Thực trạng tình hình TTATGTĐTNĐ ở một số tỉnh, thành trong nước

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 82 - 106)

5. Cơ cấu của luận văn

3.1.3 Thực trạng tình hình TTATGTĐTNĐ ở một số tỉnh, thành trong nước

3.1.3.1 Thành Phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống GTĐT liên hoàn, là đầu mối giao thông thủy nội địa quan trọng nối liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ với TPHCM phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TPCT nói riêng.

35

Bộ Lao động và Thương Binh xã hội

36

83

Với hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt đan xen tạo thành thói quen cho người dân sử dụng phương tiện thủy để đi lại được thuận lợi, dễ dàng phục vụ đời sống của người dân. Hiện nay, các phương tiện chở khách, chở người còn rất phổ biến trên địa bàn TPCT. Theo số liệu thống kê hiện TPCT37 có 65.911 phương tiện thủy nội địa các loại, trong đó số lượng đăng ký, đăng kiểm chỉ có 5.501 phương tiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số phương tiện hiện hữu; 1000 bến thủy nội địa trong đó có 134 bến khách ngang sông, với 170 phương tiện, 1.578 thuyền trưởng, 165 người có CCCM sử dụng phương tiện thủy; trên địa bàn có 55 trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học nằm dọc các tuyến sông và các em học sinh thường xuyên đến trường bằng các phương tiện thủy.

* TNGTĐT từ năm 2006-2008

Theo số liệu thống kê của phòng CSGTĐT-Công An TPCT cho biết từ năm 2006-2008 trên địa bàn xảy ra 8 vụ TNGTGTĐT, làm chết 6 người, làm thiệt hại 100 triệu đồng.

Phân tích vụ tai nạn cụ thể qua các năm:

* Năm 2006: Xảy ra 3 vụ tai nạn, làm chết 3 người so với cùng kỳ 2005 TNGT xảy ra giảm 3 vụ (3/6 vụ, tỷ lệ giảm 50%); Số người chết giảm 4 (3/7 người) giảm 42,8%; Số người bị thương giảm 100%. Thiệt hại tài sản giảm 100%.

Công tác TTKS, xử lý VPHC: Tổng kiểm tra 2.836 trường hợp, lập biên bản VPHC 2008 trường hợp, nhắc nhở giáo dục 828 (trong đó cho làm cam kết 39 trường hợp).

Phân tích lỗi vi phạm: Phương tiện không đăng ký đăng kiểm 24; Quy định về vạch dấu mớn nước phương tiện 75; GCN an toàn kỹ thuật hết hiệu lực 55; Quy định về bằng, CCCM 63; Quy định về danh bạ thuyền viên 66; Quy định về tín hiệu trên phương tiện 2; Về biển số của phương tiện 1; Không danh sách hành khách 13; Chở quá sức chở của phương tiện 10; Quy định về xếp dỡ hàng hóa 34; Chở quá vạch dấu mớn nước an toàn 1.621, Vi phạm khác 39. Ra quyết định xử phạt VPHC 1774 trường hợp, số tiền 1.253.090.000đ.

* Năm 2007: Trong năm tiếp tục xảy ra 4 vụ so với cùng kỳ năm 2006 tăng 25% (4/3 vụ), số người chết 2 giảm 33,33% (2/3 người), số người bị thương không và thiệt hại tài sản 100 triệu đồng.

Phân tích lỗi vi phạm: Phương tiện không đăng ký đăng kiểm 5; Quy định về vạch dấu mớn nước phương tiện 35; GCN an toàn kỹ thuật hết hiệu lực 37; Quy định về bằng, CCCM 71; Quy định về danh bạ thuyền viên 62; Về biển số của phương tiện 2; Không danh sách hành khách 4; Chở hành khách ngồi trên mui 1.

37

Ra quyết định xử phạt VPHC 1774 trường hợp, số tiền 1.244.200.000đ.

* Năm 2008: So với cùng kỳ năm 2007 số vụ xảy ra 1 giảm 3 vụ (1/4 vụ), số người chết giảm 1 (1/2 người), số người bị thương không; thiệt hại tài sản giảm 100%. Lập biên bản VPHC 3.299 trường hợp (chở quá vạch dấu mớn nước an toàn 1.351; Phương tiện không đăng ký 547; không bằng, CCCM 287; Về biển số của phương tiện 116; GCN an toàn kỹ thuật hết hiệu lực 323; Không sơn vạch dấu mớn nước an toàn 115; không có CCCM đặc biệt 63; Quy định về trang thiết bị an toàn của phương tiện 117; Quy định về kiểm tra kỹ thuật 32; Không có danh bạ thuyền viên 93; Không bố trí đủ thuyền viên 90; Vi phạm khác 115; Cho làm cam kết theo mẫu 277; nhắc nhở giáo dục 336 trường hợp. Ra quyết định xử phạt 2998, số tiền 2.195.310.000đ.

* Tình hình TNGTĐT trong năm 2009: Tiếp tục số vụ lại tăng lên 3 vụ (4/1), làm chết 6 người so với cùng kỳ 2008 tăng 5 người (6/1 người), thiệt hại tài sản 100 triệu đồng.

Nguyên nhân chủ yếu: Do người điều khiển phương tiện không bằng, CCCM và thiếu quan sát. Địa bàn xảy ra tai nạn: Sông Hậu 1 vụ; Sông Cần Thơ 2 vụ; huyện Vĩnh Thạnh 1 vụ. Xử lý đã khởi tố 3 vụ, 4 đối tượng. Còn lại 1 vụ ở địa bàn Vĩnh Thạnh xảy ra 28/10/2009 đang điều tra làm rõ.

Phân tích lỗi vi phạm: Phương tiện không đăng ký, đăng kiểm 92; Không bằng, CCCM 208; Phương tiện không có danh sách hành khách 10; Sử dụng GCN an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hiệu lực 65; Không sơn vạch dấu mớn nước an toàn 30; Chở quá vạch dấu mớn nước an toàn 3.399; Không có GCN đăng ký 29; Các quy định về thuyền viên 2, Vi phạm khác 223. Ra quyết định xử phạt VPHC 3.491 trường hợp so với năm 2008 tăng 493 (3.491/2998) chiếm tỷ lệ 16,44%, số tiền 3.409.270.000đ, tăng 1.213.960.000đ chiếm 55,3%, tước quyền sử dụng bằng cấp, CCCM 31 trường hợp so với năm 2008 tăng 24 trường hợp.

Như vậy, TPCT trong thời gian qua tình hình TTATGTĐT có sự diễn biến phức tạp, tăng giảm liên tục cả về số người chết, số vụ. Đặc biệt là từ năm 2006- 2008 TNGT đã được kiềm chế nhưng vẫn chưa ổn định còn diễn ra phức tạp trong năm 2009 số người chết tăng so với 2008, nguyên nhân chủ yếu đã được phân tích ở trên, số trường hợp vi phạm xảy ra rất nhiều.

3.1.3.2 Tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thông thủy nội địa tương đối đa dạng so với đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới, kênh sông chằng chịt khoảng trên 150 tuyến sông, kênh lớn nhỏ với chiều dài trên 3.500km, trong đó có trên 350km thường xuyên khai thác vận tải. Qua khảo sát một số tuyến sông trọng điểm trên

85

địa bàn tỉnh có 199 bến thủy nội địa các loại. Đây là ưu thế cho việc phát triển hoạt động giao thông thủy Hậu Giang.

