Do người TGGT đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 47 - 48)

5. Cơ cấu của luận văn

2.2.2Do người TGGT đường thủy nội địa

Nhận thức của người điều khiển phương tiện, người TGGT về luật lệ GTĐT và dân cư sinh sống ven các tuyến đường thủy nội địa của chủ cảng, bến, phương tiện, người lái phương tiện còn hạn chế thậm chí hời hợt theo kinh nghiệm chủ nghĩa. Do đó, mặc dầu các lực lượng chức năng có tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên liên tục nhưng do chưa nhận thức hết nghĩa vụ cũng như khả năng tài chính nên họ vẫn tìm cách đối phó “trốn” các quy định pháp luật về ATGT. Phần lớn các vụ TNGTĐT điều xuất phát từ việc không hiểu biết hoặc cố tình vi phạm luật của các đối tượng TGGT. Qua nghiên cứu 170 vụ TNGTĐT liên quan đến phương tiện chở khách, chở người cho thấy nguyên nhân xảy ra tai nạn do vi phạm quy tắc tránh vượt; thiếu thiết bị an toàn; quá tải và luồng lạch CNV. Như vậy, rõ ràng nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn là do sự không am hiểu, cố tình vi phạm pháp luật về ATGT và các quy định pháp luật khác của các đối tượng TGGT, các đối tượng sống ven các tuyến ĐTNĐ dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật kém như điều khiển phương tiện đi lại, tránh vượt một cách tùy tiện, phương tiện thiếu trang thiết bị an toàn trong đó phổ biến là các đối tượng điều khiển phương tiện thủy cỡ nhỏ, các phương tiện không thuộc diện phải đăng ký đăng kiểm. Một số không ít người điều khiển phương tiện vì lợi nhuận đã bất chấp luật lệ cố tình chở quá số người theo quy định, quá sức chở thực tế của phương tiện, đưa phương tiện cũ nát, mục rịu thiếu trang thiết bị…vào hoạt động dẫn đến tai nạn. Trong tổng số 22 vụ TNGTĐT25 liên quan đến phương tiện chở khách thì nguyên nhân trực tiếp để xảy ra tai nạn là do người điều khiển phương tiện vi phạm chở quá số người quy định chiếm tỷ lệ khá cao 50%, trong đó 13 vụ TNGT gây hậu quả đặt biệt nghiêm trọng thì có tới 6 vụ xảy ra do nguyên nhân chở quá tải quá số người quy định, chiếm 46,15 %. Điển hình như vụ đắm đò tại bến Chôm Lôm ở sông Lam, thuộc xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An ngày 7/10/2006 phương tiện chở 63 người khi qua sông đã làm chết và mất tích 19 em học sinh cấp I, II; vụ 6 học sinh dùng thuyền đi chơi không may thuyền lật làm 4 em bị chết ở Quảng Nam. Gần đây là vụ tai nạn xảy ra lúc 7giờ ngày 25/01/2009 (ngày 30 tết âm lịch) trên sông Gianh, Quảng Hải, Quảng Trạch, Quảng Bình. Phương tiện chở khách ngang sông (đò) có sức chở 12 người do Nguyễn Minh Mậu (sinh năm 1978, ở xã Quảng Hải, Quảng Trạch) không có CCCM điều khiển đã chở tới 104 người đi từ bến đò thuộc xã Quảng Hải sang Quảng Thanh, Quảng Trạch. Khi phương tiện chỉ cách bờ sông phía xã Quảng Thanh khoảng 100m thì gặp sống to làm phương tiện bị chìm hậu quả làm chết 42 người, trong đó có 11

25

học sinh.

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 47 - 48)