Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp trung thành - thành phố thái nguyên (Trang 98 - 99)

6. Bố cục của luận văn

4.2.6.Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

Cán bộ công nhân viên mới khi vào làm việc trong doanh nghiệp đều qua quá trình đào tạo và đào tạo nâng cao trình độ. Tuy nhiên, để bộ máy hoạt động có hiệu quả thì nhà quản trị cần tạo động lực kích thích cho ngƣời lao động hăng say với công việc đƣợc giao. Bản thân mỗi cá nhân đều có những mặt mạnh, mặt yếu, nhƣng làm thế nào để mỗi cá nhân đều có tâm huyết, trung thành với doanh nghiệp, làm việc tận tâm, luôn cố gắng cải thiện mọi hoạt động để đạt năng suất, hiệu quả công việc cao hơn? Đó là vấn đề khó khăn cho các nhà quản trị, để làm đƣợc điều đó cần tạo động lực cho ngƣời lao động.

Việc tạo động lực cho ngƣời lao động giúp cho ngƣời lao động trở nên hƣng phấn hơn trong công việc. Từ đó ngƣời lao động ý thức đƣợc bản thân mình cần phải làm gì, trách nhiệm của họ đối với công việc để đáp ứng sự mong mỏi của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên áp dụng các hình thức nhƣ: có chế độ khen thƣởng thích đáng cho những ai có biểu hiện tốt trong công việc, sự phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp; có những sáng kiến đóng mới góp phần làm lợi cho doanh nghiệp. Nhờ đó, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển cho họ nhƣ: đề bạt, tăng lƣơng…khuyến khích ngƣời lao động hăng say làm việc; phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với ngƣời lao động có hành vi không trung thực, không có biểu hiện tốt trong quá trình làm việc. Thƣờng xuyên tạo ra bầu không khí lao động hăng say, tích cực trong quá trình học tập. Mỗi đơn vị trực thuộc, nên có một thƣ viện riêng, có phòng đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, sách kỹ thuật các loại sách có liên quan đến ngành nghề, công việc trong doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Doanh nghiệp nên thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi đua khen thƣởng giữa các phân xƣởng, các cá nhân với nhau để đánh giá thành tích, năng lực của họ. Tùy theo từng công việc mà đƣa ra các tiêu chuẩn để đánh giá có thể là một hoặc nhiều lần. Có thực hiện đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đề ra hay không về:

+ Kế hoạch, nội dung chƣơng trình. + Kế hoạch cho chí phí đào tạo.

- Số lƣợng cán bộ công nhân viên tham gia khóa học, thái độ của học viên trong khi học:

+ Đi học đều

+ Thái độ nghiêm túc

+ Điểm số qua các đợt kiểm tra.

- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công nhân viên sau các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, thể hiện:

+ Tỷ lệ % số ngƣời lên bậc.

+ Tỷ lệ % số ngƣời khá giỏi sau khi tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

+ Tỷ lệ % số ngƣời không lên bậc.

- Đơn vị sử dụng số ngƣời sau quá trình đào tạo. - Kiến thức sau quá trình học áp dụng vào thực tế.

- Bố trí sắp xếp công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực tay nghề của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy bên cạnh việc tổ chức đào tạo cho ngƣời lao động, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của họ thì doanh nghiệp cũng nên kích thích, tạo động lực cho ngƣời lao động trong khi làm việc giúp họ hăng hái làm việc, lao động, học tập và phấn đấu vì mục tiêu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp trung thành - thành phố thái nguyên (Trang 98 - 99)