Đặc điểm dịch vụ TTQT của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh NHNoPTNT Hùng Vương Hà Nội (Trang 30 - 31)

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

1.1.2. Đặc điểm dịch vụ TTQT của NHTM

1.1.2.1. Chứa đựng nhiều rủi ro

Dịch vụ TTQT cũng giống như dịch vụ thanh toán trong nước đều chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ngoài những rủi ro mà dịch vụ TTQT hay thanh toán trong nước đều gặp phải như rủi ro nghiệp vụ hay rủi ro đạo đức kinh doanh… thì do dịch vụ TTQT có thêm yếu tố nước ngoài nên còn có một số rủi ro đặc trưng khác được đề cập tới dưới đây.

a. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị là rủi ro xảy ra do môi trường pháp lý, môi trường chính trị của một quốc gia có chủ thể tham gia vào quá trình TTQT không ổn định, hay thay đổi. Những thay đổi này khiến các ngân hàng, người NK, người XK không thực hiện được quá trình TTQT đã định, gây tổn thất về mặt kinh tế và trong nhiều trường hợp dẫn tới tranh chấp kéo dài giữa các bên.

b. Rủi ro tỷ giá

Khi người NK và XK tham gia vào giao dịch TTQT thì đồng tiền thanh toán có thể là đồng nội tệ của một trong hai nước của người XK hoặc người NK hoặc có thể là đồng tiền của một nước thứ ba. Như vậy, đối với ít nhất một bên đồng tiền thanh toán sẽ là ngoại tệ. Vì thế, trong các giao dịch TTQT sẽ xuất hiện rủi ro tỷ giá, phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng tới giá trị kỳ vọng trong tương lai.

1.1.2.2. Tính phức tạp

Do các chủ thể tham gia vào quá trình TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau nên các giao dịch TTQT có tính phức tạp. Sự phức tạp thể hiện ở quy trình nghiệp vụ, ở nguồn luật dẫn chiếu hay xử lý tranh chấp...

1.1.2.3. Dịch vụ TTQT chịu sự chi phối của luật pháp và các tập quán TTQT

Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển dịch vụ TTQT do các NHTM cung cấp. Như vậy, chủ thể tham gia vào quá trình TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Các quốc gia này lại có hệ

thống luật pháp khác nhau. Do đó, đương nhiên các giao dịch TTQT sẽ chịu sự chi phối của các nguồn luật quốc tế. Chính vì có sự mâu thuẫn, khác nhau trong luật pháp các quốc gia nên các giao dịch TTQT còn chịu sự chi phối của các tập quán TTQT. Chính vì thế mỗi chủ thể khi tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế cũng như giao dịch TTQT cần tìm hiểu kỹ về các nguồn luật, tập quán có liên quan để tránh xảy ra tranh chấp, thất thoát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh NHNoPTNT Hùng Vương Hà Nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w