I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ
2.2.1. Các phương thức TTQT tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương Hà
Hà Nội
a. Chuyển tiền đi/đến
Trong giai đoạn 2008-2012, lượng giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về chỉ có sự tăng trưởng đột biến trong hai năm 2010 và 2011 do trong hai năm này, khách hàng có quan hệ tín dụng trước đây với Chi nhánh bán tài sản cho đối tác nước ngoài và chuyển tiền về để tất toán dư nợ (các lần trả nợ được rải đều trong hai năm 2010 và 2011). Bên cạnh đó, trong giai đoạn này Chi nhánh cũng thu hút được một khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài nên lượng ngoại tệ chuyển về đầu tư cũng góp phần làm gia tăng doanh số.
Bảng 2.4 Doanh số nghiệp vụ chuyển tiền đi/đến tại Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2008 - 2012
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Chuyển tiền đi 103 1.27 267 11.48 457 9.20 484 8.24 575 9.71 Chuyển tiền đến 130 1.82 142 4.60 216 11.13 236 8.28 229 1.57
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Agribank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2008 - 2012
Hiện nay, chuyển tiền đi là nghiệp vụ có số lượng giao dịch nhiều nhất tại Chi nhánh Hùng Vương và có sự tăng trưởng đều qua các năm. Nếu như năm 2008 chỉ phát sinh 103 món chuyển tiền đi với doanh số 1.27 triệu USD thì số liệu tương ứng năm 2012 là 575 món với doanh số 9.71 triệu USD (số món tăng 5.6 lần và doanh số tăng 7.6 lần). Số liệu năm 2008 còn thấp do đây là năm đầu tiên Chi nhánh đi vào hoạt động, chưa được nhiều khách hàng biết tới dịch vụ TTQT của Chi nhánh và khách hàng chủ yếu thanh toán bằng nguồn vốn tự có. Doanh số năm 2009 tăng trưởng do Chi nhánh thực hiện giao dịch tài trợ mua tàu vận chuyển container quốc tế giá trị lớn nhưng đây chỉ là giao dịch không định kỳ nên sang tới năm 2010, doanh số có giảm đi mặc dù số lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Trong hai năm 2011 và 2012, Chi nhánh đã thu hút thêm được nhiều khách hàng mới nên số lượng giao dịch có sự gia tăng nhưng do khó khăn chung về kinh tế nên giá trị giao dịch không tăng trưởng mạnh như trước. Vì vậy, đây có thể coi là một kết quả đáng ghi nhận của dịch vụ TTQT tại Chi nhánh Hùng Vương.
b. Chuyển tiền biên mậu
Hiện nay, Chi nhánh Hùng Vương mới chỉ phát sinh nghiệp vụ chuyển tiền biên mậu thanh toán hàng NK. Trong phân tích của mình, tác giả tách riêng chuyển tiền đi với chuyển tiền biên mậu thanh toán hàng NK vì dù cùng là chuyển tiền ra nước ngoài nhưng quy trình chuyển tiền lại hoàn toàn khác nhau. Không giống với nghiệp chuyển tiền đi nêu trong mục (a) là chuyển tiền qua hệ thống SWIFT, trong chuyển tiền biên mậu, Chi nhánh Hùng Vương chỉ đóng vai trò là ngân hàng trung gian nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ khách hàng và giúp khách hàng đặt mua ngoại tệ
(hiện nay ở Chi nhánh mới chỉ phát sinh đồng Nhân dân tệ - CNY để phục vụ các giao dịch ngoại thương với Trung Quốc). Sau đó, tiền đồng từ tài khoản tiền gửi của khách hàng được trích chuyển đi các Chi nhánh sát biên khác trong cùng hệ thống (như Chi nhánh Agribank Thành phố Lạng Sơn hay Móng Cái) để mua ngoại tệ theo giá đã thỏa thuận giữa ba bên. Chính các Chi nhánh sát biên mới là nơi thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi sang thị trường Trung Quốc.
