Gây rối loạn anninh trật tự xã hội

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 53 - 106)

5. Cơ cấu của luận văn

2.3.3Gây rối loạn anninh trật tự xã hội

Ngoài những hậu quả như đã phân tích ở phần trên TNGTĐT còn gây rối loạn an ninh TTXH trong đó quan trọng nhất là tình trạng phạm vi luồng hẹp, cạn không được nạo vét, nhiều CNV không được xử lý thì sẽ dẫn đến phương tiện bị kẹt trên sông, gây ùn tắc giao thông. Đặc biệt nhất là trên những đường quan trọng, huyết mạch bất kể phạm vi luồng hẹp hay cạn mà mong cho đi đến nơi về đến chốn, do đó nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao và

một khi xảy ra thì hiện trường vụ tai nạn sẽ rất đông người, ghe xuồng tấp nập sẽ làm mất trật tự ATGT-TTXH. Không kể những gây ùn tắc mà khiến hoạt động giao thông trên đường bị gián đoạn, mọi người phải tiêu tốn thời gian để chờ đợi, dẫn đến trễ việc, bán trễ…Cụ thể như vụ chiếc xà lan 800 tấn chở 8 dầm xà cừ bất ngờ bị đứt dây trôi tự do đâm vào cầu Thị

Nghè, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh làm đà ngang cầu bị nứt cong. Qua đó ta thấy không những gây rối loạn, kinh hoàng cho những người TGGT đường bộ

mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến giao thông thủy, đoạn đường trên sông, trên bờ bị phong tỏa bởi cơ quan chức năng, khiến hoạt động giao thông thủy bị gián đoạn.

Chung quy lại, ta thấy được những hậu quả to lớn của TNGTĐT gây ra, nó không những cướp đi sinh mạng sống, sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý thân nhân người chết, nó còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội nữa. Để hạn chế được những hậu quả đó thì mọi người trong chúng ta hãy ý thức được mà có trách nhiệm khi hoạt động giao thông trên đường thủy nội địa.

2.4 Trách nhiệm pháp lý đối với người gây ra TNGTĐT 2.4.1 Trách hiệm hình sự

Thực trạng TNGT nói trên trước hết một phần là do cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự gia tăng nhanh của các loại phương tiện TGGT. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn do là ý thức không chấp hành của người TGGT còn quá kém. Tình trạng không hiểu biết hoặc cố tình vi phạm, coi thường pháp luật là nguyên nhân gây ra các vụ TNGTĐT ở nước ta.

Những năm vừa qua, tình hình TNGT ở nước ta xảy ra ngày một gia tăng, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của cục CSGTĐT mỗi năm trung bình nước ta xảy ra 300 vụ TNGT, làm chết 250 người, hơn 100 người bị thương, thiệt hại tài sản hàng trăm tỷ đồng. So với năm 2007 và 2008 thì số vụ tăng lên 14 vụ, giảm 40 người chết. Tuy con số tăng không nhiều nhưng nó để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trên thực tế thì đa phần các vụ TNGT là do lỗi cố ý nhưng xét đến tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà cơ quan lập pháp ở nước ta đã quy định tại Điều 212 Bộ luật hình sự 1999. Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐT để nhằm răn đe, giáo dục mọi TGGT trên đường thủy nếu không chấp hành những quy định của pháp luật mà gây TNGTĐT thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 212

Điều 212 bộ luật hình sự 1999: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐT” như sau:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

55 nhiệm vụ được giao;

b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Pháp luật đã có những quy định cụ thể như vậy. Bộ luật hình sự đã đặt ra 4 điều tương ứng với nó là 4 loại tội phạm tùy theo tính chất hành vi vi phạm mà áp dụng. Xét theo Điều 212 thì trường hợp thuộc TNGT nghiêm trọng thì phải chịu hình sự theo khoản 1 Điều 212; TNGT rất nghiêm trọng là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” thì theo điểm d khoản 2 Điều 212; tương tự gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì theo khoản 3 Điều 212 Bộ luật hình sự.

