1.3.4.1. Khái niệm
- Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính cho các DN sản xuất các mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, và hạn chế sử dụng như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá…
- Thuế xuất khẩu phải nộp cho Hải quan tính trên cơ sở trị giá tại cửa xuất khẩu ghi trong hợp đồng của lô hàng xuất và thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng xuất được quy đổi về đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá hiện hành.
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
1.3.4.2. Chứng từ và sổ sách
- Thuế TTĐB: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Thuế xuất khẩu:
• Vận đơn đường biển
• Hóa đơn
• Bảng kê danh sách hàng hóa đóng thùng chi tiết
• Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc
• Bảo hiểm lô hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 20
1.3.4.3. Tài khoản sử dụng
- TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt” - TK 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” - TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
TK 3332, 3333, 3331 dùng để phản ánh quan hệ giữa DN với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
1.3.4.4. Phương pháp hạch toán
Kế toán thuế TTĐB
- Xuất bán hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và chịu thuế GTGT khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế GTGT (Có thuế TTĐB), ghi:
Nợ TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế TTĐB nhưng không có thuế GTGT)
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
(Giá bán có thuế TTĐB nhưng không có thuế GTGT) Có TK 3331(1): Thuế GTGT phải nộp
- Xuất bán hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và chịu thuế GTGT trực tiếp, doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT trực tiếp (tổng giá thanh toán), ghi:
Nợ TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
- Khi xác định số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3332: Thuế TTĐB
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế TTĐB phải nộp, xác định số thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, ghi:
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 21 Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu’, TK 156 “Hàng hóa”
Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình”, TK 611 “Mua hàng”… Có TK 3332: Thuế TTĐB
- Khi nộp tiền thuế TTĐB vào ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Có TK 111, TK 112…
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán thuế TTĐB
TK 111, 112 TK 3332 TK 511 TK111,112,131 Thuế TTĐB bán hàng Doanh thu
Nộp thuế phải nộp bán hàng TK 156
Thuế TTĐB của hàng nhập khẩu
Kế toán thuế xuất khẩu
- Khi bán hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh toán), ghi:
Nợ TK 111, TK 112, TK 131…
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu) - Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 22
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán thuế xuất khẩu
TK 111, 112 TK 3333 TK 511 TK111,112,131 Nộp thuế Thuế xuất khẩu Doanh thu
phải nộp bán hàng
Được miễn, giảm, trả lại thuế xuất khẩu
Kế toán thuế GTGT trực tiếp
- Khi mua tài sản, dịch vụ không chịu thuế GTGT đầu vào, khi bán hàng hóa dịch vụ lập hóa đơn theo mẫu hóa dơn thông thường và không hạch toán thuế. - Cuối mỗi tháng, kế toán phải tổng hợp được doanh số bán ra và doanh số mua vào (bào gồm cả thuế GTGT) để tính số thuế GTGT còn phải nộp Nhà nước theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh số bán ra - Doanh số mua vào * Tỷ suất thuế GTGT Đồng thời định khoản:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng
TK sử dụng: TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán thuế GTGT trực tiếp
TK 3331 TK 511 TK 111, 112, 113
Thuế GTGT đầu ra Doanh thu bán hàng phải nộp (giá có thuế)
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 23
1.4. Kế toán chi phí
1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.4.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất:
- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương ) và lao động vật hóa (chi phí NVL, nhiên liệu,chi phí sử dụng công cụ dụng cụ,nhà xưởng…) trong quá trình SXSP.
- Có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất, như:
• Phân loại theo mối liên hệ với sản phẩm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp
• Phân loại theo khoản mục giá thành: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
• Phân loại theo yếu tố: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài.
• Phân loại theo thời gian tác dụng: chi phí trả trước, chi phí phải trả.
• Phân loại theo thời điểm phát sinh: chi phí năm trước, chi phí năm nay.
• Phân loại theo sự biến động: chi phí cố định, chi phí biến đổi.
• Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: chi phí thường xuyên, chi phí bất thường.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
• Đối với quy trình sản xuất đơn chiếc (mỗi sản phẩm có một công năng sử dụng khác nhau và có giá trị lớn ) đối tượng tập hợp CPSX là từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.
• Đối với quy trình sản xuất hàng loạt những số lượng sản phẩm tạo ra tương đối nhỏ :đối tượng tập hợp CPSX thường chọn theo từng đơn đặt hàng.
• Đối với quy trình sản xuất hàng loạt những số lương sản phẩm tạo ra tương đối lớn tùy theo quy trình công nghệ đang được áp dụng để lựa chọn đối tượng tập hợp CPSX phù hợp.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 24
• Nếu quy trình sản xuất đơn giản có thể chọn đối tượng tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm. Ngược lại, nếu quy trình sản xuất công nghệ phức tạp thì có thể chọn theo từng chi tiết sản phẩm hoặc từng dây chuyền sản xuất…
Giá thành sản phẩm:
- Giá thành sản phẩm là toàn bộ CPSX doanh nghiệp đã bỏ ra gắn liền với một kết quả sản xuấtnhất định. Giá thành sản xuấtlà một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ giữa 2 đại lượng :CPSX đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. - Phân loại giá thành sản phẩm:
• Giá thành định mức
• Giá thành kế hoạch
• Giá thành thực tế - Đối tượng tính giá thành:
• Xác định đối tượng giá thành sản phẩm là công việc cần thiết đối với toàn bộ quy trình tính giá sản phẩm, căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản xuất của DN, các loại sản phẩm của DN sản xuấtra và các loại dịch vụ cung cấp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
• Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là từng chi tiết của sản phẩm, từng công đoạn của quá trình sản xuất (tính giá thành bán thành phẩm ), từng sản phẩmhoàn chỉnh hoặc từng đơn đặt hàng cụ thể.
