5. Bố cục của luận văn
3.1.1.2. Địa hình đất đai
* Tài nguyên đất
Toàn huyện có 7 loại thổ nhƣỡng, trong đó đa số là các loại đất bạc mầu, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa không đƣợc bồi…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1. Phân loại thổ nhƣỡng của huyện Hiệp Hoà
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất phù sa đƣợc bồi (Pb) 720,53 3,58 2 Đất phù sa không đƣợc bồi (P) 3.265 16,23 3 Đất phù sa Gley (pg) 445 2,21 4 Đất phù sa úng nƣớc (Pj) 1.808 8,99 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.909 34,35 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.190 25,81 7 Đất đỏ vàng trên phù sa cổ) (Fs) 62 0,31 8 Đất khác 1.712,5 8,51 Tổng diện tích tự nhiên 20.112 100
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, năm 2010
Với thành phần nhƣ trên, Hiệp Hoà có thể vừa phát triển cây lƣơng thực, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao nhƣ lạc, đậu tƣơng..., phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả trên các vùng vƣờn đồi. Tuy nhiên hạn chế ở đây là:
- Địa hình dốc, quá trình rửa trôi làm đất bạc mầu nhanh, độ phì thấp nên đã hạn chế năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo để nâng cao độ phì của đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.112 ha, diện tích đƣợc đƣa vào sử dụng năm 2010 là: 19.813,1 ha, chiếm gần 98,52% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp chiếm 61,4% (12.347,8 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 37,1% (7.465,3 ha) và đất chƣa sử dụng là 1,43% (287,4 ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Số TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 20.112,00 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12.287,08 61,09
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.643,58 94,76 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.089,03 95,24
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 554,55 4,76
1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 107,27 0,87
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 107,27 100
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 504,24 4,10
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 31,99 0,26
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.547,72 37,53
3 Đất chƣa sử dụng CSD 277,20 1,38
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 263,98 95,23
3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 13,22 4,77
3.3 Đất núi đá không có rừng NCS 00 00
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hoà, năm 2010
Cơ cấu sử dụng đất hiện nay cho thấy, mặc dù đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (61,09%) nhƣng do dân số của huyện đông nên bình quân đầu ngƣời chỉ đạt 572 ngƣời/m2
(năm 2010).
Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để đáp ứng Mục tiêu sản xuất nông nghiệp và an ninh lƣơng thực cho nhân dân trong huyện, trong giai đoạn sắp tới, đòi hỏi huyện một mặt phải đầu tƣ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, một mặt phải tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chƣa đƣợc sử dụng (263,98ha) để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp, khắc phục mức đất bình quân trên đầu ngƣời thấp. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà còn đƣợc thể hiện rõ qua Biểu 3.1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61.09% 37.53% 1.38% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà, năm 2010 * Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc mặt của huyện Hiệp Hoà khá phong phú. Nguồn cung cấp chính là sông Cầu và các chi lƣu chính của sông Công, sông Cà Lồ. Ngoài ra huyện còn có khoảng 350 ha mặt nƣớc ao cùng với nhiều đầm, hồ lớn nhỏ với tổng dung tích khoảng 10.500.000 m3
nƣớc có thể cung cấp cho hàng nghìn ha. Hệ thống thuỷ nông sông Cầu của huyện gồm 40km kênh cấp I, 200km kênh cấp II và 400km kênh cấp III.
Về nƣớc ngầm, hiện tại chƣa có tài liệu điều tra khảo sát để đánh giá trữ lƣợng, song qua tình hình sử dụng nƣớc giếng trong vùng cho thấy mực nƣớc ngầm thƣờng ở độ sâu 15-25m, chất lƣợng khá tốt. Tuy nhiên nhiều nơi mức nƣớc ở độ sâu đến vài chục mét, rất khó khăn cho việc khai thác sử dụng đặc biệt là cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn nƣớc phục vụ cho tƣới vƣờn đồi và hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Hiện tại huyện có nhà máy nƣớc sạch nhƣng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân Thị trấn Thắng nên nguồn nƣớc sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu lấy từ nƣớc giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nƣớc sông Cầu đang có xu hƣớng bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Thái Nguyên, chắc chắn là sẽ ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sông của khu vực huyện Hiệp Hoà. Vấn đề nƣớc sạch cho huyện Hiệp Hoà là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.