Suy cho cùng, chẳng một ai mong muốn tai nạn xảy ra và bị trừng phạt cả nhưng chính việc coi thường pháp luật của người phạm tội nhất là phạm tội thuộc khoản 2, 3, điều 212 Bộ luật hình sự là thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng nên cần phải bị trừng trị thích đáng, xử lý nghiêm minh thì luật áp dụng mới có hiệu quả và đi sâu vào cuộc sống được. Điển hình như vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 24h ngày 18/01/2009 trên đoạn sông Măng (ấp 8, xã Tân An Luông, Vũng Liêm, Vĩnh Long) giữa sà lan và võ lãi 3,5 tấn do anh Nguyễn Văn Mười sinh năm 1986 quê ở Châu Thành, tỉnh Tiền Giang điều khiển chở cam đi từ hướng huyện Tam Bình đến huyện Mang Thít ra sông Cổ Chiên. Trên chiếc võ lãi có 4 người, khi xảy ra tai nạn, chiếc võ lãi bị chìm, chiếc sà lan gây tai nạn rồi bỏ chạy luôn. Hậu quả Nguyễn Thị Thúy Lan sinh năm 2000, cháu ngoại mất tích, Nguyễn Thị Mỹ Phương sinh năm 1979, con gái bị thương nặng và chết trên đường đưa đi cấp cứu.

điểm c khoản 2 Điều 212 bộ luật hình sự: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐT.

2.4.2 Trách nhiệm hành chính

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người gây ra TNGT đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Khi chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có lỗi gây ra vụ TNGT mà không phải là tội phạm sẽ bị chịu trách nhiệm hành chính là bị xử phạt theo tính chất, hành vi vi phạm gây ra

Lực lượng CSGTĐT thụ lý vụ tai nạn căn cứ vào Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐTNĐ mà ra quyết định xử phạt người có lỗi trong vụ TNGT. Ví dụ như người điều khiển phương tiện làm việc trên phương tiện mà không có bằng, CCCM hoặc có bằng CCCM nhưng không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ đối với người lái phương tiện, thuyền viên theo quy định phải có chứng chỉ lái phương tiện, CCCM nghiệp vụ (tại điều 17 khoản 1 Nghị định 09/2005; người điều khiển phương tiện bị phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ đối với hành vi làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/100 mililit khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm (tại điều 18 khoản 1 Nghị định 09/2005/NĐ-CP.

Lực lượng CSGT đã phối hợp với các ngành GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT trên ĐTNĐ. Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 Lực lượng CSGTĐT đã phối hợp kiểm tra và tiến hành lập biên bản xử lý 289.724 trường hợp vi phạm, xử phạt VPHC nộp kho bạc Nhà nước 115.920.250 đồng, đình chỉ hoạt động 2.085 phương tiện bến thủy nội địa không đảm bảo an toàn. Kiểm tra bến cảng thủy nội địa chở khách trong tổng số 2.069 cảng bến phát hiện chỉ có 953 cảng bến đủ điều kiện hoạt động đạt tỷ lệ 46%, còn 1.116 cảng không đủ điều kiện chiếm 56%, toàn quốc có 806.775 phương tiện thì có 515.513 phương tiện thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm nhưng chỉ đăng ký được 44.753 phương tiện.

Về giải quyết khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại giữa các bên liên quan trong vụ tai nạn khi các bên có yêu cầu đòi bồi thường: Nếu các bên tự thương lượng việc bồi thường thiệt hại thì phải viết bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức và hình thức bồi thường và cùng ký vào bản cam kết. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được việc bồi thường thiệt hại thì CSGT có trách nhiệm hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án giải quyết theo thủ tục dân sự.

57

2.4.3 Trách nhiệm dân sự

Ngoài trách nhiệm hình sự theo điều 212 Bộ luật hình sự và trách nhiệm hành chính theo Nghị định số 09/2005/NĐ-CP nếu người gây ra tai nạn chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài có lỗi trong vụ TNGT mà gây tai nạn chết người, thương tật, hoặc thiệt hại về tài sản còn phải bồi thường trách nhiệm dân sự cho người bị nạn theo điều 608, 609, 610 Bộ luật dân sự 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa theo Điều 610 BLDS năm 2005 ta thấy người gây ra TNGT đường thủy tùy theo mức độ lỗi, thiệt hại về tính mạng sức khỏe của nạn nhân mà bồi thường cho nạn nhân hay thân nhân người tử nạn. Nếu vụ TNGT đường thủy xảy ra có thiệt hại về tính mạng của con người, thì thiệt hại đó được tính như sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân trong lúc cấp cứu. Chi phí hợp lý cho việc mai táng người bị nạn khi chết, người có lỗi trong vụ TNGT đường thủy còn phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại về tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng. Ngoài ra, theo quy định của khoản 2 Điều 610 BLDS năm 2005, người gây ra TNGT đường thủy xâm phạm đến tính mạng của người khác phải bồi thường cho nạn nhân những khoản tiền hợp lý nêu trên và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân nhân người bị nạn (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất). Luật quy định, khoản tiền bồi thường này do hai bên tự thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận được thì khoản tiền này tối đa là không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định. Trên đây là những khoản tiền mà người gây ra TNGT đường thủy chết người phải chi trả cho gia đình nạn nhân.

