5. Cơ cấu của luận văn
2.5.4 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cấp bằng, CCCM cho người điều khiển
khiển phương tiện, đăng ký đăng kiểm phương tiện
Trước mắt các cơ quan đăng ký, đăng kiểm cần tập trung đăng kiểm các phương tiện vừa và nhỏ và tăng cường các biện pháp quản lý đăng kiểm lại của phương tiện, tình trạng phương tiện chỉ đăng kiểm lần đầu để đăng ký hành chính, sau đó không đến đăng kiểm lại theo định kỳ. Bên cạnh đó, cần quản lý các cơ sở thiết kế, đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy, đặc biệt là các cơ sở của tư nhân không để tình trạng đóng mới, hoán cải phương tiện một cách tùy tiện không theo tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn đưa vào hoạt động khai thác vận tải.
Tăng cường kiểm soát các bến hoạt động không phép, hình thành tự phát. Đối với các bến hoạt động dưới dạng hợp động thuê đất có thời hạn để sản xuất và mở bến phục vụ dân sinh hoặc nhận khoán với chính quyền địa phương, chính quyền cơ sở cần chủ động, phối hợp, chủ động với lực lượng thanh tra, công an kiểm tra yêu cầu các chủ bến phải chấp hành nghiêm các quy định của luật GTĐTNĐ. Chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn cũng phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các bến dân sinh, phương tiện loại nhỏ có trọng tải dưới 1 tấn, không thuộc diện phải đăng ký, phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để xảy ra tai nạn GTĐT.
Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề đào tạo người điều khiển phương tiện phải chú ý đảm bảo chất lượng về đào tạo và cơ sở vật chất phương tiện thực hành, giáo viên đủ khả năng đào tạo, cấp chứng chỉ đạt chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu học tập để thi, kiểm tra lấy bằng, CCCM của người TGGT trên phạm vi toàn quốc. Căn cứ kết quả tổng điều tra về số lượng người điều khiển phương tiện hiện nay chưa có bằng, CCCM, GCN học tập pháp luật. Sở GTVT nghiên cứu xem xét thành lập mới hoặc giao nhiệm vụ bổ sung cho các cơ sở dạy nghề được đào tạo người điều khiển phương tiện theo thẩm quyền quy định, đặc biệt là đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cần phát triển các trung tâm dạy nghề để việc đảm nhận đào tạo bồi dưỡng cấp bằng, CCCM và GCN học tập pháp luật cho người dân được thuận lợi nhất và đảm bảo theo lộ trình và kế hoạch đề ra.
Tập trung ưu tiên đào tạo để cấp CCCM, GCN học tập pháp luật đối với người điều khiển phương tiện. Lực lượng thủy thủ, thợ máy, người điều khiển phương tiện chiếm đại đa số trong đội ngũ nói chung. Trong số những người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có bằng, CCCM thì đa số là người không có chứng chỉ lái phương tiện điều khiển các loại phương tiện nhỏ.
Với tình hình đội ngũ những người làm việc trên phương tiện thủy gồm cả người có bằng, CCCM lẫn người chưa có bằng, CCCM với số lượng lớn hiện nay các cấp các ngành đặc biệt là cơ sở dạy nghề phải quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo đối với người làm việc trên phương tiện thủy nhưng chưa qua đào tạo, chưa được cấp bằng, CCCM và cấp GCN học tập pháp luật.
Nghiên cứu soạn thảo, ban hành giáo trình chuẩn và rà soát các văn bản về đào tạo, sát hạch, đổi bằng, CCCM để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, Luật dạy nghề có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2006 do vậy các vấn đề phát sinh phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đưa vào chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực thi luật. Đặc biệt là quan tâm tới việc nâng cao kiến thức cho người điều khiển phương tiện có trình độ học vấn thấp. Và hơn nữa cần xây dựng hệ thống thông tin học để sử dụng trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giữa Trung ương và địa phương với cơ quan chức năng liên quan.