5. Cơ cấu của luận văn
2.4.3 Trách nhiệm dân sự
Ngoài trách nhiệm hình sự theo điều 212 Bộ luật hình sự và trách nhiệm hành chính theo Nghị định số 09/2005/NĐ-CP nếu người gây ra tai nạn chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài có lỗi trong vụ TNGT mà gây tai nạn chết người, thương tật, hoặc thiệt hại về tài sản còn phải bồi thường trách nhiệm dân sự cho người bị nạn theo điều 608, 609, 610 Bộ luật dân sự 2005.
Dựa theo Điều 610 BLDS năm 2005 ta thấy người gây ra TNGT đường thủy tùy theo mức độ lỗi, thiệt hại về tính mạng sức khỏe của nạn nhân mà bồi thường cho nạn nhân hay thân nhân người tử nạn. Nếu vụ TNGT đường thủy xảy ra có thiệt hại về tính mạng của con người, thì thiệt hại đó được tính như sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân trong lúc cấp cứu. Chi phí hợp lý cho việc mai táng người bị nạn khi chết, người có lỗi trong vụ TNGT đường thủy còn phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại về tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng. Ngoài ra, theo quy định của khoản 2 Điều 610 BLDS năm 2005, người gây ra TNGT đường thủy xâm phạm đến tính mạng của người khác phải bồi thường cho nạn nhân những khoản tiền hợp lý nêu trên và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân nhân người bị nạn (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất). Luật quy định, khoản tiền bồi thường này do hai bên tự thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận được thì khoản tiền này tối đa là không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định. Trên đây là những khoản tiền mà người gây ra TNGT đường thủy chết người phải chi trả cho gia đình nạn nhân.
Người tham gia giao thông trên đường thủy nội địa, gây ra TNGT đường thủy nếu chưa đến mức cấu thành tội phạm, chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 212 BLHS năm 1999. Người có lỗi gây ra TNGT đường thủy xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của người bị nạn phải bồi thường theo đúng quy định tại Điều 608 và 609 BLDS năm 2005.
Tựu chung lại, ta thấy nếu vụ TNGT đường thủy xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người bị nạn hoặc người khác, thì người có lỗi gây ra vụ tai nạn đó phải bồi thường cho nạn nhân hay thân nhân người bị nạn để khắc phục hậu quả tương ứng với phần lỗi của mình gây ra.
2.5 Những giải pháp kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông
Có thể nói rằng TNGT nói chung và TNGT đường thủy nói riêng đã trở thành nỗi bức xúc cho toàn xã hội, một hiểm họa đe dọa nghiêm trọng đến đời sống dân sinh của con người. Không có năm nào mà nghe nói trên cả nước là không có người chết vì TNGT gây ra, trung bình mỗi năm cả nước có 250 người
chết. Năm 2007 là 175 người, năm 2008 là 135 người chết vì TNGT, không những thiệt hại về người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản, gây rối loạn an ninh...Nguyên nhân chính yếu của TNGTĐT là thuộc về người điều khiển phương tiện, người TGGT không chấp hành đúng những quy định của pháp luật về GTĐT. Bên cạnh đó, là do kết cấu hạ tầng giao thông chưa đảm bảo, sự quản lý còn thiếu cương quyết của các ngành chức năng…đã góp phần tạo dựng lên bức tranh về TTATGT và TNGTĐT ở nước ta những năm vừa qua. Đã đến lúc các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương cần có những giải pháp thực sự tập trung quyết liệt tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đưa ra nhằm kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/9/2005 của Chính Phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGTĐT, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính Phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông. Do đó, tình hình TNGTĐT từ năm 2006 đến 2008 đã được kiềm chế (năm 2006 là 210 người chết, năm 2007 là 175 người chết và năm 2008 là 135 người chết) nhưng bắt đầu năm 2009 TNGTĐ có những diễn biến phức tạp mặc dù số vụ tuy không giảm nhưng số người chết tăng lên đột biến trên 45 người, cụ thể năm 2009 có 180 người chết vì TNGT.
Nhìn nhận được những nguyên nhân dẫn đến TNGT và sự diễn biến phức tạp của nó làm cho số người chết đang có nguy cơ tăng lên. Chính vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn làm hạn chế thấp nhất tai nạn, giảm thiểu số người chết do TNGT gây ra trên ĐTNĐ thì đòi hỏi các cơ quan chức năng phải làm tốt nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong phạm vi bài viết này, bên việc kết hợp những giải pháp chung của Chính Phủ đưa ra trong Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, người viết cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:
2.5.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
Như các phần trên đã phân tích nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất dẫn đến TNGT là do ý thức chấp hành pháp luật của người TGGT trên đường của đa phần người dân ở nước ta là quá kém có tới 90% các vụ TNGT xảy ra ý thức chủ quan, coi thường pháp luật các quy định về an toàn của người lái phương tiện. Vì vậy, mà giải pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà người viết đưa ra cũng như được nêu trong Nghị quyết 32 của Chính Phủ là phải tập trung công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giao thông thủy.
