Tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 84 - 86)

5. Cơ cấu của luận văn

3.1.3.2 Tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thông thủy nội địa tương đối đa dạng so với đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới, kênh sông chằng chịt khoảng trên 150 tuyến sông, kênh lớn nhỏ với chiều dài trên 3.500km, trong đó có trên 350km thường xuyên khai thác vận tải. Qua khảo sát một số tuyến sông trọng điểm trên

85

địa bàn tỉnh có 199 bến thủy nội địa các loại. Đây là ưu thế cho việc phát triển hoạt động giao thông thủy Hậu Giang.

Trong số các trục chính và điểm nút giao thông tỉnh thì 3 tuyến sông Xáng Xà No, sông Quản Lộ Phụng Hiệp và sông Hậu là 3 trục giao thông chính tạo nên một tam giác khép kín và là cửa ngõ ra vào chính. Hàng ngày các tuyến sông này có trên 1000 lượt tàu ghe qua lại, khối lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển lớn. Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 147 bến khách đã có phép hoạt động 49 bến, còn 98 bến không phép và phương tiện hoạt động chở khách 499 chiếc với số ghế 3.971 hành khách, trọng tải 1.040 tấn, công suất máy 6.313 CV (trong đó phương tiện đã đăng ký 167 chiếc, chưa đăng ký 298 chiếc, không phải đăng ký 34 chiếc đả đăng kiểm 118 chiếc, chưa đăng kiểm 310 chiếc, không phải đăng kiểm 71 chiếc và phải đăng ký không phải đăng kiểm 28 chiếc.

Về phương tiện chở người hiện có trên 11.664 chiếc với số 838 người, trọng tải 19.231 tấn, công suất máy 68.672 CV (trong đó phương tiện đã đăng ký 3229 chiếc, chưa đăng ký 8.674 chiếc, không phải đăng ký 2.661 chiếc, đã đăng kiểm 264 chiếc, chưa đăng kiểm 8.108 chiếc, không phải đăng kiểm 3.296 chiếc và phải đăng ký không phải đăng kiểm 914 chiếc.

Trong tổng số phương tiện chở khách, người điều khiển phương tiện thì có 53 người có bằng, CCCM số còn lại không có bằng, CCCM; trên 2000 hộ sống ven sông, kênh và 58 hộ với 219 khẩu sống trên mặt nước với kết cấu hạ tầng giao thông thủy phát triển chậm, ít được đầu tư, tu bổ. Mặt khác, do tập quán lâu đời trên sông nước việc điều khiển phương tiện thủy theo nếp “cha truyền con nối”, trình độ dân trí thấp, kiến thức về pháp luật thủy còn nhiều hạn chế.

Do vậy, mà tình hình TNGT trên đường thủy cũng xảy ra thường xuyên. Năm 2004 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 18 vụ tai nạn, làm chết 18 người, bị thương 1 người, thiệt hại tài sản 51,9 triệu đồng. Trong tổng số vụ tai nạn thì số vụ tai nạn giữa phương tiện thủy gia dụng chở người với nhau chiếm tỷ lệ rất cao trên 90%. Tiếp đến 9 tháng đầu năm 2007 trên toàn tuyến ĐTNĐ Hậu Giang lại xảy ra 5 vụ TNGT làm chết 5 người, bị thương 1 người (bằng số vụ và số người chết, tăng 1 người bị thương so với cùng kỳ năm 2006. Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản VPHC gần 1.500 trường hợp, xử phạt trên 1.400 trường hợp với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng, tước quyền sử dụng bằng, CCCM có thời hạn 24 trường hợp. Thực tế cho thấy số vụ TNGTĐT xảy ra trên địa bàn do chủ phương tiện không hiểu luật, chưa đến tuổi hoặc chưa có bằng lái, CCCM điều khiển phương tiện.

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)