5. Cơ cấu của luận văn
3.2. Những đề xuất của bản thân
Qua việc nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “vấn đề tai nạn và
một số giải pháp trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa Việt Nam”, người
viết xin đưa ra một số đề xuất của bản thân mình như sau:
Thứ nhất: Cần phải xử lý nghiêm minh đối với người gây ra tai nạn giao thông đường thủy.
89
rất cần sự quan tâm đúng đắn của các nhà làm luật, những người có trách nhiệm. Để xử lý những vụ TNGT thì áp dụng BLHS Việt Nam, đó là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất đối với người gây ra tai nạn.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự, xét xử nghiêm minh đối với những người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không chỉ là để trừng trị đối với người phạm tội mà còn mang ý nghĩa răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho mọi người. Tuy vậy, thực tế công tác xét xử các vụ án về TNGT trong thời gian qua ở một số địa phương vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đó. Hình phạt và các biện pháp chế tài khác mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, đa phần là cho hưởng án treo. Do vậy, cần phải xét xử và tuyên hình phạt cụ thể không cho hưởng án treo, nhất là trường hợp những hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy mặc dù có điều kiện cứu giúp.
Thứ hai: Cần hoàn thiện quy định xử phạt VPHC đối với người điều khiển phương tiện GTĐT.
Trước hết, qua hơn 4 năm thực hiện Nghị định 09, người viết thấy văn bản này có nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế và thiếu hướng dẫn thực hiện cụ thể như: Chế tài đối với hành vi chở quá tải chỉ mới chú ý đến mức tiền phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác cho việc xử lý chở quá tải trên đường thủy, nhưng việc hạ tải và đình chỉ phương tiện hoạt động chưa quy định rõ. Trong thực tế, việc hạ tải và đình chỉ phương tiện gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện hạ tải và nơi tạm giữ phương tiện trên địa bàn sông nước, nhất là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Vì vậy, công tác kiểm tra, xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐTNĐ thời gian qua mới chỉ chú trọng hình thức xử phạt chính mà chưa coi trọng hình thức xử phạt bổ sung hoặc buộc phải khắc phục hậu quả nên hiệu quả xử lý và giáo dục người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm chưa cao.
Bên cạnh đó, mức phạt hành chính đối với người lái phương tiện có hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện có trường hợp diện áp dụng quy định còn rộng nên khó tránh khỏi tình trạng tùy tiện trong thực hiện. Chẳng hạn, mục a, khoản 2, điều 29 Nghị định 09 quy định: “Xử phạt VPHC đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn lai, cụ thể như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ đến 100.000đ đối với phương tiện có trọng tải toàn phần đến 15 tấn…”. Thực tế, phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn có nhiều loại (phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới một tấn; phương tiện không có động cơ trọng tải
toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn; phương tiện không có động trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn). Quy định như vậy sẽ “cào bằng” mức xử phạt đối với nhiều loại phương tiện thủy nội địa do người lái phương tiện điều khiển nêu trên.
Thực tế vẫn còn hành vi VPHC trên lĩnh vực GTĐT chưa được nêu trong Nghị định 09. Ví dụ như đối với phương tiện có sức chở tính theo đầu người cũng cần quy định chế tài xử phạt VPHC khi người lái phương tiện chở quá số người quy định. Tuy nhiên, Nghị định này lại không nêu biện pháp xử lý hành chính đối với người lái phương tiện chở quá 12 người. Đây là kẽ hở để ngưới lái phương tiện lách luật cố tình chở quá số người quy định, dễ dẫn đến tai nạn.
Ngoài ra, mức xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực GTĐTNĐ đối với người điều khiển phương tiện còn nhẹ nên chưa đủ sức trừng trị, giáo dục người vi phạm và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật. Cụ thể là:
Khoản 1, điều 18, Nghị định 09 quy định: “Phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ đối với hành vi khi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/100 mililit khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm”. Mức phạt tiền như vậy là nhẹ. Hơn nữa, hành vi VPHC này cũng không bị xử phạt bổ sung. Thực tế, vi phạm này thường xảy ra và có thể dẫn đến hậu quả nhiêm trọng, vì người điều khiển phương tiện sử dụng chất kích thích trái phép sẽ không làm chủ được tay lái rất dễ gây tai nạn.
Theo điều 22, Nghị định 09 thì mức phạt đối với hành vi vi phạm quy tắc giao thông đối với người lái phương tiện chỉ là “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ đến 50.000đ đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực, phương tiện không có động cơ sức chở đến 12 người có một trong các hành vi sau đây: bám buộc vào phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm khi đang hành trình…”. Hành vi VPHC này thường xảy ra và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Một số điều, khoản trong Nghị định 09 quy định còn chung chung nên khó vận dụng thực hiện, tạo kẽ hở cho người điều khiển phương tiện lách luật. Khoản 4, Điều 13, Nghị định 09 quy định: Phạt tiền từ 300.000đ đến 500.000đ đối với hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người vào hoạt động mà có một trong các vi phạm quy định tại khoản 3 điều này hoặc không có danh bạ thuyền viên theo quy định”.