Mục đích yêu cầu: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT, nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức tự giác chấp hành pháp luật về
59
trật tự ATGT trong mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền cho mọi người TGGT nhận thấy được những nguyên nhân và thiệt hại do TNGTĐT gây ra. Từng bước xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông đường thủy, góp phần tạo nền tảng để tiến tới xây dựng nền “văn hóa giao thông30”.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc phối hợp tổ chức tuyên truyền đồng loạt, thống nhất theo một chủ đề chung, phù hợp với từng đối tượng TGGT trong việc tuân thủ các quy tắc giao thông và tích cực thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế TNGT đường thủy.
Đối tượng tuyên truyền: Tất cả mọi người thường xuyên TGGTĐT trên địa bàn toàn quốc. Trong đó, tập trung vào những đối tượng chính là chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện, những người dân hoạt động thường xuyên trên sông nước. Đặc biệt là cần tập trung vào lực lượng thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên hoạt động trên sông, phục vụ kinh doanh vận tải khách, vận tải người, người đi qua sông (đò).
Hiện nay chương trình giáo dục ATGT thủy chưa tính đến đặc điểm giao thông các vùng, miền phần lớn nội dung chương trình trong nhà trường thường tập trung vào giao thông đường bộ. Giáo viên dạy điều là giáo viên kiêm nhiệm, việc tập huấn chưa được thường xuyên, tài liệu giảng dạy còn nhiều thiếu thốn, quỹ thời gian dành cho việc giáo dục ít và hầu như không có kinh phí cho hoạt động này. Do vậy, chúng ta cần phải tập trung trọng tâm vấn đề này vào trong nhà trường. Vì phần lớn các vụ TNGTĐT đều liên quan đến giới trẻ là do đi học bằng phương tiện thủy không biết bơi, không có ý thức khi đi trên đò, ghe; thậm chí các chủ đò, người điều khiển phương tiện chưa thành thạo tay lái thông số, luồng chạy…, không quan tâm đến sự an toàn của người đi trên phương tiện. Năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê tại 22 tỉnh khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long thì có hơn 200 ngàn học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông hàng ngày phải đi học bằng phương tiện đò. Nguy cơ TNGT, đặc biệt là trong mùa mưa lũ luôn là mối lo của mọi gia đình, nhà trường và xã hội. Và nhất là những người điều khiển phương tiện bận công việc nên giao lại cho con họ, thậm chí người già, trẻ khác trong đò quen với họ cũng có quyền điều khiển được. Với lại, lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, là lực lượng trẻ dễ tiếp thu hơn nếu chúng ta làm tốt nhất các khâu tuyên truyền này sẽ hình thành ý thức chấp hành pháp luật của họ khi TGGT
30
Là văn hóa sống có ý thức, có hiểu biết và biết suy nghĩ, sống đẹp, tôn trọng pháp luật, tôn trọng mọi người và tôn trọng chính mình.
Vì vậy, Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các tổ chức đoàn ở địa phương, các cơ quan tổ chức phải đề ra những biện pháp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục luật giao thông đường thủy cho mọi người. Riêng đối với học sinh, sinh viên nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến tình hình trật tự ATGT vào các buổi sinh hoạt đầu năm, các buổi sinh hoạt lớp, quy định đánh giá hạnh kiểm, điểm rèn luyện đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự ATGT
Nội dung tuyên truyền: Để đạt được kết quả cao trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật TTATGT các ngành các cấp phải có nội dung tuyên truyền phù hợp, phải thiết thực dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, gắn với giáo dục vận động, cam kết thực hiện các quy định về đảm bảo ATGTĐT. Nội dung tuyên truyền cần đi sâu phổ biến các vấn đề liên quan như đối với những người là chủ phương tiện, chủ bến nội dung tập trung vào các điều kiện đảm bảo an toàn cho phương tiện trong quá trình lưu thông; phổ biến hướng dẫn các quy định đăng ký, đăng kiểm phương tiện; tiêu chuẩn và điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện; các quy tắc tránh, vượt trên đường thủy, quy tắc phát âm hiệu khi gặp nạn; các biện pháp đối phó khi phương tiện gặp phải thời tiết xấu hoặc CNV. Đối với vận tải hành khách ĐTNĐ, vận tải hành khách ngang sông, vận tải bằng phương tiện nhỏ, tuyên truyền bằng nội quy bến bãi, bằng quy định của các cơ quan quản lý bến, quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách, quyền và nghĩa vụ của hành khách, trách nhiệm quản lý Nhà nước về GTĐTNĐ của UBND cấp tỉnh và các quy định khác của pháp luật về GTĐT. Để từ đó, người TGGT nhận thức được đầy đủ các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành, phòng ngừa tai nạn
* Tuyên truyền phương tiện hoạt động phải đảm bảo an toàn
Phương tiện được đem vào hoạt động trên ĐTNĐ thì ngoài các điều kiện bảo đảm như đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn và bảo vệ mội trường; Có GCN đăng ký phương tiện, GCN an toàn…còn phải bảo đảm phương tiện chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong, phương tiện chở phải có đủ chỗ ngồi được phép chở, có trang bị đầy đủ các dụng cụ cứu sinh, cứu đắm. Máy lắp trên phương tiện phải dễ khởi động, chắc chắn an toàn và hoạt động ổn định. Mạn khô, kích thước, sức chở, vạch dấu mớn nước phải an toàn.
