Tình hình TNGT đường thủy Việt Nam trong những năm qua

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 74 - 106)

5. Cơ cấu của luận văn

3.1.1 Tình hình TNGT đường thủy Việt Nam trong những năm qua

Trong những năm gần đây tình hình TTATGT thủy ở nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp, để lại rất nhiều hậu quả mà ta không thể lường trước được và đang có chiều hướng gia tăng về số vụ, giảm số người chết và bị thương nhưng để lại thiệt hại về tài sản rất lớn. Tuy nhiên với số lượng người chết, người bị thương như vậy chưa đáng kể vẫn còn rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhức nhối cho toàn xã hội.

Để hiểu được và làm rõ vấn đề trên ta lần lược phân tích qua các bảng số liệu sau đây. Nhưng để thuận tiện cho việc nghiên cứu phân tích số liệu, người viết xin tạm thời chia tình hình TNGTĐT ở nước ta làm 2 giai đoạn: từ 1992-2004 và từ 2005-2008; và làm rõ số liệu TNGT từ 1998-2006 của Đoạn quản lý ĐTNĐ số 12 cung cấp.

Bảng 1: Tai nạn giao thông ĐTNĐ Việt Nam từ 1992-2004

Năm Số vụ So sánh với năm trước(%) Số người chết So sánh với năm trước(%) Số người bị thương So sánh với năm trước(%) 1992 163 -8,4 103 -10,4 13 -78,3 1993 172 5,5 78 -24,3 17 30,8 1994 219 27,3 223 185,9 29 70,6 1995 249 13,7 145 -35,0 47 62,1 1996 338 35,7 263 81,4 34 -27,7 1997 435 28,7 279 6,1 119 250,0 1998 422 -3,0 184 -34,1 93 -21,8 1999 316 -25,1 250 35,9 61 -34,4 2000 332 21,8 222 4,4 57 9,8 2001 366 -7,0 208 -18,0 66 -4,5 2002 350 -4,4 180 -9,1 39 -25,6 2003 381 8,8 287 36 38 -2,7 2004 315 -17,3 303 5,6 30 -21,1

(Nguồn Ủy ban ATGT quốc gia)

Qua số liệu thống kê trong bảng số 1, chúng ta thấy tình hình TNGTĐTNĐ ở nước ta trong giai đoạn này tăng liên tục, năm sau lúc nào cũng luôn cao hơn năm

75

trước cả 3 tiêu chí tăng về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể như năm 1992 số vụ TNGT của cả nước là 163 vụ, 103 người chết và 13 người bị thương thì đến 2004 con số đó tăng lên tới 315 vụ (tăng 193%), 303 người chết (tăng 294%), 30 người bị thương (tăng 230%) so với năm 1992. Đặc biệt là trong năm 1997 và 1998 tai nạn xảy ra rất cao so với các năm còn lại, cả về số vụ và người bị thương chiếm gần 525% số vụ so với năm 1992 và 272% so với năm 2004; 152% số người chết so với 2004. Điều này cho thấy trong năm 1997 và 1998 có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn xảy ra.

Tổng số vụ TNGT trong giai đoạn này là 4.058 vụ, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra gần 312 vụ TNGT, có nghĩa là mỗi ngày cả nước xảy ra không tới một vụ tai nạn (0,85 vu) điều này không giống như TNGT đường bộ.

Tương tự ta có tổng số người chết là 2.725 người, trung bình mỗi năm có 209,6 người chết do TNGT, tổng số người bị thương là 643 người tương đương trung bình mỗi năm có 49,4 người bị thương. Số người bị thương tăng rất nhanh, đáng lưu ý là năm 1997, 1998 tăng 187 người so với năm 1996 ( năm liền trước đó).

Như vậy, ta thấy TNGT ở nước ta trong giai đoạn 1992-2004 đã không ngừng tăng cao cả 3 mặt về số vụ, số người chết, số người bị thương. Trung bình mỗi năm xảy ra 312 vụ, 209,6 người chết và 49,4 người bị thương. Điều này đã làm rõ và phản ánh đúng thực trạng GTĐT ở nước ta trong giai đoạn này.