Trong số các trục chính và điểm nút giao thông tỉnh thì 3 tuyến sông Xáng Xà No, sông Quản Lộ Phụng Hiệp và sông Hậu là 3 trục giao thông chính tạo nên một tam giác khép kín và là cửa ngõ ra vào chính. Hàng ngày các tuyến sông này có trên 1000 lượt tàu ghe qua lại, khối lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển lớn. Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 147 bến khách đã có phép hoạt động 49 bến, còn 98 bến không phép và phương tiện hoạt động chở khách 499 chiếc với số ghế 3.971 hành khách, trọng tải 1.040 tấn, công suất máy 6.313 CV (trong đó phương tiện đã đăng ký 167 chiếc, chưa đăng ký 298 chiếc, không phải đăng ký 34 chiếc đả đăng kiểm 118 chiếc, chưa đăng kiểm 310 chiếc, không phải đăng kiểm 71 chiếc và phải đăng ký không phải đăng kiểm 28 chiếc.

Về phương tiện chở người hiện có trên 11.664 chiếc với số 838 người, trọng tải 19.231 tấn, công suất máy 68.672 CV (trong đó phương tiện đã đăng ký 3229 chiếc, chưa đăng ký 8.674 chiếc, không phải đăng ký 2.661 chiếc, đã đăng kiểm 264 chiếc, chưa đăng kiểm 8.108 chiếc, không phải đăng kiểm 3.296 chiếc và phải đăng ký không phải đăng kiểm 914 chiếc.

Trong tổng số phương tiện chở khách, người điều khiển phương tiện thì có 53 người có bằng, CCCM số còn lại không có bằng, CCCM; trên 2000 hộ sống ven sông, kênh và 58 hộ với 219 khẩu sống trên mặt nước với kết cấu hạ tầng giao thông thủy phát triển chậm, ít được đầu tư, tu bổ. Mặt khác, do tập quán lâu đời trên sông nước việc điều khiển phương tiện thủy theo nếp “cha truyền con nối”, trình độ dân trí thấp, kiến thức về pháp luật thủy còn nhiều hạn chế.

Do vậy, mà tình hình TNGT trên đường thủy cũng xảy ra thường xuyên. Năm 2004 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 18 vụ tai nạn, làm chết 18 người, bị thương 1 người, thiệt hại tài sản 51,9 triệu đồng. Trong tổng số vụ tai nạn thì số vụ tai nạn giữa phương tiện thủy gia dụng chở người với nhau chiếm tỷ lệ rất cao trên 90%. Tiếp đến 9 tháng đầu năm 2007 trên toàn tuyến ĐTNĐ Hậu Giang lại xảy ra 5 vụ TNGT làm chết 5 người, bị thương 1 người (bằng số vụ và số người chết, tăng 1 người bị thương so với cùng kỳ năm 2006. Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản VPHC gần 1.500 trường hợp, xử phạt trên 1.400 trường hợp với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng, tước quyền sử dụng bằng, CCCM có thời hạn 24 trường hợp. Thực tế cho thấy số vụ TNGTĐT xảy ra trên địa bàn do chủ phương tiện không hiểu luật, chưa đến tuổi hoặc chưa có bằng lái, CCCM điều khiển phương tiện.

3.1.3.3 Tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cuối cùng phía nam Tổ quốc có 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có diện tích tự nhiên 5.211km2 với 254 km bờ biển nối liền từ Đông sang Tây, phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa, sinh hoạt…phổ biến bằng phương tiện thủy, với 12 tuyến sông doTrung ương quản lý, 13 tuyến sông do tỉnh quản lý và nhiều tuyến sông, kênh do huyện quản lý, 87 cửa sông lớn nhỏ thông ra biển, toàn tỉnh có 100 tuyến vận tải đường thủy có tàu khách hoạt động, trong đó có 87 tuyến nội tỉnh, 13 tuyến liên tỉnh. Năm 2007, tỉnh Cà Mau tiến hành điều tra thống kê toàn bộ phương tiện thủy các loại hoạt động trên địa bàn, có 99.379 phương tiện các loại (trong đó hoạt động kinh doanh vận tải hành khách 273 phương tiện, 142 phương tiện vỏ khách, 24 phương tiện tàu khách, 107 phương tiện tốc độ cao, có trọng tải từ 25 đến 36 khách và ca nô loại có trọng tải từ 5 đến 12 khách, công suất máy từ 80 đến 200 mã lực và phương tiện có công suất máy từ 15 CV trở xuống chiếm tỷ lệ cao; số người có chứng chỉ lái phương tiện là 31.619 người. Tính đến cuối tháng 5 năm 2009 toàn tỉnh đã đăng ký đăng kiểm được 18.554/99.379 phương tiện chiếm 18,67% số phương tiện thủy nội đia.

