Thực trạng kinh tế nông thôn của huyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 59 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.4. Thực trạng kinh tế nông thôn của huyện

* Về cơ cấu kinh tế: Năm 2010 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2006 - 2010, huyện Hiệp Hòa khẳng định về cơ cấu kinh tế "Nông lâm thuỷ sản - Công nghiệp, xây dựng cơ bản - Dịch vụ thƣơng mại” là 5:3:2 cho thấy: Cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản là chủ yếu, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 505,3 tỷ đồng bằng 103,5% so với kế hoạch.

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau nhiều khó khăn gặp phải trong việc chuyển đổi cơ cấu, nay đã từng bƣớc đi vào ổn định. Nhƣ may mặc, tơ tằm; các mặt hàng truyền thống nhƣ gạch, ngói, vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi, chế biến nông - lâm sản phát triển rất đa dạng, giờ đây sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện mà còn cung cấp cho các huyện, tỉnh bên ngoài và một số sản phẩm xuất khẩu (mây tre, mành trúc…).

Nhờ có vị trí thuận lợi cả về đƣờng bộ và đƣờng thuỷ, dịch vụ thƣơng mại trên địa bàn huyện trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá dịch vụ trên địa bàn không ngừng tăng.

Hệ thống chợ nông thôn đƣợc quan tâm cải tạo nâng cấp và xây dựng mới. Nếu năm 2004 có 13 chợ thì năm 2010 là 18 chợ điều đó cho thấy nhu cầu trao đổi sản phẩm sản xuất tăng, cơ sở giao lƣu buôn bán mở rộng, sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xuất hàng hoá phát triển. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ nhƣ: ăn uống công cộng, kinh doanh văn phòng phẩm, hàn điện, cơ khí... phát triển đa dạng, hàng hoá phục vụ theo chính sách đƣợc quan tâm nhƣ mặt hàng thiết yếu, mặt hàng trợ giá, trợ cƣớc. Muối i ốt 450 - 560 tấn/năm, dầu hoả thắp sáng 145 - 300 tấn/năm, phân bón hoá học 1200 – 1500 tấn/năm, thuốc trừ sâu 3 - 3,5 tấn/năm, phân bón hoá học 120 - 150 tấn /năm. Giống ngô mới, năng suất cao đƣợc cung cấp đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất.

Sự phát triển của thƣơng mại dịch vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện, theo kế hoạch dự kiến năm 2012 sẽ có 1 huyện và 2 thị tứ hình thành. Các thị tứ này là trung tâm của các tiểu vùng kinh tế huyện, là các vệ tinh kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hòa, nó còn là điểm sáng có tính chất thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông thôn.

Nhìn chung, nhịp độ phát triển kinh tế của huyện Hiệp Hòa ngày càng tăng rõ rệt, vƣợt chỉ tiêu đề ra cả về mặt khối lƣợng, giá trị, nhịp độ phát triển. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc đẩy nhanh hơn, kinh tế hàng hoá từ phần lớn là tự cung tự cấp đến nay nền sản xuất hàng hoá đã dần đƣợc hình thành và từng bƣớc phát triển, tốc độ phất triển trong sản xuất tăng khá (bình quân tăng 6-7%/năm), ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tốc độ tăng chậm, một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp giảm, chƣa có mặt hàng mới, nghề mới, mô hình cụm công nghiệp nhỏ chậm hình thành.

- Về cơ sở dịch vụ nông nghiệp gồm nhiều cơ sở nhƣ: Trạm khuyến nông và các trại giống cây trồng, giống gia súc... ; Trung tâm dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật và giới thiệu việc làm, Trung tâm nghiên cứu đất và phân bón vùng trung du, các cửa hàng vật tƣ, bảo vệ thực vật, thuốc thú y... có khả năng cung cấp tƣơng đối đủ giống cây trồng, vật nuôi có chất lƣợng trong vùng. Tóm lại theo chúng tôi, một số nhận định tổng quan về điều kiện tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai đối với việc phát triển các mô hình vƣờn đồi của hộ nông dân huyện Hiệp Hòa nhƣ sau:

* Thuận lợi

Hiệp Hòa có vị trí tƣơng đối thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Phú Bình (Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên (Bắc Giang), phía Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) phía nam giáp với khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh, giao thông đƣờng thuỷ sông Cầu bao quanh khu vực phía Tây và phía Nam, tạo cho huyện thông thƣơng với các trung tâm kinh tế lớn ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tiềm năng đất nông lâm nghiệp còn lớn, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, huyện vẫn còn một phần quỹ đất chƣa sử dụng có thể khai thác đƣa vào trồng cây lâu năm, cây hoa mầu. Nếu đƣợc đầu tƣ khai thác sử dụng có hiệu quả thì đây sẽ là một lợi thế trong phát triển các mô hình sản xuất (tổng hợp, dịch vụ giống cây con, nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản, nông lâm kết hợp) trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hơn nữa Hiệp Hòa có một điều kiện khí hậu tƣơng đối thuận lợi, cần kết hợp tốt với điều kiện đất đai của từng vùng để mở rộng sản xuất nền nông nghiệp sinh thái đa dạng với những sản phẩm có chất lƣợng cao và xuất khẩu. Đặc biệt với điều kiện tự nhiện, giao thông thuận lợi, nguồn tài nguyên nhiều rất tốt cho sự phát triển công nghiệp của huyện, nhất là thu hút đầu tƣ các doanh nghiệp và đầu tƣ phát triển các CCN trên địa bàn huyện.

- Nền kinh tế huyện có xu hƣớng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trƣởng khá với nguồn lao động dồi dào, trẻ, trình độ ngày một nâng lên, đây sẽ là nguồn lực để khai thác tiềm năng đất nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khó khăn

- Hiệp Hòa là một huyện trung du miền núi có địa hình phức tạp, một số cơ sở kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xuống cấp (đƣờng liên thôn xóm chủ yếu là đƣờng đất, điều kiện đi lại còn khó khăn nhất là vào mùa mƣa) mặc dù đƣợc các cấp, các ngành quan tâm nhƣng chƣa có kinh phí hoàn thiện, tu bổ nên có ảnh hƣởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng và lƣu thông hàng hoá.

- Trong những năm qua, mặc dù đã có những vƣợt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng bên cạnh đó Hiệp Hòa vẫn còn không ít những khó khăn nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp so với nhu cầu thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tập quán sản xuất còn lạc hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuấ còn chậm, đất đai kém mầu mỡ do khai thác sử dụng, khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng còn hạn chế... Qua việc tìm hiểu sơ bộ tình hình nông hộ ở Hiệp Hòa chúng tôi thấy có 3 yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của nông hộ là: Thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất, thiếu cơ cấu giống thích hợp, chƣa có công thức canh tác hợp lý để cho hiệu quả kinh tế cao.

3.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 - 2012

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 59 - 62)