Người tham gia giao thông trên đường thủy nội địa, gây ra TNGT đường thủy nếu chưa đến mức cấu thành tội phạm, chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 212 BLHS năm 1999. Người có lỗi gây ra TNGT đường thủy xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của người bị nạn phải bồi thường theo đúng quy định tại Điều 608 và 609 BLDS năm 2005.

Tựu chung lại, ta thấy nếu vụ TNGT đường thủy xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người bị nạn hoặc người khác, thì người có lỗi gây ra vụ tai nạn đó phải bồi thường cho nạn nhân hay thân nhân người bị nạn để khắc phục hậu quả tương ứng với phần lỗi của mình gây ra.

2.5 Những giải pháp kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông

Có thể nói rằng TNGT nói chung và TNGT đường thủy nói riêng đã trở thành nỗi bức xúc cho toàn xã hội, một hiểm họa đe dọa nghiêm trọng đến đời sống dân sinh của con người. Không có năm nào mà nghe nói trên cả nước là không có người chết vì TNGT gây ra, trung bình mỗi năm cả nước có 250 người

chết. Năm 2007 là 175 người, năm 2008 là 135 người chết vì TNGT, không những thiệt hại về người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản, gây rối loạn an ninh...Nguyên nhân chính yếu của TNGTĐT là thuộc về người điều khiển phương tiện, người TGGT không chấp hành đúng những quy định của pháp luật về GTĐT. Bên cạnh đó, là do kết cấu hạ tầng giao thông chưa đảm bảo, sự quản lý còn thiếu cương quyết của các ngành chức năng…đã góp phần tạo dựng lên bức tranh về TTATGT và TNGTĐT ở nước ta những năm vừa qua. Đã đến lúc các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương cần có những giải pháp thực sự tập trung quyết liệt tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đưa ra nhằm kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/9/2005 của Chính Phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGTĐT, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính Phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông. Do đó, tình hình TNGTĐT từ năm 2006 đến 2008 đã được kiềm chế (năm 2006 là 210 người chết, năm 2007 là 175 người chết và năm 2008 là 135 người chết) nhưng bắt đầu năm 2009 TNGTĐ có những diễn biến phức tạp mặc dù số vụ tuy không giảm nhưng số người chết tăng lên đột biến trên 45 người, cụ thể năm 2009 có 180 người chết vì TNGT.

Nhìn nhận được những nguyên nhân dẫn đến TNGT và sự diễn biến phức tạp của nó làm cho số người chết đang có nguy cơ tăng lên. Chính vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn làm hạn chế thấp nhất tai nạn, giảm thiểu số người chết do TNGT gây ra trên ĐTNĐ thì đòi hỏi các cơ quan chức năng phải làm tốt nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong phạm vi bài viết này, bên việc kết hợp những giải pháp chung của Chính Phủ đưa ra trong Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, người viết cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:

2.5.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

Như các phần trên đã phân tích nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất dẫn đến TNGT là do ý thức chấp hành pháp luật của người TGGT trên đường của đa phần người dân ở nước ta là quá kém có tới 90% các vụ TNGT xảy ra ý thức chủ quan, coi thường pháp luật các quy định về an toàn của người lái phương tiện. Vì vậy, mà giải pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà người viết đưa ra cũng như được nêu trong Nghị quyết 32 của Chính Phủ là phải tập trung công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giao thông thủy.

Mục đích yêu cầu: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT, nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức tự giác chấp hành pháp luật về

59

trật tự ATGT trong mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền cho mọi người TGGT nhận thấy được những nguyên nhân và thiệt hại do TNGTĐT gây ra. Từng bước xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông đường thủy, góp phần tạo nền tảng để tiến tới xây dựng nền “văn hóa giao thông30”.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc phối hợp tổ chức

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 53 - 106)