6. Bố cục của luận văn
1.4.2. Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam
Công ty TNHH Sanko Mold là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài của 2 nhà đầu tƣ Nhật Bản là Công ty TNHH Sanko Mold (góp vốn 66%) và Công ty TNHH Engineering Sanko (góp vốn 44%). Công ty đƣợc thành lập theo Giấy phép đầu tƣ số 48/GP-KCN-ĐN ngày 17/07/2000 do Trƣởng Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp. Địa chỉ trụ sở chính tại lô 116/1, đƣờng Amata, khu công nghiệp Amata, phƣờng Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hiện nay, tổng số nhân viên ngƣời Việt Nam là 150 ngƣời và 14 chuyên gia ngƣời Nhật Bản.
Ngành nghề kinh doanh chính là thiết kế, chế tạo, gia công các loại khuôn mẫu cho các sản phẩm nhựa và kim loại. Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm từ các loại khuôn mẫu do doanh nghiệp (DN) sản xuất; sản xuất dữ liệu CAD; lắp ráp dây điện cho xe hơi; sản xuất, lắp ráp thiết bị sạc pin cho điện thoại di động và các sản phẩm điện tử. Ít nhất 80% sản phẩm của Công ty dùng để xuất khẩu. Diện tích đất sử dụng là 6.572,88m2; vốn đầu tƣ 2.853.000USD, trong đó vốn pháp định là 1.000.000USD.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty đã xây dựng mối quan hệ với Trƣờng Đại học Lạc Hồng qua việc tặng máy CNC công nghệ cao của Nhật Bản để cho sinh viên (SV) khoa Cơ Điện có điều kiện thực hành trực tiếp trên máy. Bên cạnh đó Công ty tạo điều kiện tối đa cho SV đến thăm quan môi trƣờng làm việc thực tế tại nhà máy, hàng năm tiếp nhận SV thực tập tại Công ty, hỗ trợ học bổng cho SV nghèo học giỏi, tuyển dụng SV sau khi ra trƣờng…Đến nay, mối quan hệ liên kết này đã đƣợc 12 năm. Tổng số máy móc thiết bị mà Công ty đã tặng cho Trƣờng là 4 bộ trị giá khoảng 100.000USD. Số lƣợng SV các khoa đến thực tập tại Công ty khoảng 250 SV. Hiện tại, công ty có 50 nhân viên tốt nghiệp từ Đại Học Lạc Hồng (chiếm tỷ lệ 30% số lƣợng nhân viên của Công ty)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trƣờng Đại học Lạc Hồng tăng cƣờng thời gian thực hành thực tế cho Sinh viên tại công ty. Đối với sinh viên ngành Đông Phƣơng định kỳ sắp xếp cho sinh viên có những buổi giao lƣu nói chuyện với ngƣời nƣớc ngoài đang làm việc ở công ty nhằm giúp cho sinh viên quen dần với cách nói chuyện và phát âm của ngƣời bản địa. Đối với sinh viên các ngành kỹ thuật và kinh tế, khi có những môn học liên quan đến công việc thực tế mà công ty đang có thì Trƣờng cho sinh viên đến thực hành tại thời điểm đó chứ không cần đợi đến trƣớc khi tốt nghiệp ra trƣờng mới cho SV đi thực tập.
- Trong chƣơng trình đào tạo của mình, Trƣờng phối hợp và tham khảo ý kiến của công ty về việc phân bổ thời gian của các môn học. Có những môn học cần thiết cho công việc thực tế của các SV sau này thì tăng cƣờng thêm số tiết học lý thuyết cũng nhƣ thực hành cho sinh viên, có những môn học ít liên quan đến công việc thực tế thì có thể giảm số tiết hoặc giảm chƣơng trình đào tạo nhằm mục đích là đào tạo chiều sâu và đúng nội dung chuyên ngành cho sinh viên hơn.
- Trƣờng chủ động đến với công ty để biết đƣợc nhu cầu của công ty, từ đó đề ra các chính sách và chƣơng trình đào tạo đúng hƣớng phù hợp với yêu cầu của công ty. Điều này sẽ có lợi cho cả ba bên là sinh viên, Trƣờng và công ty.
- Công ty có kế hoạch về nhu cầu nhân sự không những trong ngắn hạn mà còn phải trong dài hạn (khoảng 5 năm) để phối hợp với Trƣờng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty.
- Tạo điều kiện tối đa về thời gian, máy móc và nhân lực (các chuyên gia Nhật Bản) cho sinh viên đến tham quan và thực tập thực tế tại Công ty.
- Cử các chuyên gia Nhật Bản đến phối hợp với Trƣờng trong công tác đào tạo và tham gia các cuộc hội thảo việc làm do Trƣờng tổ chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công ty tặng các máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao nhƣng vẫn còn sử dụng đƣợc cho Trƣờng để giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận máy móc thiết bị công nghệ của Nhật Bản để sinh viên thực hành tốt hơn.