Bảng 2.5 Doanh số chuyển tiền biên mậu tại Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: triệu USD
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng 0 0 21 4 14
Giá trị 0 0 1.10 0.08 1.74
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Agribank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2008 - 2012
Trong hai năm đầu từ khi thành lập, Chi nhánh không phát sinh giao dịch thanh toán biên mậu nào. Tới năm 2010, một số khách hàng bắt đầu sử dụng nghiệp vụ này để thanh toán sang thị trường Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ thay vì thanh toán bằng đồng USD. Nhìn vào bảng trên có thể thấy giá trị giao dịch trong năm 2011 có sự giảm mạnh là do trong năm này, việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ gây chậm trễ trong việc báo có cho người hưởng bên Trung Quốc nên khách hàng chuyển sang hình thức chuyển qua SWIFT bằng USD. Tới năm 2012, số lượng giao dịch không nhiều nhưng giá trị thanh toán lại tăng là do trong năm 2011, Chi nhánh có khách hàng nhận vốn đầu tư từ Trung Quốc (bằng USD), tới năm 2012 khi đã có lợi nhuận thì khách hàng chuyển trả lại một phần nguồn vốn trên về Trung Quốc (bằng Nhân dân tệ). Như vậy, từ chưa phát sinh giao dịch nào trong năm 2008, tới năm 2012 đã có 5 khách hàng doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ chuyển tiền biên mậu của Chi nhánh với giá trị tương đối là 1.7 triệu USD. Điều này cho thấy nghiệp vụ này có sự tăng trưởng đáng ghi nhận.
c. Nhờ thu
của Chi nhánh đều ở mức thấp. Tuy nhiên những năm tiếp theo, các con số đã có sự tăng trưởng rõ rệt.
Bảng 2.6 Doanh số nghiệp vụ nhờ thu XNK tại Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: ngàn USD
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Nhờ thu NK 2 7 4 506 21 2,328 63 5,589 98 10,243 Nhờ thu XK 6 147 6 83 4 66 2 19 1 2 Tổng 8 154 10 589 25 2,394 65 5,608 99 10,245
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Agribank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2008 - 2012
Nhìn vào bảng trên có thể thấy nhờ thu XK không phải là thế mạnh của Chi nhánh. Điều này thể hiện ở việc cả số lượng cũng như doanh số đều giảm dần qua các năm. Tới năm 2012 chỉ phát sinh một giao dịch với giá trị nhờ thu rất nhỏ là 2 ngàn USD. Nguyên nhân của điều này là do đối với nhờ thu XK, Chi nhánh chỉ có một khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mây tre đan XK sang thị trường Hy Lạp. Vì thế, giá trị mỗi lần nhờ thu không lớn. Hơn nữa trong hai năm 2011 và 2012, khu vực Châu Âu bị khủng hoảng kinh tế, đặc biệt trong năm 2012, Hy Lạp lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn nên mặc dù vẫn xuất hàng cho đối tác nước ngoài nhưng khách hàng chấp nhận cho đối tác mua chịu. Vì vậy, số lượng và doanh số nhờ thu XK năm 2011 và 2012 tương ứng lần lượt chỉ còn 2 món trị giá 19 ngàn USD và 1 món trị giá 2 ngàn USD.
Ngược lại với nhờ thu XK, nhờ thu NK lại là thế mạnh của Chi nhánh, đem lại nguồn thu lớn cho dịch vụ TTQT. Các chỉ số của nghiệp vụ nhờ thu NK đều có sự tăng trưởng, đặc biệt số tiền giao dịch tăng mạnh, đều qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do một số khách hàng của Chi nhánh vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt (đặc biệt các khách hàng kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc) nên doanh số TTQT tăng cao. Hơn nữa, qua các năm thực hiện giao dịch ngoại thương với đối tác nước ngoài, độ tin tưởng trong giao dịch đã hình
thành nên thay vì phải thanh toán bằng hình thức L/C hoặc phải chuyển tiền toàn bộ giá trị hợp đồng thì nay, khách hàng chỉ phải thanh toán chuyển tiền trước đặt cọc một phần giá trị hợp đồng và phần còn lại được thanh toán bằng hình thức nhờ thu. Hiện nay, ở Chi nhánh phát sinh hai hình thức nhờ thu NK D/A và D/P, trong đó hình thức D/P là chủ yếu.
d. L/C
Mặc dù Chi nhánh có phát sinh nghiệp vụ L/C nhưng đây không phải là nghiệp vụ chính của Chi nhánh. Do đó, số lượng cũng như giá trị giao dịch không cao.
