Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp trung thành - thành phố thái nguyên (Trang 45 - 121)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn thành phố có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Trung Thành, đây là một doanh nghiệp trong nhiều năm qua đƣợc đánh giá là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, đƣợc khách hàng tin tƣởng, đƣợc các cấp chính quyền cũng nhƣ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội trao tặng nhiều giải thƣởng và danh hiệu cao quý. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vị trí, địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp của Thành phố Thái Nguyên nói chung và trong doanh nghiệp Trung Thành nói riêng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Việc sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Trung Thành trong thời gian qua, còn những tồn tại hạn chế nào cần khắc phục để doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Xuất phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từ đó, Doanh nghiệp cần có những giải pháp gì để phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, tôi chọn doanh nghiệp Trung Thành - Thành phố Thái Nguyên làm điểm nghiên cứu của đề tài.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu chủ yếu đƣợc thu thập từ các nguồn sau:

- Các báo cáo tổng kết về lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trung Thành trong các năm (2009 - 2013).

- Báo cáo tổng kết hàng năm của các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Trung Thành (2009 - 2013).

- Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thành phố Thái Nguyên giai đoạn từ 2011 - 2020.

- Những nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nƣớc về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói riêng và công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung.

* Đối với số liệu sơ cấp

- Để có đƣợc nguồn dữ liệu sơ cấp, luận văn tiến hành thực hiện một nghiên cứu định lƣợng. Với mẫu nghiên cứu và số phiếu phát là 100, thu về 100 phiếu của 100 công nhân viên trong doanh nghiệp, đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên ở các Phòng, các phân xƣởng, tổ, đội thuộc doanh nghiệp.

- Xây dựng phiếu điều tra (có mẫu phiếu điều tra, khảo sát kèm theo) - Tiến hành phát phiếu trực tiếp cho các đối tƣợng điều tra.

Nội dung bảng hỏi tập trung vào 2 vấn đề chính.

* Thứ nhất là thăm dò nhu cầu đào tạo của ngƣời lao động trong thời gian tới (sự hài lòng về công việc hiện tại, nhu cầu đào tạo, kiến thức, kỹ năng có nhu cầu đào tạo, đào tạo nhằm mục tiêu gì). (mẫu phiếu số 3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Thứ hai là đánh giá chƣơng trình đào tạo đã qua (đánh giá chung, kỹ năng giảng dạy của giảng viên, tác dụng chƣơng trình). (mẫu phiếu số 4)

Trên cơ sở các nguồn thông tin có đƣợc, luận văn dùng các phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phân tích để giải quyết vấn đề.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp thu thập đƣợc, tác giả tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu, để so sánh, đánh giá phân tích tác động ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nhƣ thế nào.

- Đối với thông tin sơ cấp, trên cơ sở các phiếu điều tra thu thập đƣợc, tác giả tổng hợp mức độ hài lòng của nhân viên đối với nhu cầu đào tạo cũng nhƣ đánh giá về chƣơng trình đào tạo, để tìm ra những tồn tại, hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu để mô tả: Các thông tin của doanh nghiệp, quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quá trình phát triển nguồn nhân lực bao gồm (quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng lao động…)

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

- Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế; trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp này để xác định mức độ biến động về nguồn nhân lực của doanh nghiệp từ năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

2.2.4.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Đây là phƣơng pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, từ đó rút ra kết luận bổ ích cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tƣơng lai, cho nghiên cứu khoa học. Thƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm đi vào nghiên cứu các diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện, ở đây tác giả nghiên cứu các diễn biến về nguồn nhân lực; Nghiên cứu các giải pháp mà trƣớc đó đã áp dụng trong giải pháp phát triển nâng cao nguồn nhân lực để từ đó tìm ra giải pháp có tính khả thi đối với nguồn nhân lực của doanh nghiệp Trung Thành - Thành phố Thái Nguyên trong tƣơng lai.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về hiện trạng của doanh nghiệp

+ Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng số lao động của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.

+ Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một số năm.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô, chất lượng nguồn nhân lực

+ Nguồn nhân lực của doanh nghiệp qua các năm.

+ Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề, khu vực, giới tính và nhóm tuổi. + Cơ cấu số lƣợng lao động về trình độ học vấn, chuyên môn đƣợc đào tạo.

