Vai trò của TTQT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh NHNoPTNT Hùng Vương Hà Nội (Trang 31 - 32)

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

1.1.3. Vai trò của TTQT

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế của các chủ thể tham gia

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập, trong bối cảnh đó, TTQT nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động TTQT được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.

1.1.3.2. Đối với các NHTM

Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà XNK cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua NHTM với mạng lưới Chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay

mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Và cũng nhờ TTQT mà NHTM sẽ được hưởng lợi như sau:

- NHTM thu hút thêm được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường - NHTM tăng doanh thu và lợi nhuận của mình

- NHTM có thể phân tán bớt rủi ro

- NHTM nhờ dịch vụ TTQT có thể mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh NHNoPTNT Hùng Vương Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w