Bảng 2.7 Doanh số nghiệp vụ L/C tại Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: ngàn USD
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền L/C NK 7 631 18 8,064 23 848 44 2,625 43 1,614 L/C XK 2 101 3 745 2 115 0 0 1 70 Tổng 9 732 21 8,809 25 963 44 2,625 44 1,684
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Agribank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2008 - 2012
Các nghiệp vụ liên quan tới XK không vốn không phải là thế mạnh của Chi nhánh. Hơn nữa trong những năm đầu mới thành lập, mảng dịch vụ marketing, chính sách khách hàng còn chưa được coi trọng đúng mức nên Chi nhánh đã để mất một số khách hàng XK. Điều này khiến cho cả số lượng cũng như doanh số giao dịch đều ở mức thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Trong khi đó, nghiệp vụ L/C NK của Chi nhánh có các dấu hiệu khả quan hơn. Nhìn vào bảng trên có thể thấy doanh số giao dịch trong năm 2009 có sự gia tăng đột biến. Nguyên nhân là do trong năm này, Chi nhánh thực hiện tài trợ tín dụng cho hai khách hàng trong đó một mua và thanh toán mặt hàng tàu vận chuyển container, một mua và thanh toán mặt hàng thép bằng hình thức L/C. Tuy nhiên như đã nói, đây chỉ là các giao dịch đột xuất, không phát sinh thường xuyên nên sang các năm sau từ năm 2010 trở đi, doanh số giao dịch giảm mạnh so với năm 2009.
Tới năm 2011, Chi nhánh thu hút thêm được một số khách hàng NK mới có giao dịch thanh toán bằng hình thức L/C nên doanh số đã được cải thiện đáng kể (doanh số giao dịch năm 2011 cao gấp 3.1 lần so với năm 2010). Tới năm 2012, doanh số giao dịch L/C giảm đi so với năm 2011 do khách hàng đã chuyển việc thanh toán từ hình thức này sang hình thức nhờ thu.
e. Thẻ tín dụng Quốc tế
Giao dịch viên của Chi nhánh đã có những tư vấn và hướng dẫn khách hàng khi lựa chọn các sản phẩm thẻ phù hợp cho mục đích sử dụng của chủ thẻ. Đối với khách hàng là những đối tượng đi lao động nước ngoài, ngoài việc được hướng dẫn mở tài khoản tại Chi nhánh, khách hàng còn được tư vấn để phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ Quốc tế. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính, có nhu cầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ cũng như có xu hướng tiếp cận với các mô hình thanh toán hiện đại, Chi nhánh tư vấn để phát hành thẻ tín dụng Quốc tế (TDQT). Năm 2008, Chi nhánh phát hành được 45 thẻ ghi nợ quốc tế (GNQT), năm 2009 đạt 40 thẻ GNQT và 65 thẻ TDQT, năm 2010 đạt 34 thẻ GNQT và 20 thẻ TDQT, năm 2011 đạt 52 thẻ GNQT và 35 thẻ TDQT, năm 2012 đạt 92 thẻ GNQTvà 64 thẻ TDQT. Dư nợ thẻ TDQT qua các năm giữ mức khá, khách hàng ngày càng ưa thích loại hình thanh toán hiện đại và tiện ích này.
Chi nhánh cũng đã bố trí các cán bộ có trình độ, có nghiệp vụ, tác phong nhanh nhẹn tại quầy tiếp nhận thông tin đăng ký phát hành thẻ đồng thời là quầy giải quyết tra soát, khiếu nại của khách hàng về thẻ. Hiện tại, đội ngũ giao dịch viên cùng với các thiết bị hỗ trợ thẻ như hệ thống FIMI, IPCAS, máy ATM đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như giải quyết khiếu nại từ phía khách hàng.
g. Kinh doanh ngoại tệ
Nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ (KDNT) ở Chi nhánh được bộ phận TTQT thực hiện cũng các nghiệp vụ khác của dịch vụ TTQT do Chi nhánh chưa có bộ phận/phòng chuyên trách về Kinh doanh ngoại hối.
