Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 121)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội

Trong những năm qua, kinh tế Vân Đồn luôn phát triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất 5 năm 2008 - 2012 bình quân đạt 16,5%; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2012 (theo giá 94) đạt 1.079,6 tỷ đồng, theo giá hiện hành đạt 2.495,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt khoảng 22,3 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 1.060 USD/người), bằng 58% mức bình quân của tỉnh và 65% mức bình quân cả nước. Song, nhìn chung nền kinh tế của Vân Đồn hiện tại còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng hết sức nhỏ bé; các ngành dịch vụ và du lịch tuy đã có khởi sắc nhưng mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Tỷ đồng, giá 94

Ngành, lĩnh vực 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng cộng 506,6 562,8 630,9 933,7 1.079,6

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 306,6 287,2 279,7 418,3 464,2

Công nghiệp và xây dựng 112,0 158,7 182,5 270,2 320,5

Dịch vụ 88,0 117,0 168,7 245,2 294,9

Nguồn: Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn, 2012

Về cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực phát huy lợi thế của địa bàn: Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 26,2% (năm 2008) lên 31,1% (năm 2012); du lịch, dịch vụ tăng từ 21,4% (năm 2008) lên 26,8% (năm 2012), nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 52,4% (năm 2008) xuống còn 42,1% (năm 2012). Như vậy khối các ngành dịch vụ đã tăng khá nhanh, trong đó các ngành sản xuất giảm mạnh.

Bảng 3.2. Cơ cấu ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Ngành, lĩnh vực 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 52,4 41,5 40,4 43,8 42,1 Công nghiệp và xây dựng 26,2 29,7 30,1 30,7 31,1

Dịch vụ 21,4 28,8 29,5 25,5 26,8

Nguồn: Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn, 2012

Về phát triển xã hội: trong những năm qua, nhìn chung các lĩnh vực văn hóa- xã hội trên địa bàn được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực: an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,94% năm 2008 xuống còn 4,06% năm 2012; Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn được giữ vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Số cơ sở lưu trú, số phòng và công suất

sử dụng phòng tăng trong giai đoạn 2008-2012. Năm 2012, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn huyện hiện là 98 cơ sở với 1230 phòng, trong đó số phòng tại tuyến đảo là 575 phòng, chiếm 48%; số phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao là 150 phòng, đạt 12% trong toàn huyện; số còn lại đạt phòng tiêu chuẩn và chưa thực hiện phân loại xếp hạng, công suất sử dụng phòng trung bình đạt 33%. Hệ thống cơ sở lưu trú tập trung đông ở các tuyến đảo Quan Lạn, Minh Châu, khu Bãi Dài và đường ra cảng Cái Rồng.

Bảng 3.3. Hiện trạng cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn huyện

Hạng mục 2008 2009 2010 2011 2012

Số cơ sở lưu trú 50 53 72 96 98

Số phòng 641 713 850 1210 1230

Công suất sử dụng phòng % 30 35 36 38 38

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn

Cơ sở dịch vụ ăn uống: Tổng số cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện với 30 nhà hàng trên đất liền và 15 nhà hàng trên biển. Tuy nhiên về quy mô và các trang thiết bị tại các cơ sở này chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt hệ thống cơ sở tại các xã đảo, vào các ngày nghỉ cuối tuần trở nên quá tải vì chủ yếu là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có sức chứa từ 50 đến 130 chỗ ngồi.

Bảng 3.4. Hiện trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: Số lượng nhà hàng Năm sức chứa 50-130 Nhà hàng chỗ ngồi Nhà hàng sức chứa 180-500 chỗ ngồi Nhà hàng sức chứa 500 -1000 chỗ ngồi 2008 05 02 01 2009 07 03 02 2010 10 05 03 2011 15 08 05 2012 20 15 08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Trước đây để ra thăm các tuyến

đảo du khách di chuyển chủ yếu bằng tàu gỗ, với thời gian từ 2 tiếng 30 phút đến 3 tiếng cho một lượt đi. Từ năm 2008 hệ thống tàu cao tốc được mở ra bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách với 18 tàu từ 26 - 50 chỗ ngồi, một ngày 02 chuyến, rút ngắn thời gian và tăng thêm số lượng chuyến đi các tuyến đảo Quan Lạn, Minh Châu.

Bảng 3.5. Hiện trạng phƣơng tiện vận chuyển khách bằng đƣờng thủy trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: chiếc

Năm Tàu gỗ Tàu cao tốc

2008 20 4

2009 20 4

2010 27 6

2011 30 14

2012 30 18

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn

Trên các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách (chủ yếu khách nội địa) hệ thống xe lam là phương tiện chính chở khách tham quan trong đảo. Ngoài xe lam trên các đảo còn có loại hình xe đạp nhưng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế. Thời gian gần đây cũng có số ít khách du lịch nội địa đã chọn loại hình này cho những đoạn đường ngắn từ cơ sở lưu trú du lịch ra bãi biển.

