6. Bố cục của luận văn
4.2.2. Áp dụng các hình thức đào tạo mới
Mỗi một ngành nghề, mỗi công việc đều có những hình thức đào tạo khác nhau, có rất nhiều phƣơng pháp đào tạo đa dạng, phong phú phù hợp với các công việc khác nhau. Các nhà quản trị có thể áp dụng nhiều phƣơng pháp mới mà lại đem hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Cũng có khá nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đƣa ra các giải pháp đào tạo mới khoa học, đơn giản mà hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay doanh nghiệp đã áp dụng nhiều phƣơng pháp phổ biến nhƣ: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo tại các trƣờng chính quy, theo chỉ bảo kèm cặp…cũng đem lại hiệu quả khá cao cho doanh nghiệp. Ngoài ra do doanh nghiệp chủ yếu về xây dựng, sản xuất kim khí. Vì vậy, nếu áp dụng phƣơng pháp đào tạo là cử đi học ở các trƣờng chính quy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí công nhân sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn ngay tại doanh nghiệp. Nhƣ vậy, vừa giảm chi phí đào tạo mà hiệu quả đào tạo lại cao, khuyến khích ngƣời lao động hăng hái tham gia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thƣờng xuyên kiểm tra; giám sát công tác đào tạo nhƣ: thông qua báo cáo, tổ chức các cuộc điều tra đột xuất đến tận nơi đào tạo.
* Riêng đối với việc đào tạo cán bộ quản lý cấp cao lại cần đƣa ra các phƣơng pháp đào tạo khác sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn của họ.
Có một số phƣơng pháp nhƣ: - Đào tạo trong phòng thí nghiệm:
Các cuộc hội nghị, hội thảo học tập các giảng viên cần đƣa ra các bài tập tình huống cụ thể để mọi ngƣời cùng đƣa ra ý kiến giải quyết vấn đề một cách khoa học, hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề, các hội nghị:
Để các học viên có thể học cách trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nhƣng phƣơng pháp này để thực hiện một cách hiệu quả thì cần phải có một nhà quản trị cấp cao có năng lực, kinh nghiệm thực sự để có thể điều khiển các buổi thảo luận thành công.
- Học tập qua hành động
Là phƣơng pháp đào tạo nhà quản trị mà trong đó các thực tập viên đƣợc phép dành toàn bộ thời gian cho việc phân tích và giải quyết vấn đề trong các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp giúp cho họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề thực tế, phát triển năng lực tổ chức. Việc áp dụng nhiều phƣơng pháp sẽ giúp cho các học viên có thể lựa chọn nhiều phƣơng pháp khác nhau, từ đó có thể đánh giá ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp và đƣa ra các giải pháp thích hợp. Muốn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao thì:
+ Nhà quản trị cần phải cung cấp cho các học viên ngay từ đầu các kiến thức về những vấn đề, nội dung, chƣơng trình mà mình sẽ đƣợc đào tạo trong quá trình học.
+ Các giáo viên hƣớng dẫn thƣờng xuyên đƣa ra các ví dụ minh họa điển hình để cho các học viên có thể nắm vững những vấn đề sẽ đƣợc đào tạo trong quá trình học.
+ Giảng viên cần giải quyết các vấn đề kể cả lý thuyết lẫn thực hành giúp cho học viên không tò mò thắc mắc về một vấn đề nào đó.
+ Cung cấp thƣờng xuyên cho các học viên nhiều tình huống mẫu, áp dụng những kiến thức, kỹ năng quen thuộc cho học viên, tránh sự bỡ ngỡ, có thểphân chia khối lƣợng chƣơng trình học thành những phần phù hợp để học viên có thể nắm rõ những vấn đề học tránh rơi vào tình trạng thụ động, hiểu vấn đề một cách chung chung…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tham gia tích cực vào chƣơng trình đào tạo, thƣờng xuyên mở các buổi thảo luận, nghiên cứu hay tổ chức các cuộc thi giữa các nhóm với nhau giúp họ có kiến thức đào tạo.
+ Học viên phải thƣờng xuyên kiểm tra lại kiến thức đã học, thƣờng xuyên áp dụng vào thực tế công việc để tránh sự nhầm lẫn, tránh quên những vấn đề đã học.
Đối với các nội dung đào tạo cho kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật vận hành các máy móc thiết bị tại các công trƣờng, phân xƣởng thì nên tiến hành đào tạo gắn liền với thực tế bằng việc áp dụng các mô hình, mô phỏng trên máy tính các thiết bị trong sản xuất, giúp cho học viên khi làm vào công việc thực tế sẽ không gặp khó khăn, bỡ ngỡ.