Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức và Thụy Sĩ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 37 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức và Thụy Sĩ

tại quân trung Berlin và ban tài chính bang Berlin - Liên bang Đức và Uỷ ban xã Jona, cơ quan tài chính Bang StGallen – Thụy Sĩ).

+ Phân cấp quản lý ngân sách: Phân cấp quản lý ngân sách của CHLB Đức và Thụy Sĩ đƣợc quy định cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, trong đó: đối với CHLB Đức có khoản thu phân chia giữa các cấp nhƣ quy định tại Việt Nam; Đối với Thụy Sĩ không có khoản thu phân chia giữa các cấp và từng bang quy định cụ thể thuế suất từng khoản thu ngân sách Bang đƣợc hƣởng 100%; Việc cân đối cho từng Bang ở CHLB Đức và Thụy Sĩ thực hiện cân đối ngân sách theo chiều dọc và cân đối theo chiều ngang. Đối với cân đối ở CHLB Đức đƣợc xác định trên cơ sở nhiệm vụ chi của từng Bang và nguồn thu ngân sách Bang đƣợc hƣởng để xem xét bổ sung từ ngân sách Liên bang; Đối với Thụy Sĩ việc cân đối ngân sách cho từng Bang không xác định nguồn thu ngân sách của Bang đƣợc hƣởng 100% mà xác định trên cơ sở GDP bình quân và đối với GDP của các Bang thấp hơn bình quân sẽ đƣợc xem xét cân đối đảm bảo đạt 85 – 100% mức bình quân tuỳ theo khả năng cân đối ngân sách của Liên Bang.

Thụy Sĩ phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi cho cấp địa phƣơng nhƣ sau: Nhiệm vụ chi giáo dục, y tế, nhiệm vụ chi về giao thông đƣờng bộ, nhiệm vụ chi về thu thuế, nhiệm vụ chi về bảo đảm xã hội, nhiệm vụ chi Công An.

+ Lập dự toán ngân sách, công tác lập kế hoạch tài chính trung hạn và công tác lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra: Công tác lập dự toán ngân sách của CHLB Đức và Thụy Sĩ đƣợc xây dựng từng năm và thực hiện năm ngân sách từ 01/1 đến 31/12 hàng năm. Căn cứ xây dựng dự toán trên cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kế hoạch tài chính trung hạn và định mức phân bổ ngân sách, đồng thời có thảo luận ngân sách với cơ quan tài chính.

Cơ quan địa phƣơng ở các bang– CHLB Đức thực hiện công tác xây dựng dự toán ngân sách dựa theo kết quả đầu ra, việc xây dựng dự toán ngân sách đảm bảo tính minh bạch, cụ thể xác định dịch vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc tính khoảng 400 sản phẩm hoạt động dịch vụ và đƣợc áp dụng chung cho các quận; mỗi sản phẩm có 01 mã số và xác định rõ sản phẩm và đƣờng đi tạo ra sản phẩm; khi đó xác định từng nội dung và chi phí sản phẩm theo từng năm; cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xác định cụ thể chi phí của sản phẩm để tham gia đóng góp khi cơ quan tài chính Bang xây dựng ; đối với những hoạt động không tính đƣợc trực tiếp sẽ thực hiện phân bổ; Cứ hai năm sẽ điều tra lại các tiêu chí xác định lại sản phẩm để điều chỉnh cho phù hợp.

Lập kế hoạch tài chính trung hạn là công cụ đƣợc thực hiện phổ biến ở các nƣớc phát triển và coi đây là một chuẩn mực cần thiết; Kế hoạch này đƣợc lập cho từng bang và từng địa phƣơng; Ở CHLB Đức kế hoạch tài chính trung hạn đƣợc lập cho 3 năm tiếp theo của năm lập dự toán, kế hoạch tài chính trung hạn là công cụ đƣa ra các Quyết định, đảm bảo tính thực tế, khả thi của dự toán ngân sách hàng năm, là cơ sở quan trọng xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội từng địa phƣơng; Số liệu trong kế hoạch tài chính trung hạn là mức trần ngân sách cho năm sau lập dự toán ngân sách hàng năm; Kế hoạch tài chính trung hạn đảm bảo thực hiện nguyên tắc bố trí ngân sách đối với những khoản cho có tính chất “ cam kết “.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 37 - 38)