Bảng 3.6. Hiện trạng phƣơng tiện vận chuyển khách trên các đảo

Đơn vị tính: chiếc Năm Xe lam Xe đạp 2008 35 20 2009 40 30 2010 70 120 2011 115 250 2012 115 350

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Bảng 3.7. Hiện trạng khách du lịch đến Vân Đồn và doanh thu du lịch

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số khách Lượt người 286.500 350.000 415.000 477.000 540.000

Nội địa Lượt người 283.750 310.500 409.000 394.000 531.200

Quốc tế Lượt người 2.750 3.500 5.500 8.300 8800

Doanh thu Tỷ đồng 82 95 120 220 250

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn

Qua bảng 3.7 ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch qua các năm khá cao, cụ thể năm 2008 doanh thu du lịch chỉ đạt 82 tỷ đồng đã tăng lên 250 tỷ đồng vào năm 2012; bình quân tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2008-2012 đạt 46,13%, đặc biệt trong các năm 2012, 2013 tăng trên 50%. Lượt khách du lịch đến Vân Đồn giai đoạn 2008-2012 có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 17,2%. Nếu như năm 2008 lượng khách du lịch đến Vân Đồn đạt 286.500 lượt khách, thì đến cuối năm 2012 đạt 540.000 lượt khách, cao gấp 1,9 lần. Trong đó, khách du lịch nội địa giai đoạn 2008 - 2012 tăng 17,8%, khách du lịch quốc tế tăng 35,33%. Như vậy, các năm qua khách du lịch đến Vân Đồn đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là khách du lịch có sự tăng trưởng cao.

3.3.3. Nguồn nhân lực của ngành du lịch

Tính đến năm 2012, dân số toàn huyện Vân Đồn ước đạt 4,4 vạn người; tổng số lao động trên địa bàn (năm 2012) 27.964 người, chiếm khoảng 50% dân số trên toàn địa bàn, trong đó lao động qua đào tạo chiếm 34%. Kết cấu dân số Vân Đồn có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là “dân số trẻ”, tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi chiếm 37,6%; nét chú ý thứ hai là ở Vân Đồn, nam giới đông

hơn nữ giới (nam chiếm 50,9%, nữ chiếm 49,1%). Mật độ dân số của Vân

Đồn phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long, Quan Lạn, Minh Châu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua phân tích về dân số cơ cấu theo độ tuổi lao động cho thấy Vân Đồn có nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi đứng từ góc độ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế- xã hội trong đó có du lịch. Bên cạnh nguồn lực tại chỗ, Vân Đồn còn là điểm đến hấp dẫn lao động thời vụ, đặc biệt là từ các địa phương phụ cận đối với một số ngành như xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong đó có du

lịch. Như vậy sức “hấp dẫn” của một địa phương năng động và phát triển,

nguồn lao động ”thứ cấp” khá dồi dào cũng là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có du lịch Quảng Ninh.

Những thách thức của nguồn nhân lực trong phân khúc khách sạn là lượng nhân lực được đào tạo chưa đủ cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Vân Đồn có khoảng 1200 người tham gia lao động trực tiếp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, bao gồm tất cả nhân viên làm việc trong các khách sạn, các hãng tàu du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lực lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém và thiếu trầm trọng. Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên sau phổ thông trung học và hầu hết không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung ở các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn.

3.3.4. Môi trường kinh doanh du lịch

Duy trì môi trường kinh doanh du lịch tích cực là trung tâm phát triển một ngành công nghiệp du lịch sôi động. Khách du lịch sẽ có thể dễ dàng tham gia các hoạt động du lịch- ví dụ như đặt tour du lịch, mua quà lưu niệm mà không bị căng thẳng do bị tính giá phục vụ quá cao, bị người bán hàng rong đeo bám hoặc tồi tệ hơn là bị lừa. Nhận thức của khách du lịch đối với môi trường kinh doanh tại Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng nhìn chung là tích cực. Tuy nhiên, qua khảo sát những người làm du lịch trên địa bàn cho biết bản thân ngành du lịch cũng gây ra một số thách thức trong môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường kinh doanh nói chung, điển hình như tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, vấn nạn cò mồi và tình trạng tự nâng giá, bán hàng không theo niêm yết giá, đặc biệt vào những dịp cao điểm

3.3.5. Tình hình phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch Các điểm tham quan và hoạt động du lịch: Các điểm tham quan và hoạt động du lịch:

Nhìn chung, Vân Đồn có một phạm vi đa dạng của các dịch vụ du lịch thiên nhiên, lịch sử và văn hóa với chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận địa bàn không được quốc tế hóa và được biết đến trên phương diện toàn cầu đã gây cản trở sự phát triển của một số điểm tham quan du lịch. Nhiều địa phương trên địa bàn huyện còn mang trong mình rất nhiều tiềm năng phát triển. Những nơi này chưa đủ cơ sở vật chất để thu hút khách du lịch, thiếu những cơ sở lưu trú sang trọng, nhà hàng đẳng cấp quốc tế và những nơi có tính hấp dẫn cao.

Đối với các điểm tham quan tự nhiên, Vịnh Bái Tử Long được xác định là những tài nguyên du lịch tự nhiên trọng yếu của huyện. Vịnh Bái Tử Long ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với khách du lịch, nơi đây mang lại cho khách du lịch sự lựa chọn về một điểm đến không đông đúc như Hạ Long. Những đặc điểm tự nhiên của Vịnh Bái Tử Long khá tương đồng với Vịnh Hạ Long, có đảo đá vôi Các-tơ, những bãi biển nguyên sơ và làn nước trong xanh.

Đối với các điểm đến văn hóa, Vân Đồn có những di tích văn hóa lịch sử có tiềm năng lớn như: cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè trên địa bàn xã Quan Lạn, Khu lưu niệm Bác Hồ và di tích thành nhà Mạc trên địa bàn xã Ngọc Vừng, đền Cặp Tiên, Chùa Cái Bầu trên địa bàn các xã nội đảo…

Sản phẩm du lịch Vân Đồn hiện nay được khái quát trên 4 mảng chính: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng- ẩm thực, du lịch văn hóa- tâm linh, du lịch sinh thái.

Sản phẩm du lịch biển: Vân Đồn sở hữu Vịnh Bái Tử Long nằm sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng được các sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu tương xứng với vị thế. Vì vậy, các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển Vân Đồn chưa chiếm được vị trí quan trọng, trung tâm, dài ngày và độc lập trong các chương trình du lịch Việt Nam của các hang lữ hành quốc tế.

Du lịch nghỉ dƣỡng- ẩm thực: Vân Đồn sở hữu một môi trường trong

lành, chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Đồng thời là một trong những ngư trường lớn về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. Song do hệ thống cơ sở lưu trú phát triển tự phát và bị bị chia lẻ bởi qua nhiều chủ sở hữu nên không có thương hiệu mạnh. Cơ sở ăn uống cũng nằm trong tình trạng manh mún, thiếu các cơ sở sang trọng, đẳng cấp và có sức chứa lớn.

Du lịch Văn hóa- tâm linh: Sản phẩm điển hình nhất của du lịch Vân

Đồn là quần thể di tích đền Cặp Tiên- chùa Cái Bầu năm trong chuỗi hành trình của Yên Tử- đền Cửa Ông và hệ thống đình, chùa, miếu, nghè trên địa bàn xã Quan Lạn. Tuy là các điểm du lịch nổi bật, thể hiện sức hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhưng phần lớn khách đến đây thường mang tính tự phát do các nhóm gia đình, người thân hoặc bạn bè tổ chức nhân dịp lễ hội mùa xuân hàng năm. Các công ty du lịch chưa khai thác được nhiều trong loại hình này.

Du lịch sinh thái: Vân Đồn có rất nhiều tài nguyên để phát triển loại hình

du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Bái Tử Long và trên địa bàn các xã đảo

3.3.6. Tình hình khai thác tài nguyên du lịch

Huyện Vân Đồn được đánh giá là địa phương có nhiều tài nguyên du lịch, còn giữ được vẻ hoang sơ, có lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên khách du lịch đến với Vân Đồn chủ yếu tập trung tại các bãi tắm vào mùa hè. Trong khi đó Vân Đồn có vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long có nhiều hang động, hệ sinh thái động thực vật phong phú, có nhiều làng nghề và các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử chưa được khai thác. Khách đến thăm quan du lịch tại Vân Đồn chủ yếu sử dụng các sản phẩm du lịch thuần túy, như lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các chương trình khảo sát điều tra, đánh giá tài nguyên trên địa bàn huyện Vân Đồn đã được quan tâm, triển khai. Tuy nhiên các chương trình này bước đầu tập trung chủ yếu đánh giá các vùng khách du lịch đã đến: bãi tắm Quan Lạn, Minh Châu, khu vực Bãi Dài còn những khu vực khác như: các hệ sinh thái Vườn Quốc gia Bái Tử Long; khu vực xã Vạn Yên với diện tích rừng tự nhiên, các trang trại, vùng trồng cây chuyên canh với qui mô lớn; xã Bản Sen vùng nuôi trồng thủy hải sản; xã Đông Xá với các doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến thủy hải sản, chế biến ngọc trai, các làng nghề truyền thống của huyện đảo Vân Đồn...và rất nhiều các công trình di tích lịch sử, văn hóa tập trung ở nhiều khu vực trên địa bàn toàn huyện chưa được điều tra, đánh giá các yếu tố thuận lợi để có thể khai thác phục vụ du lịch.

3.3.7. Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)