mà người bị nạn không chết ngay tại chỗ mà phải mất tích, chết chìm dưới dòng sông trôi dạt khắp nơi thật khó mà tưởng tượng được. Như vụ TNGT rất nghiêm trọng làm 2 người mất tích vào ngày 31/7/2009 tại khu vực Lợi Dũ A, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Bên việc cướp đi sinh mạng của con người TNGT còn gây ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, chi phí thuốc men cho việc bồi thường, chữa trị tai nạn. Như số liệu ở trên đã thống kê trung bình mỗi năm nước ta có gần hơn 100 người bị thương vì TNGT. Đây là con số tuy nhỏ nhưng nó sẽ ảnh hưởng to lớn về sức khỏe cũng như về sức lao động của người bị nạn vì đa phần tập trung ở độ tuổi từ 18

53

Chiếc cầu Thị Nghè bị cong

đến 60 tuổi, có những người bị mất đi một phần cơ thể (tay, chân) do bị máy chém, đâm va CNV…trên sông, sống một cuộc sống kinh hoàng hoảng sợ vì thoát tai nạn đã qua.

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)