Do phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 48 - 106)

5. Cơ cấu của luận văn

2.2.3Do phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật

Phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật là tình trạng phương tiện để nước rò rỉ vào, phương tiện bị cũ nát, rạn nứt, thủng, vỡ, không ăn lái, hệ thống neo không có hiệu lực, không có dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện…

Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay hoạt động vận chuyển khách, người trên đường thủy không chỉ có các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội mà nhiều doanh nghiệp tư nhân, nhiều cá nhân đã và đang kinh doanh hàng hóa, vận chuyển hành khách đi lại trên đường thủy không chỉ là những người có nhu cầu đi lại ngang, dọc sông hay khách du lịch mà còn một số lượng lớn người đi thăm quan, lễ hội…Vì vậy, lượng khách đi lại bằng phương tiện thủy không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý ĐTNĐ26 mỗi năm phương tiện GTĐTNĐ tăng từ 6-8%, trong khi đó số phương tiện phải đăng ký mới đạt 8,68% yêu cầu phương tiện đã đăng kiểm đạt 11,95%. Do đó, hoạt động vận chuyển khách bằng phương tiện chuyên dùng, phương tiện của gia đình ở các vùng này trở nên phổ biến. Phương tiện tham gia hoạt động chở khách đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, chất liệu, vỏ, công suất động cơ. Người điều khiển phương tiện ở nhiều lứa tuổi, khả năng nhận thức pháp luật, nhận thức về nguy cơ mất an toàn đối với phương tiện rất khác nhau, trong đó có một bộ phận người điều khiển phương tiện phục vụ cho gia đình có nhiều kinh nghiệm sông nước, kể cả những kinh nghiệm đối với những bất trắc của thời tiết, khí hậu, thủy văn nên họ không quan tâm đến yếu tố an toàn, trang bị các phương tiện đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật trong quá trình chở người trên phương tiện do mình điều khiển. Điển hình như vụ tai nạn xảy ra hồi 10 giờ ngày 29/04/2007 trên tuyến ven biển thuộc làng Vân, phường Hiệp Hòa Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng phương tiện đánh cá ven bờ (có lắp máy) do ông Trương Ngự, thường trú Nam Ô II, phường Hiệp Hòa Bắc, TP Đà Nẵng điều khiển chở 22 người đi từ Nam Ô II đến làng Vân để du lịch. Khi phương tiện cách làng Vân 50 mét thì bị sóng đánh chìm, làm chết 8 người. Nguyên nhân được xác định do người điều khiển phương tiện sử dụng phương tiện không đúng công dụng, hoạt động không đúng tuyến vùng quy định, chở quá tải, không có trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm; Vụ xảy ra lúc 20h30’ ngày 19/03/2008 trên kênh Chợ Gạo, thuộc địa bàn ấp Tân Thanh, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tàu khách Btr 0279 vận chuyển 61 hành khách và 40 tấn hàng hóa đi từ Chợ Lách, Bến Tre về TP Hồ Chí Minh do Đặng Thanh

26

49

Long sinh năm 1952, ngụ xã Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre điều khiển. Đến thời gian và địa điểm trên phương tiện Btr 0279 bị lật úp chìm đắm, làm chết 4 hành khách.

2.2.4 Do cơ sở kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của giao thông đường thủy nội địa

Trong nhiều năm qua ĐTNĐ Việt Nam tuy có được đầu tư từ nhiều nguồn vốn để nâng cấp kỹ thuật, tăng cường quản lý Nhà nước nhằm phát huy hiệu quả khai thác phục vụ quốc tế dân sinh, nhưng phần lớn ĐTNĐ nước ta đang khai thác tự phát, bị chi phối mạnh bởi các yếu tố địa lý, khí hậu nên luồng thay đổi thường xuyên và nhiều yếu tố bất thường. Trên các tuyến ĐTNĐ đang có nhiều ngành quản lý, sử dụng, nhiều địa bàn là ranh giới hành chính giữa các địa phương.