Bảng 2: Tai nạn giao thông ĐTNĐ Việt Nam từ 2005-2008

Năm Số vụ Số người

chết

Số người bị thương

Thiệt hại tài sản (tỷ)

2005 229 164 22 9,3

2006 215 210 18 2,6234

2007 232 175 31 18,6

2008 246 135 30 39

(Nguồn Cục CSGT đường thủy)

Qua số liệu thống kê ở bảng số 2 trên về tình hình TNGTĐT ở nước ta trong giai đoạn này, ta thấy TNGT có sự chuyển biến rõ rệt, tăng giảm liên tục và luôn ở mức bình thường không nhảy vọt như giai đoạn 1992-2004 cụ thể như 2005-2008 trung bình mỗi năm cả nước có 230,5 vụ TNGT nếu so với năm 2005 thì năm 2008 số vụ tai nạn chỉ tăng lên 107%.

Nếu cụ thể lấy năm 2004 làm gốc thì ta thấy rằng và đặc biệt là từ 2005 số

34

TNGT ở nước ta đang trên đường giảm xuống rất nhanh về số vụ, số người chết lẫn người bị thương. Chứng tỏ rằng, do lúc này nước ta có luật GTĐTNĐ điều chỉnh (có hiệu lực tháng 1/2005) nên một phần đã làm giảm đi TNGT. Tuy nhiên với con số như thế này không thể nói là giảm được mặc dù có giảm nhưng không được giảm đáng kể (vẫn ở mức hơn 200 vụ). Ví dụ như từ năm 2005-2008 (năm 2005 là 229 vụ, năm 2006 là 215 vụ…).

Bên cạnh đó, cũng kéo theo số người chết và người bị thương cũng giảm. Điển hình như 2008 giảm 29 người chết so với năm 2005, 4 người bị thương năm 2006 đối với 2005. Nhưng ngược lại số người bị thương tăng đột xuất trở lại từ năm 2007 đến nay. Cụ thể năm 2008 là 30 người chiếm 136% so với năm 2005. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thì ta thấy rằng tuy số vụ tai nạn qua các năm có giảm thiệt nhưng để lại số người chết, người bị thương như thế là rất cao, thậm chí còn thiệt hại nhiều về tài sản nữa. Cụ thể là năm 2008 tài sản thiệt hại lên tới 39 tỷ đồng và đây cũng là năm xảy ra số vụ TNGT rất cao.

Như vậy, từ những số liệu phân tích trên chúng ta thấy tình hình TNGTĐT trong giai đoạn này đã có sự giảm tăng liên tục qua các năm và đang dừng với con số năm 2008 là 246 vụ, 135 người chết, 30 người bị thương. Nếu so với bảng số liệu số 1 thì ở đây ta thấy cũng giảm đi rất nhiều cả về 3 tiêu chí. Nhưng điều đáng mừng là tổng số vụ, số người chết đã bắt đầu giảm mạnh kể từ 2005 đến nay, chúng ta hy vọng với những dấu hiệu tích cực đó và sự nỗ lực của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương chúng ta sẽ kiềm chế được TNGTĐT và tiếp theo là hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của nó gây ra trong những năm sắp tới đặc biệt là sắp tới chuẩn bị vào mùa mưa và bão lũ.

* Tình hình TNGTĐTNĐ Việt Nam năm 2009

Đến nay ta mới thấy được tình hình TTATGT và TNGT năm 2009 ở nước ta diễn ra đạt hiệu quả đáng kể song cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính Phủ, của các Bộ, ban ngành và các địa phương trên cả nước thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cùng với việc tuần tra, xử lý vi phạm nghiêm nên đã tác động tích cực đến ý thức của người TGGT mà thời gian qua TNGTĐT ở nước ta đã giảm về số vụ, số người bị thương nhưng lại tăng lên số người bị chết.

Theo báo cáo của PC25, PC26 Công an các tỉnh, thành phố có đường thủy và số liệu do Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cung cấp trong năm 2009 trên tuyên ĐTNĐ cả nước xảy ra 199 vụ TNGTĐT có liên quan đến 388 phương tiện thủy các loại, thiệt hại làm chết 180 người, bị thương 27 người, chìm và hư hỏng 184 phương tiện, thiệt hại về tài sản, hàng hóa chở trên phương tiện ước tính khoảng

77

15 tỷ đồng. So với năm 2008 giảm 47 vụ (199/246 vụ = 19,1%), tăng 45 người chết (180/135 người =33,3%), giảm 3 người bị thương (27/30 người = 10%).

- Trong đó các địa phương xảy ra tai nạn là:

+ Tiền Giang 25 vụ; TPHCM 24 vụ; Cà Mau 14 vụ; Đồng Tháp, Long An mỗi nơi 13 vụ; Kiên Giang 12 vụ; Đồng Nai 11 vụ; Bến Tre 10 vụ; Hải Dương 8 vụ; Vĩnh Long 7 vụ; Sóc Trăng 6 vụ; Hải Phòng, Cần Thơ mỗi nơi 5 vụ; An Giang, Bạc Liêu, Quảng Bình, Quảng Ninh, Trà Vinh mỗi nơi 4 vụ; Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đắc Lắc mỗi nơi 3 vụ; Hậu Giang, Lai Châu, Nghệ An, Tây Ninh mỗi nơi 2 vụ; Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái mỗi nơi 1 vụ.