91
(phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn; phương tiện có trọng tải toàn phần từ trên 150 tấn đến 500 tấn; phương tiện trên 500 tấn; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 150 mã lực…). Quy định chung như vậy sẽ khó thực hiện, tạo kẽ hở cho thuyền viên lách luật hoặc người có thẩm quyền xử phạt tùy tiện xử lý do khung hình phạt quá rộng.
Tóm lại, từ sự phân tích trên chúng ta cần quy định rõ việc hạ tải và đình chỉ phương tiện vi phạm. Đối với địa bàn có nhiều phương tiện thủy lưu thông nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ cần bố trí nơi tạm giữ phương tiện VPHC. Bổ sung hành vi VPHC trên lĩnh vực GTĐTNĐ của người lái phương tiện cần bị xử phạt hành chính còn thiếu trong Nghị định 09, đó là đối với người lái phương tiện sức chở đến 12 người khi chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt VPHC. Mức phạt hành chính đối với trường hợp này nên theo 2 mức vi phạm: chở quá 20%, 50% số người quy định. Xem xét nâng mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm để góp phần thúc đẩy việc giáo dục ý thức pháp luật cho người TGGTĐT nói chung và nâng cao ý thức trách nhiệm hành nghề của người điều khiển phương tiện nói riêng. Đây là điều cần thiết vì kinh tế xã hội nước ta thời gian qua đã có nhiều thay đổi như lương tối thiểu tăng từ 180.000đ lên 650.000đ, lạm phát liên tục tăng ở mức cao trong nhiều năm qua khiến giá trị tiền Việt Nam giảm nhiều. Sự tác động của các loại đồng ngoại tệ cũng làm thay đổi giá trị đồng tiền Việt Nam. Do đó, định lượng giá trị đồng tiền/từng mức phạt đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐTNĐ như hiện nay quá thấp, ít có tác dụng trừng trị, giáo dục người vi phạm và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật. Mức phạt mới cần dựa trên mức thu nhập tối thiểu của một người lao động trong khu vực nhà nước. Đi đôi với việc nâng cao mức tiền phạt, cần nâng mức xử phạt bổ sung và áp dụng triệt để một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5, Nghị định 09. Mỗi loại phương tiện thủy VPHC trên lĩnh vực GTĐT đều phải quy định mức xử phạt VPHC phù hợp, tránh tình trạng chỉ chú trọng xử lý theo từng nhóm phương tiện vi phạm như hiện nay. Theo Luật GĐTNĐ 2004, phương tiện thủy nội địa do người lái phương tiện điều khiển bao gồm 8 loại; Phương tiện thủy nội địa do thuyền viên điều khiển bao gồm 17 loại. Từ sự phân loại đó mà xác định mức xử phạt VPHC đối với từng loại phương tiện thủy nội địa. Điều này rất cần thiết vì mỗi loại phương tiện có tính năng tác dụng riêng nên khi người điều khiển phương tiện VPHC sẽ gây ra hậu quả tác hại khác nhau và đương nhiên phải bị xử phạt hành chính với mức tương xứng.
và sửa đổi các văn bản pháp luật quy đinh về phương tiện, người điều khiển phương tiện vận chuyển như: nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, người như: chất liệu vỏ, kiểu dáng, thiết kế, tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật của các trang thiết bị an toàn như: thiết bị cứu sinh, cứu đắm, cứu hỏa. Chỉ đạo đầu tư sản xuất các loại phao bè tự bơm khi tiếp xúc nước (khi phương tiện bị chìm đắm) và quy định các phương tiện chở khách, chở người bắt buộc phải được trang bị đầy đủ, nhất là phương tiện chở khách ngang sông, dọc sông, khách du lịch phải trang thiết bị thông tin liên lạc VHF, thành lập các trại, tổng đài VHF để xử lý thông tin, kịp thời trợ giúp, ứng cứu khi phương tiện xảy ra sự cố hoặc thông báo, hướng dẫn cho các phương tiện có biện pháp phòng ngừa tai nạn khi có gió bão, mưa to, sương mù hoặc các tình huống bất thường khác. Bên cạnh đó, cũng đề nghị Chính Phủ, các bộ ngành Trung ương quan tâm về tổ chức biên chế và trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật để các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần có những biện pháp cụ thể bảo đảm TTATGT tại những vị trí trọng yếu có nguy cơ cao xảy ra tai nạn trên các tuyến sông, thông qua hình thức tăng cường duy trì các chốt, điều tiết hướng dẫn giao thông qua các cầu trọng yếu, phục vụ thi công các cầu mới đang xây dựng. Tăng cường biển báo hiệu hướng dẫn giao thông tại những vị trí nguy hiểm, khó đi như luồng cong, có bãi cạn, có đá ngầm, CNV, triển khai thực hiện việc thanh thải CNV trên các tuyến sông trên phạm vi cả nước.
