5. Cơ cấu của luận văn
2.5.3 Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông
Như phân tích ở phần nguyên nhân của TNGT đường thủy, kết cấu hạ tầng phục vụ giao thông không đảm bảo đã gây ra nhiều vụ TNGT trên toàn quốc trong thời gian qua. Hiện nay hệ thống giao thông đường thủy ở Việt Nam là chưa đáp ứng kịp so với sự phát triển kinh tế của đất nước và sự gia tăng rất nhanh của nhiều loại phương tiện thủy. Để làm giảm TNGTĐT do nguyên nhân này gây ra đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống phao tiêu biển báo, quan tâm các luồng chảy bằng cách nạo vét khơi thông mở rộng luồng, tuyến đảm bảo giao thông thủy được thông suốt. Xây dựng hành lang ATGT thủy, xây dựng các bến neo đậu cho các phương tiện thủy theo quy hoạch tổng thể. Cải tạo nâng cấp các cảng, bến khách với quy mô phù hợp với đặc điểm vùng miền. Quy hoạch đồng bộ đối với hệ thống giao thông nông thôn, việc quy hoạch các bến đò ở các tuyến sông rộng hoặc có phương tiện thủy qua lại với mật độ cao cần hạn chế số lượng bến trên tuyến; khuyến khích kêu gọi đầu tư vào các bến khách, cầu đường bộ, cầu nông thôn, thiết bị đưa khách ngang sông, quy hoạch chợ nổi theo tiêu chí đảm bảo ATGTĐTNĐ. Điển hình là TP Cần Thơ chưa được quan tâm, duy tu, sửa chữa,
kinh phí nâng cấp còn phụ thuộc sự phê duyệt của cấp trên, địa phương chưa đủ kinh phí để nạo vét. Đặc biệt là TPCT trong giai đoạn xây dựng cơ bản các cầu lớn như Đầu Sấu, cầu Cái Răng, cầu Cái Sơn, cầu Hưng Lợi nên một phần cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông của phương tiện thủy, việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn dọc theo 2 bên bờ sông và quy hoạch quản lý các bến khách thiếu đồng bộ gây cản trở cho các phương tiện chở khách, chở người trên đường thủy. Ví dụ như việc làm bờ kè tại bên bờ sông Hậu thuộc quận Cái Răng đang không được triển khai quyết định, phải gián đoạn một thời gian.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn GTĐT một cách có hiệu quả tại các vị trí trọng yếu có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến sông bằng các biện pháp cụ thể sau:
+ Tiếp tục duy trì các chốt điều tiết hướng dẫn giao thông qua các cầu trọng yếu trong mùa mưa lũ và thực hiện điều tiết hướng dẫn giao thông phục vụ thi công cho các cầu mới đang xây dựng trên tuyến sông như cầu Cần Thơ, cầu Hưng Lợi.
+ Tăng cường báo hiệu hướng dẫn giao thông tại các vị trí nguy hiểm khó đi như luồng hẹp, có bãi cạn, có đá ngầm, CNV.
+ Triển khai thực hiện việc thanh thải CNV trên các tuyến sông trong phạm vi cả nước. CNV này bao gồm các CNV tự nhiên như đá ngầm chủ yếu CNV do con người tạo nên và là thuộc của lịch sử như các trụ cầu, các dầm cầu cũ, các cọc ngầm, xác tàu đắm vô chủ.
Tất cả những yếu tố trên tạo ra một bức tranh hiện thực của GTĐTNĐ từ đó đặt ra mục tiêu, yêu cầu, phương hướng để tạo thay đổi đột phá trong giai đoạn tới là tùng bước thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu33…“Từng bước xây dựng ngành GTVT đường sông
phát triển đồng bộ và hiện đại về luồng, tuyến, bến cảng, phương tiện vận tải và bốc xếp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành GTVT đường sông trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồn vốn nhằm phát triển bền vững, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ, bảo đảm ATGT phát huy và nâng cao ưu thế sẵn có về kinh tế kỹ thuật của ngành”…Bên
cạnh đó, tiếp tục tiến hành cấp bách một số dự án như: Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu ĐTNĐ; áp dụng đèn năng lượng mặt trời ở các tuyến trọng điểm thuộc hệ thống đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long; thực hiện tốt đề án bến khách
33
69
ngang sông – một vấn đề trọng điểm trong chương trình bảo đảm ATGTĐTNĐ; điều chỉnh quy hoạch ĐTNĐ đến năm 2020.