Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 71 - 74)

5. Cơ cấu của luận văn

2.5.6Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Một giải pháp có tính chất cơ bản, xuyên suốt và mang ý nghĩa quyết định nhất đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT và kéo giảm TNGT đường thủy nói riêng là các cấp, các ngành và các địa phương cần phải nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự ATGT.

Trước hết, cần xác định công tác bảo đảm TTATGT đường thủy là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếpTGGT, trong đó UBND các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành là

nòng cốt. Với các địa phương chưa có quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, trong đó có GTĐTNĐ, cần sớm xây dựng quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch để đầu tư, tổ chức quản lý luồng tuyến, xây dựng cảng, bến thủy nội địa, phát triển đội tàu vận tải, từ đó có kế hoạch đào tạo người điều khiển phương tiện đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với quy định của pháp luật. Bộ GTVT và các địa phương khẩn trương quy hoạch, tổ chức quản lý mạng lưới vận tải thủy, phương tiện ở tuyến Trung ương quản lý và ở địa phương. Đồng thời, đề nghị UBND các địa phương nghiên cứu, sớm có quy định về việc quản lý đối với loại phương tiện nhỏ được quy định tại Khoản 4, Điều 24, Luật GTĐTNĐ; quan tâm mở rộng quy mô đào tạo, đầu tư phương tiện, trang thiết bị thực hành và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành ĐTNĐ; nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên, người điều khiển phương tiện; điều chỉnh, sửa đổi quy chế thi cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn và chương trình đào tạo thuyền viên, người điều khiển phương tiện cho phù hợp, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tham gia học, thi, lấy bằng, chứng chỉ chuyên môn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố sớm triển khai các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đảm bảo thực hiện tốt lộ trình đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy theo quy định tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Ngoài ra, cần quy định tiêu chí xác định “điểm đen” về TTATGT đường thủy để các ngành chức năng và chính quyền các cấp phối hợp giải quyết

+ Đặc biệt là trong việc tổ chức học tập pháp luật, cấp CCCM, đăng ký phương tiện, quản lý các bến nhỏ, lẻ, bến trọng điểm. Hiện nay, việc tổ chức các lớp học tập pháp luật cho những người điều khiển phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng dân cư không tập trung, phương tiện phân tán rất khó mở lớp tập trung. Cho nên cần đổi mới theo hướng ở những nơi khó mở lớp thì cấp phát tài liệu hoặc bán để tự họ nghiên cứu, tự học sau đó các cơ quan chức năng tổ chức thi cấp bằng, CCCM, GCN học tập pháp luật.

+ Một vấn đề nữa là công tác quản lý bến và phương tiện xuất bến phải quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị cũng như nội quy hoạt động. Phải xây dựng, phê duyệt quy hoạch và cấp phép hoạt động cho cảng, bến. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các loại bến nhỏ lẻ thường do người dân tự mở theo nhu cầu đi lại do vậy cơ quan quản lý nhất là UBND cấp xã, phường cũng nên căn cứ vào thực tế để quy hoạch các bến, đảm bảo cho các bến hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Ở những bến trọng điểm có đông

73

người dân đi làm, học sinh đi học cần phải có lực lượng chuyên trách quản lý việc xuất bến của phương tiện, đảm bảo đủ các điều kiện an toàn về phương tiện, có đủ dụng cụ cứu sinh cứu đắm, không chở quá tải quá số người quy định.

Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “người đi đò mặc áo phao” tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá đối với công tác tuyên, phương thức tổ chức thực hiện để chủ đò và người dân nhận thức tốt, tự giác mặc áo phao khi đi đò, cam kết không chở quá số người quy định và kiên quyết không rời bến khi người trên đò chưa mặc áo phao.

Trong tương lai sẽ có nhiều tuyến đường bộ được xây dựng, có nhiều cây cầu được xây dựng mới nối 2 bờ cách trở để nhân dân đi lại dễ dàng hơn…nhưng chắc chắn hoạt động giao thông trên tuyến ĐTNĐ không vì thế mà mất đi tác dụng hữu ích. Hình ảnh những con thuyền, tàu chở khách tham quan, buôn bán hàng hóa…cùng với những hình ảnh Hạ Long, Cát Bà, miệt vườn sông nước Cần Thơ, Cà Mau luôn là hình ảnh đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo để chúng ta hội nhập cùng thế giới. Chính vì vậy, công tác bảo đảm TTATGT thủy cho những hình ảnh này phải được tiếp tục tăng cường với chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Tóm lại, bảo đảm TTATGT thủy là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia gắn kết chặt chẽ với thực hiện hàng loạt giải pháp về kết cấu hạ tầng giao thông, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến giáo dục pháp luật, xử lý…để nhằm tiến tới giảm dần về TNGT đường thủy trong tình hình mới.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT BẢN THÂN Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng tình hình TTATGTĐTNĐ Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 71 - 74)