Thứ tư: Tạo điều kiện cho đoàn viên, hội sinh viên học sinh, hội nông dân vận động tham gia đào tạo cấp chứng chỉ, GCN cho bà con anh chị em tại địa bàn cơ sở.
Thứ năm: Cần có sự vào cuộc kiên quyết, tổng thể của các cấp chính quyền. Theo quy định lực lượng CSGTĐ thì chỉ có quyền hạn TTKS, xử lý các vi phạm chứ không được phép cho đăng ký hay cấp phép kinh doanh các bến đò ngang. Chức năng này thuộc về chính quyền địa phương, do vậy để xử lý những bến đò ngang, những bến đò không đủ điều kiện an toàn nhưng vẫn cố tình hoạt động lén lút thì chính quyền địa phương phải cùng vào cuộc với CSGTĐT trong việc kiểm tra, xử lý.
Thứ sáu: TNGT là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến làm mất TTATGT, chính vì thế trong tình hình mới chúng ta cần phải có những biện pháp kiềm chế tai nạn GTĐT cụ thể và rõ ràng không giống như Nghị Quyết 32 quy định quá chung chung (đa phần là đường bộ).
93
huyện, cấp xã chấn chỉnh hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về GTĐT theo quy định tại điều 100 của luật GTĐTNĐ và điểm b, khoản 4 Nghị quyết 32/2007 của Chính Phủ. Kiến nghị UBND tỉnh xây dựng đề án quy hoạch tổng thể hệ thống bến khách và phương tiện chở khách trên toàn tỉnh bảo đảm đáp ứng điều kiện, yêu cầu hiện tại và nhu cầu phát triển trong thời gian tới.
Thứ tám: Hiện nay, đang mùa mưa lại là dịp chuẩn bị nghỉ hè của học sinh- sinh viên đề nghị Ban ATGT các cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung làm tốt công tác phòng chống TNGTĐT không để xảy ra các tai nạn thương tâm cho các em.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, TNGTĐTNĐ là một tai nạn “hiểm họa”chung của toàn xã hội nó không loại trừ bất cứ ai khi tham gia hoạt động trên đường nếu như không có ý thức và chấp hành những quy định của pháp luật về ATGT thủy. Hậu quả của nó sẽ là vô cùng to lớn đối với xã hội, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra 300 vụ TNGT, chết gần 250 người, hơn 100 người bị thương và thiệt hại tài sản hàng trăm tỷ đồng.
Qua nghiên cứu và thực tiễn phân tích các số liệu tình hình TNGTĐTNĐ ở nước ta cho thấy hầu hết các vụ TNGT xảy ra đều do nguyên nhân chủ quan, thiếu ý thức chấp hành luật của người điều khiển phương tiện, người TGGT còn quá kém. Bên cạnh đó, vẫn còn sự thiếu chặt chẽ, buông lỏng trong công tác quản lý của Nhà nước về giao thông thủy. Đặc biệt là một số lỗi sau: chạy quá tốc độ quy định, quá sức chở sức người cho phép, tránh vượt sai quy định, phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông không đảm bảo nhu cầu phát triển của kinh tế.
Thấy được sự tàn phá, chết chốc của TNGT đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và sự bình yên của xã hội trong những năm qua Chính Phủ, các bộ ngành ở Trung ương cũng có nhiều văn bản tập trung giải quyết nhằm kiềm chế “hiểm họa” này. Bên việc kết hợp áp dụng Nghị quyết 32/2007 của Chính Phủ ngày 29/6/2007 và một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông, Chỉ thị 31/2005, người viết cũng có đưa ra những giải pháp cụ thể vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính chiến lược lâu dài với nội dung như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người TGGT; tăng mức xử phạt và nâng cao hiệu quả TTKS, xử lý vi phạm trong lĩnh vực GTĐTNĐ; nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông; công tác đào tạo cấp bằng, CCCM; đăng ký đăng kiểm phương tiện; công tác cứu hộ cứu nạn trong GTĐT và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.
Dưới gốc độ nghiên cứu đề tài luận văn này, người viết cũng có đưa một số đề xuất kiến nghị cùng các ngành chức năng trong việc giữ gìn TTATGT và tiến tới giảm dần TNGTĐT như phải xử lý nghiêm những người gây ra TNGT, hoàn thiện xử phạt VPHC đối với người điều khiển phương tiện, ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật về phương tiện và người điều khiển phương tiện, tổ chức biên chế cho lực lượng CSGT.
Để hạn chế được TNGT đường thủy xảy ra, mọi người TGGT phải luôn luôn tuân