Thực trạng hoạt động vận tải bằng đường thủy trên địa bàn Cà Mau cũng đang diễn biến rất phức tạp do giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động vận tải. Có nhiều thuận lợi như tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao…tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn bất cập phải chịu như thời tiết, lũ lụt…phương tiện không đăng ký đăng kiểm vẫn hoạt động phổ biến, phương tiện tham gia có rất nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau chưa đảm bảo an toàn. Thêm vào đó là tình trạng xây nhà, lấn chiếm luồng lạch, cắm đăng, đáy, nò, vó…diễn ra phổ biến.

Chính vì vậy, tình hình TNGT trên địa bàn Cà Mau không tránh khỏi những vụ TNGT xảy ra. Theo số liệu thống kê của Phòng CSGTĐT Công An tỉnh Cà Mau tình hình TNGT trong 6 tháng đầu năm 2009 xảy ra 9 vụ tai nạn làm chết 7 người và bị thương 4 người. So với cùng kỳ năm 2008 giảm 2 vụ (9/11 vụ), giảm 3 người chết (7/10 người) và tăng 2 người bị thương (4/2 người). Phần lớn là do người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ bằng lái, tàu thuyền chưa đăng ký đăng kiểm.

3.1.4 Một số vụ TNGTĐT ở Việt Nam trong thời gian qua

Vụ thứ nhất: Xảy ra ngày 21 tháng 01 năm 2008 tại xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Vào khoảng 10h ngày 21/01/2008 anh Nguyễn Minh Triều, sinh năm 1973 thường trú ấp Hòa Tân, xã Ngọc Tố, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng điều khiển tàu khách

87

mang biển số ST 0995H, trọng tải 2,5 tấn đặt máy ngoài, loại máy Maxda 25 mã lực, xuất phát tại nhà của anh Triều thuộc ấp Hòa Tân để đi chợ Cổ Cò, Mỹ Xuyên. Cùng đi với anh Triều có vợ là chị Đinh Thị Ngọc Minh (thu tiền đò) và con là nguyễn Thị Như (để đi học). Khi tàu khách do anh Triều điều khiển đến khu vực ấp Hòa Mông, xã Ngọc Tố, Mỹ Xuyên, Triều cho tàu ghé vào chỗ chòi của anh Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1973 để đón thêm 2 khách. Lúc này trên phương tiện tàu khách của anh Triều có tất cả 41 người (tàu chỉ được chở 12 ngươi). Sau đó, Triều cho phương tiện lùi ra để chạy về hướng chợ Cổ Cò nhưng do thủy triều xuống, nước chảy mạnh nên bánh lái của phương tiện tàu khách vướng vào dây cột đáy cá của anh Tuấn đặt dưới kênh xáng Thạnh Mỹ làm cho tàu khách bị lật chìm gây tử vong cho 6 người đi trên tàu (trong đó có cả vợ và con của anh Triều). Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân dẫn đến vụ TNGTĐT đặc biệt nghiêm trọng nói trên là do anh Triều điều khiển không có bằng, CCCM, chở quá số người được phép chở, không trang thiết bị an toàn. Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc ngày 25/7/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt anh Triều 5 năm tù về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐT và phải bồi thường 30 triệu đồng.