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực

+ Hệ thống chỉ tiêu định tính:

- Kiến thức và kỹ năng thực hiện sản xuất kinh doanh, trình độ giao tiếp của ngƣời lao động đƣợc nâng lên so với trƣớc khi đƣợc đào tạo.

- Việc đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua chỉ tiêu này có thể thực hiện thông qua các test phỏng vấn trực tiếp những ngƣời đƣợc đào tạo hoặc gửi phiếu điều tra xã hội học cho những ngƣời đƣợc đào tạo để họ tự đánh giá.

+ Hệ thống chỉ tiêu định lượng:

- Mức độ tăng lợi nhuận sau đào tạo: Đƣợc tính theo công thức Ptăng thêm = Psau đào tạo - Ptrƣớc đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó: Ptăng thêm, Psau đào tạo, Ptrƣớc đào tạo: Là lợi nhuận tăng thêm, lợi nhuận sau đào tạo và lợi nhuận trƣớc đào tạo.

- Thời gian thu hồi kinh phí đào tạo: Đƣợc tính theo công thức:

Tthu hồi = C/P

Trong đó:

Tthu hồi: Là thời gian thu hồi kinh phí đào tạo

C: Tổng chi phí mà doanh nghiệp chi trả do cử ngƣời đi đào tạo

P: Lợi nhuận tăng thêm trong 1 đơn vị thời gian sau đào tạo so với trƣớc đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP TRUNG THÀNH

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về doanh nghiệp Trung Thành

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tƣ nhân Trung Thành đƣợc thành lập theo quyết định số: 26/QĐ-UB ngày 04/01/1999 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Đăng ký kinh doanh số: 1701000767 do Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 08/01/1999.

Trụ sở chính: Km 11, Quốc lộ 3, tổ 19, phƣờng Trung Thành - Thành phố Thái nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, ngày 23/03/2009 Doanh nghiệp Trung Thành đăng ký thay đổi lần thứ 6 với nội dung thay đổi vốn đầu tƣ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế doanh nghiệp tƣ nhân số: 4600201989 do Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 23/03/2009.

Sau 15 năm phát triển và trƣởng thành đến nay quy mô của Doanh nghiệp ngày càng mở rộng, sản xuất kinh doanh không những lớn mạnh mà còn đƣợc đa dạng hóa với các ngành nghề khác nhau.

Bên cạnh việc kinh doanh hiệu quả cùng với sự tích cực tham gia các công tác từ thiện, nhân đạo, Doanh nghiệp Trung Thành đã đƣợc khách hàng tin tƣởng, đƣợc các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng nhƣ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội trao tặng nhiều giải thƣởng và danh hiệu cao quý nhƣ:

+ Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng: “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam vàng năm 2007”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biểu năm 2004 - 2008”.

+ Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng cờ: “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008”

+ Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải: “Sao vàng Đất Việt năm 2008, 2009”.

+ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen:“Doanh nghiệp dẫn đầu phong trào xóa nhà dột nát”

+Nằm trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp

Hình 3.1: Bộ máy quản lý tại Doanh nghiệp Tư nhân Trung Thành

(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính)

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp

Sản xuất các sản phẩm chịu lửa (gạch chịu lửa) cung cấp cho thị trƣờng, bán buôn kim loại và quặng kim loại (sắt, thép, kim loại, quặng kim loại, Fero, gang); Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ; Xây dựng công trình

Giám đốc Phó giám đốc Phân xƣởng Tổ đội Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế hoạch - Vật tƣ Phòng Kế toán – Tài chính Bảo vệ Phòng Kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣờng sắt và đƣờng bộ; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa và ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Sản xuất có lợi nhuận, nộp thuế đầy đủ, đảm bảo đời sống ấm no cho cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong thị trƣờng trong và ngoài nƣớc

3.1.4. Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng ban, các bộ phận phân xưởng phân xưởng

Doanh nghiệp đã xây dựng bộ máy quản lý theo chế độ một Giám đốc và cũng là ngƣời điều hành duy nhất. Giữa các bộ phận chức năng không ra lệnh cho nhau, chỉ liên hệ với nhau để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời hỗ trợ lẫn nhau để nhằm làm tốt chức năng của mình.