- Kỳ tính giá thành sản phẩm:
• Đối với DN sản xuất có chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho thường xuyên, kỳ tính giá thành có thể chọn phù hợp với kỳ báo cáo (tháng, quý…), để cung cấp thông tin kịp thời.
• Đối với DN có chu kỳ sản xuất dài hạn hoặc không ổn định, kỳ tính giá thành là kỳ sản xuất khi hoàn thành sản xuất từng sản phẩmhoặc giai đoạn sản xuất.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 25 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Chi phí SXKD dở dang dùng để tổng hợp chi phí SXKD phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp. Chi phí SXKD của khối lượng sản phẩm hoàn thành phát sinh trong kỳ,chi phí SXKD đầu kỳ và cuối kỳ của các hoạt động SXKD chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến.
- Chi phí SXKD phản ánh trên tài khoản phải được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX. Chi phí SXKD được phản ánh trên các tài khoản: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí sử dụng máy thi công với các hoạt động xây lắp.
1.4.1.2. Chứng từ và sổ sách
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
- Biên bản kiểm kê vật liệu tồn cuối tháng - Bảng thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định… - Số cái TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
1.4.1.3. Tài khoản sử dụng
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Nội dung và kết cấu TK 154:
Bên Nợ:
- Các chi phí NVLTT, chi phí NCTT. - Chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm kết chuyển trong kỳ.
Bên Có:
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được nhập kho hoặc giá trị nguyên vật liệu hàng hóa gia công nhập lại kho.
- Giá thành sản phẩm thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 26
1.4.1.4. Phương pháp hạch toán
- Cuối kỳ, căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã lựa chọn, tập hợp CPSX thực tế phát sinh trong kỳ hoặc căn cứ vào bảng tính phân bổ các chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang Có TK 621: Chi phí NVLTT Có TK 622: Chi phí NCTT Có TK 627: Chi phí SXC
- Tổng hợp CPSX phát sinh có liên quan đến đối tượng cần tính giá thành theo phương pháp kế toán HTK doanh nghiệp chọn.Nếu các chi phí đã tập hợp có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì phân bổ chúng cho các đối tượng chịu chi phí theo phương thức thích hợp.
- Đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp phù hợp.
- Tính giá thành sản phẩm và tiến hành nhập kho thành phẩm.
1.4.2. Kế toán giá vốn hàng bán
1.4.2.1. Khái niệm
- Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hoặc giá thành thực tế lao vụ - dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho:
Việc tính giá xuất hàng tồn kho được xác định theo 4 phương pháp sau đây:
• Phương pháp thực tế đích danh:
Phương pháp này được áp dụng đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Khi xuất kho, DN chỉ định rõ giá xuất.
• Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO – first in-first out):
Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau. Giá trị hàng cuối kỳ là giá mua hàng hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 27
• Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO – last in-last out):
Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất dùng được tính theo giá của lần nhập sau cùng và số sản phẩm còn lại cuối kỳ là những hàng hóa được mua hoặc thành phẩm được sản xuất trước đó.
• Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này, cuối kỳ kế toán tính giá trị hàng xuất kho theo đơn giá bình quân của thành phẩm sản xuất trong kỳ và tồn đầu kỳ theo công thức:
Đơn giá bình quân
gia quyền =
Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
1.4.2.2. Chứng từ và sổ sách
- Phiếu xuất kho, Bảng kê bán hàng của đại lý - Đơn đặt hàng, Hợp đồng kinh tế
- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, Bảng phân bổ chi phí mua hàng - Bảng phân bổ chi phí giá vốn, Bảng phân bổ chi phí vượt định mức - Biên bản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Biên bản kiểm kê HTK - Sổ chi tiết và sổ cái TK 632 “Giá vốn hàng bán”
1.4.2.3. Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” - Nội dung và kết cấu TK 632:
Bên Nợ:
• Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Bên Có:
• Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước.
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 28
• Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 đế xác định kết quả kinh doanh.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
1.4.2.4. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán
TK 154, 155 TK 632 TK 155 (1) (3) TK 157 TK 159 (2) (4) TK 911 (5) Diễn giải: (1) Xuất kho bán sản phẩm trực tiếp (2) Xuất sản phẩm gởi đi bán (3) Nhập kho số sản phẩm đã bán bị khách hàng trả lại (4) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 29
1.4.3. Kế toán chi phí bán hàng
1.4.3.1. Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa, bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng: bao gồm tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
- Chi phí cho phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay.
- Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển…
- Chi phí mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: Chi phí thuê sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi…
- Chi phí khác bằng tiền đã chi ra phục vụ cho hoạt động bán hàng, gồm: chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo…
1.4.3.2. Chứng từ và sổ sách
- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ… dùng cho hoạt động bán hàng - Bảng tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng - Hóa đơn GTGT các dịch vụ phục vụ hoạt động bán hàng, giao hàng - Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
- Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt dộng bán hàng
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRANG 30
1.4.3.3. Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng”
TK này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản