5. Bố cục của luận văn
3.2.3.1. Lập dự toán ngân sách
Các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán thuộc huyện lập dự toán ngân sách hàng năm còn chậm, dẫn đến tổng hợp ngân sách huyện còn chậm.
Việc lập dự toán ngân sách các huyện hàng năm chƣa thật sự xuất phát từ cơ sở. Nguyên tắc là dự toán ngân sách cấp huyện phải đƣợc xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên. Trên thực tế việc xây dựng dự toán ngân sách cấp huyện chủ yếu là ấn định dựa theo tính toán của cấp trên là chủ yếu; Các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng xây dựng dự toán chi cao đề nghị bổ sung cân đối, mặt khác nguồn thu lại có hạn, tỉnh lại khống chế khoản trợ cấp cân đối. Điều này làm cho dự toán ngân sách đƣợc giao chƣa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, làm cho một số đơn vị gặp khó khăn, thiếu hụt trong chi tiêu. Một số xã, thị trấn xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vƣợt thu nhiều thì hừa cân đối ngân sách, nơi thu không đạt thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động.
Tiêu chí phân bổ ngân sách chƣa khoa học, thiếu tính tự chủ và linh hoạt. Cụ thể hiện nay tỉnh phân bổ ngân sách cho công việc của các đơn vị hành chính bình quân theo đầu ngƣời: Các cơ quan cấp huyện là 56 trđ/ngƣời/năm và có bổ sung khi tăng lƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việc phân bổ này không phụ thuộc vào đặc điểm của từng đơn vị cụ thể. Văn phòng HĐND-UBND huyện, Văn phòng huyện uỷ do đặc điểm hoạt động, phải chi tiêu lớn hơn nhiều các phòng ban khác trong khi đó lại có cùng một định mức chi tiêu nên cần phải điều chuyển từ nguồn khác để bổ sung.
Khi lập dự toán giao nhiệm vụ chi ngân sách cho các xã, thị trấn chỉ có các khoản chi lƣơng, đảm bảo xã hội là có định mức rõ ràng còn các khoản chi còn lại: Chi sự nghiệp kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, chi khác; Tỉnh và huyện chƣa ban hành định mức chi cho cấp xã, thị trấn nên việc giao nhiệm vụ chi cho các xã, thị trấn chủ yếu là ấn định chủ quan. Dẫn đến việc chấp hành dự toán ngân sách của xã, thị trấn bị động, không đạt đƣợc hiệu quả cao.
- Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm. Theo quy định tại điều 50 Luật ngân sách nhà nƣớc thì “Việc phân bổ ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện trƣớc ngày 31/12 năm trƣớc” nhƣng thực tế việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc thành phố thƣờng phải chờ kỳ họp HĐND cấp huyện mới thông qua đƣợc dự toán ngân sách. Điều này làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách bị động trong điều hành công việc.
3.2.3.2. Công tác thu ngân sách
Tình hình kinh doanh ở địa bàn không ổn định. Hầu hết Chợ trung tâm huyện do đặc điểm kinh doanh theo thời vụ dẫn đến công tác quản lý thu thuế muôn bài đầu năm gặp khó khăn. Việc quản lý thu về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Công tác quản lý diện hộ phức tạp, một số hộ kinh doanh không thực hiện đúng thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhƣ kinh doanh vận tải, xây dựng và cho thuê nhà…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sự kết hợp giữa đội thuế và hội đồng tƣ vấn thuế các xã, thị trấn chƣa cao, có lúc, có nơi còn mang tính chất khoán thu cho đội thuế. Công tác nắm hộ gia đình kinh doanh chƣa đƣợc quan tâm, chƣa có biện pháp hoặc chƣa hợp lý trong công tác thu thuế kinh doanh vận tải, kinh doanh thầu xây dựng tƣ nhân, thuế thuê nhà. Đối với thu thuế cấp quyền, chuyển quyền sử dụng đất và thu lệ phí trƣớc bạ do hộ cá nhân sử dụng đất chƣa chấp hành đúng quy định của nhà nƣớc nên thủ tục làm chƣa kịp thời.
Tính đến thời điểm năm 2011 trên địa bàn huyện có rất nhiều đơn vị sự nghiệp song hầu hết các đơn vị thu phí trông giữ xe máy, xe đạp, ôtô, phí bến bãi, mặt ƣớc...chƣa thực hiện chế độ khoán theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ nên đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn thu trên địa bàn huyện.