* Giám đốc: Giám đốc doanh nghiệp là ngƣời trực tiếp điều hành mọi

hoạt động của Doanh nghiệp thông qua bộ máy lãnh đạo trong Doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc doanh nghiệp trong quan hệ đối nội, đối ngoại và kết quả hoạt động của Doanh nghiệp.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc: Quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo có hiệu quả theo chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện các điều lệ, quy chế, nội quy của Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của Doanh nghiệp. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành Doanh nghiệp.

* Phó giám đốc: Là ngƣời giúp việc và thực hiện quyền lãnh đạo trƣớc

Giám đốc Doanh nghiệp theo nhiệm vụ đƣợc phân công.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc: Chủ trì, xây dựng phƣơng hƣớng hoặc đề án phát triển Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phân công, chỉ đạo các phòng ban phân xƣởng thuộc lĩnh vực phụ trách. Tham mƣu cho Giám đốc xây dựng cơ chế sản xuất kinh doanh theo lĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vực đƣợc phân công.

* Phòng kế toán- tài chính: Với chức năng, nhiệm vụ là thống kê,

phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ, trung thực tình hình biến động về vật tƣ, tài sản, nguồn vốn, tính toán và lập chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, phân tích và tổng hợp các số liệu về quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác và hoạt động kinh doanh hàng ngày của Doanh nghiệp.

* Phòng tổ chức- hành chính: Phụ trách khối văn hóa xã hội, đời sống

vật chất, định mức lao động, tiền lƣơng của Công nhân viên và các khoản bảo hiểm trên cơ sở lập kế hoạch lao động trong toàn Doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc Giám đốc về mọi diễn biến trong công tác quản lý nhân sự trong Doanh nghiệp.

* Phòng kế hoạch- vật tƣ: Có nhiệm vụ đề ra kế hoạch, mục tiêu sản

xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu hoạt động từng kỳ của Doanh nghiệp, tham mƣu xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Nắm bắt thông tin thị trƣờng quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh giúp Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

* Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt thông tin thị trƣờng quảng

cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

* Các phân xƣởng, tổ đội: Có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch, mục

tiêu sản xuất kinh doanh. Đây là bộ phận lao động trực tiếp tạo ra doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

* Đội bảo vệ: Có trách nhiệm về công tác an ninh trật tự và bảo vệ tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 3.1. Bảng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

TT Tên ngành Mã ngành

1 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (gạch, bột, sạn, cát, bê tông, xi măng)

4663

2 Sản xuất sản phẩm chịu lửa (gạch chịu lửa) 2391 3 Bán buôn chuyên doanh khác chƣa đƣợc phân vào đâu (bán

buôn hóa chất (trừ hóa chất nhà nƣớc cấm)

4669

4 Bán buôn kim loại và quặng kim loại

(sắt, thép, kim loại, quặng kim loại, Fero, gang)

4662

5 Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ 4933 6 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

(dầu công nghiệp, than đá và nhiêu liệu rắn khác)

4661

7 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (máy móc, thiết bị công nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và xây dựng)

4659

8 Xây dựng công trình đƣờng sắt và đƣờng bộ 4210 9 Chuẩn bị mặt bằng 4312 10 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

(công trình công nghiệp, thủy lợi, cấp thoát nƣớc, hạ tầng kỹ thuật, đƣờng dây và thạm biến áp đến 35KV)

4290

11 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp 4653

12 Phá dỡ 4311

13 Xuất nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh Ngành, nghề chƣa khớp mã

với hệ thống ngành kinh tế

VN

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư)

Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp Trung Thành rộng khắp các tỉnh trong cả nƣớc nƣớc ngoài. Việc hoạt động kinh doanh, lƣu thông, bảo quản,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vận chuyển hàng hoá diễn ra tƣơng đối thuận lợi do nằm trên quốc lộ 3, trục đƣờng từ Thái Nguyên đi Hà Nội.

3.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây những năm gần đây

Bảng 3.2: Bảng tình hình số lƣợng doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2009-2013 TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Mặt hàng sản phẩm (Công trình) Công trình 25 28 31 32 36

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp trung thành - thành phố thái nguyên (Trang 45 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)