Khái niệm dịch vụ TTQT của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh NHNoPTNT Hùng Vương Hà Nội (Trang 28 - 30)

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

1.1.1.Khái niệm dịch vụ TTQT của NHTM

1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ của NHTM

Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể, chính xác nào về dịch vụ ngân hàng. Tại Việt Nam, các NHTM hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng nhưng ngay cả trong văn bản pháp luật này cũng không đề cập tới khái niệm “dịch vụ ngân hàng” mà chỉ nhắc tới “hoạt động ngân hàng”, theo đó “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: 1.Nhận tiền gửi; 2.Cấp tín dụng; 3.Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (mục 12 điều 4).

Trong khi đó, theo như cách phân loại của WTO thì dịch vụ được phân loại thành 12 phân ngành trong đó dịch vụ tài chính là phân ngành thứ 7:

1. Dịch vụ kinh doanh 2. Dịch vụ liên lạc

3. Dịch vụ xây dựng và thi công 4. Dịch vụ phân phối

5. Dịch vụ giáo dục 6. Dịch vụ môi trường

7. Dịch vụ tài chính

8. Dịch vụ liên quan tới sức khỏe và dịch vụ XH 9. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan tới lữ hành 10. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao

11. Dịch vụ vận tải 12. Các dịch vụ khác

Đồng thời, WTO cũng chỉ ra dịch vụ tài chính bao gồm tất cả dịch vụ bảo hiểm và liên quan tới bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Như vậy có thể thấy, theo quan điểm của WTO thì dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính.

Tổng hợp các ý kiến trên đây kết hợp với khái niệm “dịch vụ” được đưa ra theo ISO 8402: “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, theo quan điểm cá nhân tác giả thì “dịch vụ ngân hàng là

tất cả các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng”. Một số dịch vụ chính được cung cấp bởi NHTM được liệt kê như dưới đây:

- Huy động vốn - Tín dụng

- Thanh toán và ngân quỹ (bao gồm cả thanh toán trong nước và ra nước ngoài)

- Kinh doanh ngoại hối

- Một số dịch vụ khác được phép

1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ TTQT của NHTM

Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển dịch vụ TTQT do các NHTM cung cấp.

Theo tác giả Lê Thị Phương Liên – Luận án tiến sĩ (2008) thì “TTQT là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan kệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế, giữa các công ty, các cá nhân của các nước với các đối tác của mình trên thế giới để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng của các nước có liên quan”.

Như vậy, có thể thấy khi cung cấp dịch vụ TTQT, các NHTM đóng vai trò cầu nối giúp quan hệ kinh tế quốc tế được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và an toàn. Vì thế, theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu “dịch vụ TTQT là dịch vụ được NHTM cung cấp cho khách hàng mà theo đó NHTM thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác,

hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh NHNoPTNT Hùng Vương Hà Nội (Trang 28 - 30)