* Tuyên truyền quy tắc và tín hiệu giao thông đường thủy
Cần giới thiệu, giải thích, hướng dẫn việc thực hiện quy định của quy tắc và tín hiệu giao thông đường thủy. Trong đó lựa chọn những nội dung quy định mà người điều khiển phương tiện thường vi phạm là nguyên nhân thường xảy ra
61 Nơi xảy ra tai nạn anh NVS
TNGT. Đối tượng được tuyên truyền là thuyền trưởng, thuyền viên và người lái phương tiện. Với nhóm những người này chúng ta cần phải cảnh báo cho họ biết những hành vi vi phạm sau đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGTĐT ở nước ta trong thời gian qua như: Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia quá nồng độ cồn quy định; tránh vượt, vượt không đúng luồng, phạm vi luồng; thực hiện giảm tốc độ và nhường đường tại nơi giao nhau, cắt hướng nhau, không chấp hành hiệu lệnh của bộ phận điều tiết giao thông hoặc quản lý ĐTNĐ khi phương tiện đi qua cầu, cống.
Những lỗi trên, ngoài là nguyên nhân dẫn đến TNGT đường thủy, nếu người TGGT trên đường vi phạm những lỗi này sẽ bị xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường thủy. Do đó, khi tuyên truyền chúng ta cần phải giới thiệu, chỉ rõ cách nhận biết những quy định của pháp luật mà thuận tiện cho việc dễ áp dụng.
* Tuyên truyền không uống rượu bia
Rượu, bia đã có từ lâu đời trong đời sống của cộng đồng dân cư trên thế giới, ít có nước nào người dân không sử dụng rượu, bia vào những dịp vui và lễ tết. Đối với Việt Nam, rượu bia đã trở thành loại văn hóa ẩm thực không thể thiếu được của người dân. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay tình trạng người dân lạm dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện TGGT đã và đang trở thành nguy cơ gây ra nhiều vụ TNGT ở nước ta trong những năm vừa qua. Chính vì vậy khi tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trật tự ATGT cho mọi người cần phải:
Đưa ra các khuyến cáo ảnh hưởng của viêc uống rượu bia đối với người điều khiển phương tiện khi TGGT như: nồng độ cồn trong máu và hơi thở cao sẽ làm giảm khả năng nhận biết, phán đoán các tình huống nguy hiểm, kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Ví dụ như vụ chìm xuồng làm chết 1 người là anh NVS sinh năm 1963 ngụ tại ấp Định Hòa, xã Long Thới. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của người nông dân 46 tuổi đơn giản sau khi dự đám thôi nôi ở nhà người thân cùng xóm. Thay vì chỉ mất thêm khoảng hơn 5 phút đi vòng đường bộ, anh NVS đã cùng đứa con gái 4 tuổi và 7 thanh niên khác (cùng dự đám) xuống chiếc xuồng tam bảng khoảng 1,5 tấn để đi tắt qua con rạch chỉ khoảng 20m31.
31
Trước dòng chảy xiết lúc nước ròng do không cầm chắc tay lái nên chiếc xuồng đã va vào thành cầu đang thi công lật ngang. Khi tai nạn xảy ra 7 thanh niên kia tập trung cứu đứa bé, đến khi cứu được đứa nhỏ lên bờ mới phát hiện mất tiêu anh NVS. Do đó, chúng ta cần phải phổ biến các quy định về nồng độ cồn và hơi thở của người TGGT. Cấm tuyệt đối người mà làm việc trên phương tiện trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và cảnh báo nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 09/2005.
Hình thức và phương pháp tuyên truyền: Trước mắt, tuyên tuyền cho những người TGGT phải tự biết bảo vệ mình, tự mình cứu mình bằng những việc làm nhỏ nhất như phải biết bơi, chủ động mặc áo phao khi ở trên thuyền; đồng thời mỗi người phải trang bị kiến thức, kỹ năng ứng xử cho mình để chủ động xử lý trong trường hợp gặp tai nạn (điều này sẽ tránh được số người bị chết và bị thương ít hơn các vụ TNGT đường bộ). Đồng thời mỗi người TGGT tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng về những yêu cầu đảm bảo ATGT, mỗi người dân phải là một tuyên truyền viên, phổ biến các kiến thức về ATGT ngay cả trong gia đình, trường học, những nơi tập trung đông người. Tuy hình thức này khá đơn giản nhỏ lẻ nhưng nó có tác dụng “mưa dầm thấm lâu” thậm chí còn hiệu quả hơn nhiều