+ Các địa phương tai nạn tăng về số vụ là: Tiền Giang tăng 8 vụ; Kiên Giang tăng 5 vụ; Vĩnh Long, Bến Tre tăng 4 vụ; Cần Thơ tăng 3 vụ; Khánh Hòa, Quảng Bình, Nghệ An, Sóc Trăng, Đắc Lắc mỗi nơi tăng 2 vụ; Bắc Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Sơn La, Lai Châu, Trà Vinh, Vĩnh Phúc mỗi nơi tăng 1 vụ.

+ Các địa phương tai nạn giảm về số vụ là: TPHCM, An Giang giảm 10 vụ; Cà Mau 9 vụ; Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận 8 vụ; Quảng Ninh 6 vụ; Hải Dương, Thanh Hóa mỗi nơi 5 vụ; Quảng Ngãi 4 vụ; Thừa Thiên Huế giảm 3 vụ; Long An, Phú Yên, Thái Bình, Hà Giang mỗi nơi giảm 2 vụ; Bắc Giang, Bình Định, Đồng Tháp, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Nam, Tây Ninh mỗi nơi giảm 1 vụ.

+ Các địa phương số người chết tăng là: Vũng Tàu, Bắc Ninh, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Long An, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ninh, Sơn La, TPHCM, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc.

+ Các địa phương số người chết giảm là: Bình Định, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Giang, Nam Định, Quảng Ngãi. Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Tây Ninh.

- Nguyên nhân xảy ra tai nạn:

+ Do vi phạm quy tắc tránh vượt: 139 vụ = 69,8% + Phương tiện đâm va CNV: 38 vụ = 19,1% + Phương tiện chở quá tải: 10 vụ = 5%

+ Phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật: 12 vụ = 6%

- Tai nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 11 vụ (11/199 vụ = 5,5%), làm chết 84 người (84/180 người = 46,6%), chìm và hư hỏng 11 phương tiện. Tai nạn rất nghiêm trọng gây ra 14 vụ chiếm 7,3%, làm chết 22 người chiếm 12,2%, bị thương 8 người chiếm 29,7%, chìm và hư hỏng 14 phương tiện, thiệt hại tài sản khoảng 4,5 tỷ đồng. Tai nạn nghiêm trọng gây ra 94 vụ (47,1%),

làm chết 74 người (41,1%), bị thương 10 người (37%), chìm và hư hỏng 87 phương tiện, thiệt hại tài sản khoảng 5 tỷ 895 triệu. Tai nạn ít nghiêm trọng gây ra 80 vụ, (40,1%) bị thương 9 người chiếm 33,3%, chìm và hư hỏng 72 phương tiện, thiệt hại khoảng 4.652 đồng.

- Các loại phương tiện gây tai nạn: Phương tiện chở khách gây ra 6 vụ (6/199 vụ 3%); phương tiện có trọng tải dưới 1 tấn gây ra 73 vụ; phương tiện có trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn gây ra 14 vụ; phương tiện từ 5 tấn đến 15 tấn gây ra 13 vụ; phương tiện có trọng tải trên 15 tấn gây ra 93 vụ.