Do xuất phát từ thực trạng GTĐTNĐ ở nước ta được khai thác hoạt động dưới dạng tự nhiên, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nạo vét, chưa lắp đặt hệ thống phao tiêu báo hiệu, hệ thống báo hiệu chưa lắp đặt đầy đủ trên các tuyến còn thiếu mới chỉ đạt 60% đối với các tuyến sông Trung ương, nhiều CNV nguy hiểm dưới lòng sông không được trục vớt, có nhiều bãi nổi, cồn cát và CNV tự nhiên nguy hiểm khác. Nghiên cứu 22 vụ TNGTĐT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến phương tiện chở khách từ năm 2005 đến nay do phương tiện chở khách gây ra cho thấy có tới 9 vụ chiếm 40,9% xảy ra do nguyên nhân phương tiện đâm va CNV trên luồng, kinh phí đầu tư cho hạ tầng GTĐT hiện nay mới đạt khoảng 50% yêu cầu so với các tuyến sông Trung ương. Trong tổng số 220.000km đường sông và 3.200km ven biển, Bộ GTVT mới công bố được 15.436,5 km tuyến ĐTNĐ, ngoài ra hiện còn hàng trăm ngàn km ĐTNĐ thường xuyên hoạt động giao thông chưa được điều tra, khảo sát và phân cấp quản lý. Cả nước có 767 tuyến vận tải hành khách thủy nội địa, chủ yếu hoạt động trên các tuyến sông, hồ, vịnh và đường ra các đảo lớn. Các tuyến vận tải hành khách đường dài hoặc vận tải hành khách du lịch do các công ty, hợp tác xã vận tải quản lý, khai thác kinh doanh đều bảo đảm các điều kiện an toàn cho bến và phương tiện hoạt động. Tình hình các bến bãi không đảm bảo điều kiện an toàn, bến tự phát, bến hoạt động theo thời vụ đặc biệt lá các bến khách ngang sông còn khá phổ biến. Theo Kế hoạch số 104/C25 (P3) ngày 9/2/2009 lực lượng CSGTĐT đã tiến hành kiểm tra 2.427 bến khách ngang sông, chỉ có 1.626 bến có đủ điều kiện an toàn, 1.165 bến không đủ giấy phép, điều kiện hoạt động chiếm tỷ lệ 48%. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ TTATGTĐT như xây dựng trái phép công trình, nhà cửa, lều quán, đăng đáy cá cản trở luồng lạch, khai thác cát, đá, sỏi và tài nguyên bừa bãi làm thay đổi dòng chảy… Đó là vấn đề bức xúc cho công tác đảm bảo TTATGT trên đường

Xây nhà lấn chiếm lòng sông ở Cà Mau thủy, là mối nguy cơ tiềm ẩn xảy ra TNGT.

Điển hình như các tuyến sông, kênh rạch của tỉnh Cà Mau, người viết thấy tình trạng người dân giăng lưới, đóng

cọc giữa sông đánh bắt cá tôm; tình trạng xây nhà lấn chiếm lòng sông, thậm chí nhiều hộ gia đình còn làm chòi canh giữa sông, làm nhà lều tạm bợ trên bờ để bảo quản thuyền, tàu gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện GTĐT rất phổ biến. Đặc biệt là gần đây tình trạng hoạt động đăng đáy cá trên sông Cái Lớn và Rạch Cái Tàu thuộc tỉnh Kiên Giang là rất phức tạp, làm ảnh hưởng đến TTATGT của tuyến sông. Do

đó vừa qua ngày 19/10/2009 Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 12 tổ chức27 “Hội nghị ký cam kết thực hiện luật GTĐTNĐ” với mục đích các tổ chức, cá nhân hoạt động đăng đáy cá hiểu rõ luật và cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2.2.5 Do công tác cứu hộ cứu nạn không được quan tâm

Do đặc điểm cứu hộ cứu nạn trên đường thủy là rất đặc thù đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành và phù hợp thực tế hiện nay, các phương tiện chở khách, chở người phần lớn đều không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm. Việc trang bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn chưa được quan tâm đúng mức, các địa phương chưa có phương án cứu hộ cứu nạn còn lúng túng, chưa chủ động trong công tác phối hợp giữa các lực lượng nên TNGTĐT xảy ra nghiêm trọng.