Vụ thứ hai: Xảy ra ngày 21 tháng 3 năm 2009 tại khu vực chợ nổi Cái Răng trên tuyến sông Cần Thơ.

Vào ngày 21/3/2009 trên tuyến sông Cần Thơ tại khu vực chợ nổi Cái Răng, phương tiện sà lan TV 3989H, 625 tấn, 290CV do anh Bùi Quốc Nghĩa sinh năm 1979 ngụ tại ấp An Trại, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh điều khiển phương tiện từ hướng Phong Điền ra cầu Cái Răng, khi đến địa điểm trên thì đụng vào phương tiện võ lãi đặt máy ngoài số ĐK: CT 5136H do ông Hồ Trung Nam sinh năm 1962 ngụ tại Phú Thắng, phường Phú Thứ, quận Cái Răng điều khiển. Trên phương tiện chở 12 người (trong đó có 11 khách nước ngoài và 1 người Việt Nam), hậu quả làm chết 2 người. Đánh giá nguyên nhân trên là do phương tiện không đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phương tiện không có bằng, CCCM.

Vụ thứ ba: Xảy ra ngày 31 tháng 7 năm 2009 tại khu vực Lợi Dũ A, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Vào khoảng 2h ngày 31/7/2009 tại km 08+000-bờ phải trên rạch Cần Thơ cách bờ 25m thuộc khu vực Lợi Dũ A, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TPCT một phương tiện tàu đẩy CT-02254 đẩy sà lan CT-01368 trọng tải 552,2 tấn chở cát do ông Lâm Văn Lành sinh năm 1982 (có bằng thuyền trưởng 2) tại ấp 60, xã Thới Thịnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre điều khiển đi xuôi theo hướng từ Cần

Thơ về Cà Mau đã bị một phương tiện sà lan tự hành số đăng ký NĐ-2372 trọng tải 847 tấn do ông Nguyễn Văn Hựu sinh năm 1964 (có bằng thuyền trưởng hạng 1) tại xã Trực Hùng, huyện trực Minh, tỉnh Nam Định điều khiển đi theo hướng ngược lại đã làm va đụng tàu sà lan chở cát CT-01368 bị lật úp (không chìm) do lực đâm và mạnh làm rơi xuống nước và mất tích 2 người trên tàu đẩy gồm 1 phụ nữ 27 tuổi và 1 trẻ em. (tàu dẩy tháo dây lai kịp không bị chìm), hậu quả là làm chết người. Đánh giá nguyên nhân cho rằng do không tuân thủ quy tắc tránh vượt nên dẫn đến phương tiện va chạm.

Vụ thứ tư:Xảy ra ngày 12/1/2009 tại Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TPCT

Vào ngày 12/1/2009 trên tuyến sông Hậu thuộc địa bàn ấp Thới Thạnh, Thới Thuận, quận Thốt Nốt sà lan chở dầu số đăng ký ĐT-01255 (126 tấn , 22CV), do Nguyễn Văn Hồ sinh năm 1979 ngụ tại ấp Đông Châu, Mỹ Hiệp, Chợ Máy, tỉnh An Giang đi từ hướng An Giang về TPCT thì va chạm vào ghe cào không đăng ký đăng kiểm đi cùng chiều do Nguyễn Văn Đẳng sinh năm 1973 điều khiển. trên phương tiện có vợ đi cùng là Huỳnh Kim Phượng sinh năm 1973 ngụ tại ấp Qui Thạch 1, Trung Kiên, Thốt Nốt, hậu quả làm chết 1 người.

Vụ thứ năm: Xảy ra ngày 31/3/2009 và 2/9/2009

Ngày 31/3/2009 tại đoạn sông Nậm Mu thuộc Bản Mở, xã Khoen On, huyện

Một phần của tài liệu luận văn luật vấn đề tai nạn và một số giải pháp trong giao thông đường thủy nội địa việt nam (Trang 82 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)