Một số khoản thu khác giao cho các xã, thị trấn thu còn xảy ra tình trạng thất thu: Thu tiền thuê sử dụng ao, hồ mặt nƣớc, hoa lợi công sản, đất công ích (5%), một số nơi không thực hiện đấu thấu, làm giảm thu cho ngân sách,...
3.2.3.3. Công tác chi ngân sách
- Chi thường xuyên:
Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị còn chƣa thực hiện đúng chế độ tài chính và chƣa thật hiệu quả. Một số xã, thị trấn chi không theo nhƣ dự toán nhƣng lại không đề nghị điều chỉnh. Giữa dự toán thực hiện dự toán có sự chênh lệch lớn, nhƣng vẫn chƣa đƣợc sự chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc.
Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc chƣa thực hiện các chế độ chính sách chỉ tiêu một cách nghiêm túc nhƣ công tác phí, chi tiêu hội nghị… nhiều cuộc hội thảo, hội nghị còn phô trƣơng hình thức, đặc biệt chi hành chính nhiều nội dung không thiết thực. Các khoản chi thƣờng xuyên của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhiều đơn vị chƣa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn theo quy định. Nhiều đơn vị chi tiêu với số tiền lớn nhƣng chỉ có chứng từ viết tay (không hợp lệ) vẫn đƣợc thanh quyết toán (theo quy định mua hàng có giá trị trên 200.000 đồng phải có hoá đơn thuế giá trị gia tăng).
Nguồn thu ngân sách trong năm không đều đặn, tập trung vào cuối năm, lúc cần thì không có tiền để chi làm ảnh hƣởng đến triển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Cuối năm khi có đủ nguồn thu thì cấp cho đủ kế hoạch, dẫn đến chi tiêu không hợp lý, xảy ra tình trạng chạy khối lƣợng, nghiệp thu khống khối lƣợng trong xây dựng cơ bản. Trong chi thƣờng xuyên thì tìm mọi cách hợp lý hoá chứng từ để sử dụng hết kinh phí, gây thất thoát ngân sách.
Một số ngành nghề chƣa có định mức chi tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật hoặc sử dụng định mức của ngành khác có loại hình tƣơng tự nên công việc lập dự toán cấp phát kinh phí, kiểm soát chi tiêu thiếu căn cứ pháp lý.
- Chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản:
Trong thời gian qua huyện đã xác định đúng hƣớng để đầu tƣ, đồng thời đã cân đối đƣợc nguồn vốn đầu tƣ. Tuy nhiên vấn đề còn nhiều bất cập chính là ở việc quy hoạch, bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ, phân kỳ đầu tƣ chung của các huyện và cụ thể hoá cho từng dự án, từng ngành, để sớm dƣa dự án vào hoạt động. Đầu tiên là khâu ghi chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tƣ của tỉnh hàng năm mang tính dàn trải “xin cho” quá lớn. Nhiều khoản chi mang tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ chi từ nguồn bảo dƣỡng đƣờng xá, sửa chữa lớn các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, vẫn chƣa đƣợc quản lý theo điều lệ quản lý đầu tƣ và xây dựng cơ bản của nhà nƣớc, gây lãng phí và thất thoát. Chi ngân sách cho đầu tƣ xây dựng cơ bản thông qua kênh cấp phát, thƣờng chia nhỏ, dàn trải. Nguyên nhân một phần do sản phẩm xây dựng cơ bản dở dang hàng năm lớn, một phần do chỉ tiêu kế hoạch thông báo chậm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thủ tục đầu tƣ xây dựng cơ bản phức tạp, dự án và nguồn vốn đầu tƣ cho dự án không đi song song với nhau dẫn đến kéo dài, đồng nghĩa với lãng phí, thất thoát, vi phạm điều lệ quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nói tóm lại hiệu quả sử dụng vốn ngân sách không cao.
Thực hiện phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm ( Nhà nƣớc có hỗ trợ một phần kinh phí) trong việc thực hiện kiên cố hoá kênh mƣơng và đƣờng giao thông nông thôn tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có một tình trạng chung đó là phần vốn của nhân dân đóng góp chậm, dẫn đến khó khăn trong thanh quyết toán vốn đầu tƣ.