Nếu so với TNGT đường bộ và đường thủy thì rõ ràng công tác cứu hộ TNGTĐT khó khăn hơn nhiều. Do điều kiện khách quan về cơ sở hạ tầng giao thông thủy nên việc triển khai công tác cứu hộ không kịp thời do phương tiện di chuyển mất nhiều thời gian, nhiều vụ tai nạn xảy ra ở địa điểm xa bờ, xa vùng dân cư, thông tin liên lạc kém, phương tiện vận chuyển chậm, người dân tự tìm cách cứu chữa là chính. Theo thống kê theo dõi, địa bàn xảy ra tai nạn đối với phương tiện chở khách chủ yếu ở các tuyến sông28: 22/22 vụ chiếm 100%, địa bàn này chủ

27

Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 12 được Cục ĐTNĐ Việt Nam phân định phạm vi quản lý các tuyến ĐTNĐ với tổng chiều dài 431,3 km (qua địa bàn các tỉnh: Hậu Ging, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu và TP Cần Thơ.

28

51

yếu là các tuyến đường thủy do địa phương quản lý, khai thác tự nhiên ít có sự TTKS của các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương. Hơn nữa, nạn nhân khi bị rơi xuống nước nếu không biết bơi, không có phao cứu sinh sẽ trong tình trạng hoảng loạn, kéo theo cả nhiều người khác. Họ lập tức bị ngạt nước và cái chết đến nhanh hơn gấp nhiều lần so với trên đường bộ. Do vậy, công tác cứu hộ cứu nạn là rất quan trọng để làm giảm thiểu số người chết. Nhưng công tác này hiện nay chưa đạt hiệu quả, gặp nhiều khó khăn. Hiện nay có 4 cảng vụ ĐTNĐ trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam là đơn vị có trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa nhưng trang thiết bị, phương tiện tìm kiếm cứu nạn trên ĐTNĐ còn quá ít. Hầu hết đã quá cũ, lạc hậu, công suất nhỏ, chất lượng kém, chưa có lực lượng chuyên trách, bố trí phân tán thiếu sự thống nhất, hoạt động nhỏ lẻ, khả năng điều phối yếu, không đủ năng lực xử lý các vụ việc tìm kiếm cứu nạng có quy mô lớn. Khi có tai nạn xảy ra, phần lớn vẫn do người dân tự cứu nạn là chính, các đơn vị chuyên trách chủ yếu chỉ đến để khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích.

Tóm lại, qua phân tích những nguyên nhân gây ra TNGTĐTNĐ trên ta thấy nguyên nhân các vụ tai nạn trong thời gian qua chủ yếu là do người điều khiển phương tiện, người TGGT, lỗi vi phạm nhiều nhất là không chấp hành đúng các quy định về an toàn GTVT tiếp đến là do công tác quản lý Nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ của các ngành chức năng. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng như kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện không đảm bảo an toàn, công tác cứu hộ cứu nạn không được quan tâm… là những nguyên nhân chính yếu gây ra TNGTĐT ở nước ta.

2.3 Hậu quả TNGT đường thủy nội địa Việt Nam

Tai nạn giao thông đường thủy nội địa là một thảm họa, không thể nào chấp nhận được và không của riêng Việt Nam mà là của toàn nhân loại, TNGT đang ở mức báo động đỏ ở Việt Nam. Theo các thống kê của các tổ chức quốc tế29 cũng như các hãng thông tấn trong và ngoài nước, hiện nay nước ta là một trong các quốc gia có tỷ lệ TNGTĐT đứng vào hàng top ten trên thế giới. Đa phần các vụ tai nạn này số thương vong, tử vong rất cao. Chính vì lẽ đó, xuất phát do là có nhiều nguyên nhân quan trọng ở trên dẫn đến TNGTĐT, từ đó ta không thể tính toán hết những thiệt hại và hậu quả thảm khốc khi xảy ra tai nạn được. Bởi ngoài gây chết người, mất tích, thiệt hại tài sản mà còn gây rối loạn an ninh trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của người thân, gia đình và những người khác. Chúng ta lần lượt điểm qua một số hậu quả nặng nề của TNGT dưới đây:

29

2.3.1 Gây chết người, mất tích và thiệt hại tài sản

Khi TGGT trên đường (vận chuyển hành khách, chở người, hàng hóa phục vụ kinh doanh…) thì chắc chắn rằng trong chúng ta ai cũng muốn được suông sẻ, hoàn thành cuộc chiến đi an toàn, đi đến nơi về đến chốn (nhất là khách du lịch). Nhưng do yếu tố chủ quan (không hiểu biết hoặc không chấp hành những quy định của pháp luật) lẫn khách quan (do lỗi người khác gây nên...) mà phải chịu những thiệt hại về tính mạng sức khỏe do TNGTĐT gây nên.