Như vậy, qua tình hình trên ta thấy trong năm 2009 tuy bị ảnh hưởng, tác động của sự suy thoái kinh tế Thế giới, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên trên diện rộng, nhưng sản lượng vận tải ĐTNĐ vẫn tăng khoảng 25% đến 30% cả về vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, chiếm tỷ trọng khá cao trong các loại hình vận tải. Tình hình TTATGTĐTNĐ vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng vi phạm luồng, hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền, khai thác cát trái phép, họp chợ, nuôi trồng đánh bắt thủy sản không đúng nơi quy định làm cản trở hoạt động GTVTĐTNĐ xảy ra phổ biến.Tuy nhiên, lực lượng CSGTĐT đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản của Chính Phủ, UBATGTQG và của Bộ Công an về công tác bảo đảm nên tình hình TTATGT trên đường thủy cơ bản được bảo đảm, TNGT bắt đầu được kiềm chế so với năm 2008 số vụ tai nạn xảy ra giảm 19,1%, giảm 10% số người bị thương. Tuy nhiên số người chết tăng đột biến. Nổi lên là tình hình TNGT do phương tiện chở khách ngang sông (đò), phương tiện nhỏ chở người của gia đình đi làm, tham quan, du lịch… gây ra chiếm 39,7% về số vụ và chiếm tới 78,8% số người chết, có nhiều vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Qua phân tích, nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn chủ yếu là do ý thức của người TGGT đặc biệt là ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện mà tập trung vào lỗi vi phạm quy tắc tránh vượt chiếm tới 69,8% tổng số vụ TNGT xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu mà thực tế các lực lượng chức năng rất ít quan tâm kiểm tra phát hiện, xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm này. Đặc biệt, nguyên nhân do phương tiện chở quá trọng tải cho phép, chở quá sức chở thực tế của phương tiện tuy xảy ra chiếm tỷ lệ thấp 5% nhưng các vụ xảy ra đều gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và hầu hết liên quan đến phương tiện chở khách, chở ngưởi như vụ ở trên làm chết 42 người ở Quảng Bình. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng giao thông ít đầu tư nạo vét, thanh thải CNV, khơi thông luồng lạch, hệ thống báo hiệu chưa đầy đủ cũng là nguyên làm cho

79

phương tiện đâm va phải CNV trên luồng gây tai nạn chiếm 19,1%.

Địa bàn xảy ra tai nạn chủ yếu xảy ra ở các tuyến sông bao gồm cả các tuyến sông Quốc gia, các tuyến sông địa phương và các tuyến sông chưa công bố khai thác giao thông vận tải xảy ra 151 vụ (76%). Nhìn chung, TNGTĐT xảy ra vẫn tập trung nhiều ở các tuyến có lưu lượng phương tiện hoạt động nhiều, đặc biệt là các tuyến đường thủy ở miền Tây Nam Bộ và một số tuyến miền Đông Nam Bộ như Tiền Giang, TPHCM, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Đồng Nai, Bến Tre. Bên cạnh đó địa bàn đường thủy ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh ít có sự kiểm tra của các lực lượng chức năng là nơi xảy ra các vụ TNGTĐT đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người như vụ tai nạn xảy ra ngày 26/1/2009 trên sông Đại Giang, Duy Linh, Quảng Ninh, Quang Bình làm chết 3 người; vụ 31/5/2009 tại khu vực hồ Eabơ thuộc buôn M’Trưng, xã Cư Bông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc làm chết 5 người.

Phương tiện có trọng tải dưới 1 tấn gây tai nạn chiếm tỷ lệ cao: 36,6% về số vụ (73/199 vụ) và 50% số người chết (90/180 người). Đây là phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm hiện vẫn chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. Đáng chú ý, phương tiện vận tải hành khách gây ra tai nạn tuy chỉ chiếm 3% tổng số vụ nhưng gây hậu quả thiệt hại rất lớn tính mạng và sức khỏe con người chiếm 28,8% trên tổng số người chết (52/180 người) và 29,6 % số người bị thương. Trong 126 phương tiện gây tai nạn thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm theo quy định của luật thì có tới 15,9% phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm.

Đối tượng điều khiển phương tiện gây ra tai nạn tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi chiếm 98% số vụ và chỉ có 2% là ở lứa tuổi dưới 18. Trong đó có tới 32 vụ tai nạn xảy ra 16,1% người điều khiển phương tiện gây tai nạn không có bằng, CCCM thheo quy định của pháp luật.

Bảng 3: Bảng thống kê TNGT ĐTNĐ Việt Nam 1998-2006 Thiệt hại Về người Về tài sản Năm Số vụ Chết Bị thương 1998 15 3 6 199.400.000đ 1999 18 7 5 522.260.000đ 2000 10 5 5 2001 7 5 1 23.000.000đ 2002 13 2 263.000.000đ 2003 5 1 31.000.000đ 2004 7 4 299.000.000đ 2005 13 16 337.500.000đ 2006 6 3 86.000.000đ

(Nguồn Đoạn quản lý ĐTNĐ Việt Nam số 12 cung cấp)

Qua thống kê số liệu trong bảng 3 ta thấy thuộc địa bàn quản lý đường sông số 12 thì tình hình TNGT có chiều hướng giảm đáng kể cả về 3 tiêu chí. Tổng số vụ tai nạn trong giai đoạn này là 94 vụ, bình quân mỗi năm xảy ra 9,4 vụ; giảm 9 vụ năm 2006 so với năm 1998, tổng số 46 người chết và 17 người bị thương. Điển

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 74 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)