Bảng 2.8 Số liệu nghiệp vụ KDNT tại Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2008 - 2012
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền I. MUA NGOẠI TỆ 941 3.77 623 17.21 833 11.03 1,417 21.74 1,722 22.00 - Mua của Sở Giao dịch 26 1.11 81 11.34 152 6.48 275 11.24 377 17.43 - Mua của TCKT 55 1.33 96 5.00 96 3.37 53 7.00 48 0.84 - Mua của cá nhân 860 1.33 446 0.87 588 1.18 1,089 3.50 1,297 3.73 II. BÁN NGOẠI TỆ 152 4.15 311 16.93 514 11.64 712 21.81 805 21.99 - Bán cho Sở Giao dịch 23 2.11 17 2.44 13 1.28 12 5.78 9 0.17 - Bán cho TCKT 109 1.89 280 14.39 479 10.25 664 15.84 748 21.65 - Bán cho cá nhân 20 0.15 14 0.10 22 0.11 36 0.19 48 0.17 Tổng doanh số 7.92 34.14 22.67 43.55 43.99 Lãi KDNT (triệu VND) 311 108 539 675 573
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Agribank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2008 - 2012
Qua số liệu trên có thể thấy năm 2008 doanh số và số món giao dịch đều ở mức thấp do Chi nhánh Hùng Vương mới đi vào hoạt động từ 01/04/2008 nên số lượng khách hàng biết đến dịch vụ TTQT tại Chi nhánh còn chưa nhiều, và chủ yếu khách hàng thanh toán bằng nguồn vốn tự có nên trị giá giao dịch thường nhỏ. Sang năm 2009, doanh số giao dịch tăng mạnh đột biến từ nghiệp vụ mở và thanh toán L/C (8 triệu USD), chuyển tiền (11,5 triệu USD) dẫn tới doanh số mua bán ngoại tệ
tăng mạnh (lên tới 34.14 triệu USD). Nguyên nhân là do Chi nhánh thực hiện một số giao dịch lớn (tài trợ mua tàu vận chuyển container quốc tế) và mở L/C nhập khẩu mặt hàng thép. Đây là một số giao dịch không định kỳ, thường xuyên dựa trên nguồn vốn cho vay và giá hàng hoá tại thời điểm 2009. Do đó, nếu xét về doanh số thì năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng số lượng giao dịch cũng như số lượng khách hàng có quan hệ TTQT với Chi nhánh lại tăng 73% so với năm 2009. Tới năm 2011 và năm 2012, Chi nhánh đã từng bước thu hút và phục vụ tốt khách hàng xuất nhập khẩu; tăng mạnh về doanh số giao dịch mua bán ngoại tệ lên mức tương ứng 43.55 triệu USD và 43.99 triệu USD.
Lãi KDNT cũng có sự biến động khả quan qua các năm. Lãi KDNT năm 2009 đạt thấp do tình hình ngoại tệ căng thẳng, dù doanh số mua bán ngoại tệ cao nhưng năm 2009 Chi nhánh chủ yếu thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn từ Sở giao dịch để bán kỳ hạn cho khách hàng nên chỉ đáp ứng được việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng tới khách hàng để thu phí dịch vụ chứ không đặt mục tiêu kinh doanh ngoại tệ lên trên. Năm 2010, lãi kinh doanh ngoại tệ tăng cao hơn các năm trước, do Chi nhánh đã tư vấn cho khách hàng chuyển đổi loại ngoại tệ thanh toán từ USD sang các loại ngoại tệ khác, nên Chi nhánh đã chủ động hơn trong kinh doanh ngoại tệ. Sang tới năm 2012, giá trị giao dịch tương đương mức của năm 2011 nhưng lãi KDNT có giảm đi, nguyên nhân là do Chi nhánh muốn tăng sự cạnh tranh về tỷ giá với các NHTM khác nên không đặt nặng mục tiêu lãi KDNT như trước đó.