Quả thực, có đi lại trên sông nước mới thấy hết được tính chất phức tạp của những người TGGT thủy. Một khi mà chủ quan ỷ i, lơ là, không chắc tay lái, bẻ nước hoặc gặp phải sự cố, tình huống nào đó không kịp xử lý sẽ dẫn đến tai nạn xảy ra, để lại những hậu quả thương tâm đáng tiếc mà mình không mong muốn chút nào.

Nếu xét thấy so với TNGT đường bộ thì TNGTĐT lại ít có khả năng xảy ra, hàng ngày và thường xuyên, lâu lâu mới có một vụ, vài vụ. Tuy nhiên một khi xảy ra rồi hậu quả khó lường trước được nó sẽ làm chết mất nhiều người, thiệt hại tài sản rất nhiều so với giao thông đường bộ. Theo thống kê của Cục CSGTĐT trung bình mỗi năm cả nước xảy ra 300 vụ TNGT, làm chết 250 người, hơn 100 người bị thương, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Năm 2008 cả nước xảy ra 246 vụ tai nạn làm chết 135 người, bị thương 30 người, làm chìm 223 phương tiện thủy các loại, thiệt hại về hàng hóa trên phương tiện ướt tính khoảng 39 tỷ đồng. So với năm 2007 tăng 14 vụ, giảm 40 người chết. 6 tháng đầu năm 2009 cả nước đã xảy ra 97 vụ TNGT làm chết 110 người, bị thương 10 người, chìm và hư hỏng 99 phương tiện thủy các loại và thiệt hại về tài sản, hàng hóa ướt tính 3,3 tỷ đồng.

Số liệu thống kê trên đây cho ta thấy được tác hại kinh hoàng của TNGTĐT đến sinh mạng của con người như thế nào, hầu hết các vụ TNGT nào cũng đều làm chết người, thậm chí có những vụ chết hơn mấy chục người như vụ đắm đò ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã làm chết tới 42 người. Bên cạnh đó, có những vụ tai nạn mà người bị nạn không chết ngay tại chỗ mà phải mất tích, chết chìm dưới dòng sông trôi dạt khắp nơi thật khó mà tưởng tượng được. Như vụ TNGT rất nghiêm trọng làm 2 người mất tích vào ngày 31/7/2009 tại khu vực Lợi Dũ A, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Bên việc cướp đi sinh mạng của con người TNGT còn gây ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, chi phí thuốc men cho việc bồi thường, chữa trị tai nạn. Như số liệu ở trên đã thống kê trung bình mỗi năm nước ta có gần hơn 100 người bị thương vì TNGT. Đây là con số tuy nhỏ nhưng nó sẽ ảnh hưởng to lớn về sức khỏe cũng như về sức lao động của người bị nạn vì đa phần tập trung ở độ tuổi từ 18

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiếc cầu Thị Nghè bị cong

đến 60 tuổi, có những người bị mất đi một phần cơ thể (tay, chân) do bị máy chém, đâm va CNV…trên sông, sống một cuộc sống kinh hoàng hoảng sợ vì thoát tai nạn đã qua.

2.3.2 Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý

Hậu quả của TNGT nói chung và TNGTĐT nói riêng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý trực tiếp của người bị thương tật và những người thân của họ.

Trên cõi đời này có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau tử biệt, xa người thân, xa bà con nó còn đau hơn khi người thân chết vì TNGT. Khi nhìn xát chết của người tử nạn, người bị chết chìm thì những người thân của họ sẽ đau đớn thế nào khi thân thể trắng nhách, xanh lè, tím ngắt, thậm chí không lành lận nguyên vẹn. Và những hình ảnh như thế này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý rất nặng nề của thân nhân người chết.

Trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 250 người chết vì TNGT tương ứng với nó là có nhiều gia đình phải mất đi người thân của mình. Có rất nhiều gia đình phải tiễn đưa người con của mình ra đi bằng những giọt nước mắt trước mặt mà chẳng làm gì được, rồi phải mất đi tất cả. Nỗi đau này sẽ đi đến đâu và quên lãng

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 48 - 106)