I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ
b. Kết luận
3.3.3. Với NHNo&PTNT Việt Nam
3.3.3.1. Cơ cấu lại mô hình hoạt động
Tại NHNo&PTNT Việt Nam, khi một Chi nhánh có nhu cầu thực hiện giao dịch TTQT sẽ được Hội sở chính xem xét và cấp giấy phép hoạt động. Khi đó, mọi giao dịch liên quan tới nghiệp vụ sẽ được xử lý trực tiếp tại Chi nhánh. Tuy nhiên, không phải Chi nhánh nào cũng có đội ngũ cán bộ TTQT có trình độ nghiệp vụ cao và giao dịch TTQT phát sinh thường xuyên. Điều này làm giảm hiệu quả của dịch vụ TTQT và đôi khi gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác, khi thực hiện dịch vụ TTQT, ngoài yếu tố về trình độ nghiệp vụ của cán bộ, yếu tố cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho giao dịch cũng đòi hỏi rất cao. Do vậy, tại các ngân hàng hiện đại, hoạt động trên phạm vi toàn cầu, các giao dịch TTQT được xử lý tập trung tại Trung tâm TTQT. Hoạt động của Trung tâm TTQT sẽ được chuyên môn hoá cao, được trang bị đầy đủ về máy móc thiết bị, hệ thống truyền tin cùng với đội ngũ giao dịch viên có đủ năng lực để xử lý giao dịch TTQT cho các Chi nhánh trong khu vực. Tại Việt Nam hiện nay, có một số NHTM đã áp dụng hình thức thanh toán tập trung như Vietcombank, BIDV… Chính vì thế, trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động, trong điều kiện được trang bị hệ thống quản lý hiện đại cùng với lực lượng cán bộ có trình độ ngoại ngữ cao và có kinh nghiệp trong xử lý các giao dịch TTQT, NHNo&PTNT Việt Nam nên xem xét, xây dựng mô hình hoạt động theo hướng xử lý tập trung để
phát huy tối đa nguồn lực về con người cũng như công nghệ thông tin.
Khi áp dụng mô hình thanh toán tập trung, tại tất cả các Chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, nếu có phát sinh nhu cầu dịch vụ TTQT, giao dịch viên sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng rồi chuyển tới Trung tâm TTQT để thực hiện. Việc xây dựng Trung tâm TTQT sẽ cho phép NHNo&PTNT Việt Nam:
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ, chuyên nghiệp hoá trong giao dịch - Tiết kiệm chi phí giao dịch, thiết bị, con người
- Hạn chế rủi ro trong giao dịch, nâng cao an toàn trong hoạt động TTQT
3.3.3.2. Xem xét đưa ra mức phí thanh toán cạnh tranh
Hiện nay, biểu phí mà Chi nhánh Hùng Vương đang áp dụng là do NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra cho toàn hệ thống. Điều này làm mất đi tính chủ động của Chi nhánh trong việc áp dụng mức phí đối với một số khách hàng đặc biệt. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam nên xây dựng một chiến lược giá có phần linh hoạt cho các Chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hùng Vương nói riêng tự điều chỉnh cho phù hợp với chính sách khách hàng trong từng thời kỳ của Chi nhánh.
3.3.3.3. Cần thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh quy chế, quy định TTQT chặt chẽ, rõ ràng cụ thể
TTQT là hoạt động giữa các NHTM trong nước và quốc tế, với việc tự nguyện chấp hành theo các quy ước, quy tắc quốc tế và luật pháp của mỗi nước. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam phải kịp thời bổ sung, sửa đổi quy định quy trình TTQT trong hệ thống của mình chặt chẽ, nhất quán, tuân theo quy tắc, thông lệ quốc tế. Cụ thể hơn, NHNo&PTNT Việt Nam cần:
- Bổ sung cụ thể hơn quy định về nghiệp vụ TTQT trên cơ sở phù hợp với các nghiệp vụ khác để đảm bảo cho Chi nhánh Hùng Vương có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
- Tăng sự chủ động của Chi nhánh Hùng Vương trong kinh doanh ngoại tệ, cho phép Chi nhánh Hùng Vương thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các TCTD khác.
Trong thời gian tới, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục mở rộng, củng cố quan hệ với các ngân hàng lớn trên thế giới về số lượng và chất lượng với phương châm uy tín, hiệu quả, đảm bảo đôi bên cùng có lợi để duy trì mối quan hệ lâu dài. Làm được điều này, uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam sẽ được nâng cao trên trường quốc tế cũng như trong nước, các giao dịch TTQT cũng sẽ được diễn ra nhanh chóng, an toàn, hiệu quả hơn nữa.
Thông qua các mạng lưới ngân hàng đại lý của mình, NHNo&PTNT Việt Nam có thể tăng cường khai thác các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tư vấn khách hàng, xúc tiến xuất khẩu giúp khách hàng đặc biệt là đến các thị trường còn mới mẻ với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, khi có vấn đề phát sinh, thông qua mạng lưới ngân hàng đại lý, việc xử lý sẽ nhanh, gọn và thuận tiện hơn.
3.3.3.5. Đầu tư hiện đại hóa công nghệ
Công nghệ là yếu tố then chốt trong cạnh tranh và tăng cường đầu tư cho công nghệ nhằm phát triển những dịch vụ ngân hàng mới, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí vận hành vẫn sẽ là một xu hướng nổi bật trong thời gian sắp tới, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển rầm rộ như hiện nay. Vì thế, để cạnh tranh được với các NHTM trong và ngoài nước, một hoạt động mà NHNo&PTNT Việt Nam phải chú ý tới là hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chung cũng như dịch vụ TTQT nói riêng. Công nghệ thông tin càng hiện đại, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế (về tốc độ, khả năng bảo mật…) thì NHNo&PTNT Việt Nam có thể thực hiện hoạt động nói chung của mình cũng như quá trình TTQT nói riêng thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.