Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 69 - 71)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3.7.Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch

5. Kết cấu của đề tài

3.3.7.Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện Vân Đồn đến nay: thu hút được 75 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là trên 9.800 tỷ đồng; đã và đang triển khai 22 dự án hạ tầng kỹ thuật (nguồn vốn nhà nước) với tổng mức được duyệt 4.600 tỷ đồng, tốc độ tăng GDP năm 2012 đạt 16,8%.

Giao thông: mạng lưới giao thông trong huyện chủ yếu bằng đường thuỷ, đường bộ, hiện tại cảng Cái Rồng đang hoạt động cho tàu hàng trăm tấn neo đậu và là đầu mối giao thông đi ra 5 xã đảo đang được đầu tư nâng cấp để tách riêng chức năng vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách ; đuờng bộ dài nhất (đường tỉnh lộ 334) xuyên suốt đảo Cái Bầu nối liền với Cửa Ông, đường xuyên đảo Minh Châu- Quan Lạn, đường vào khu công viên phức hợp và đường đấu nối các khu chức năng vào sân bay hiện tại đang được đầu tư xây dựng; đường nội bộ các xã trong huyện hầu hết đã được bê tông hoá các tuyến chính, một số xã đảo kinh phí làm đường được bố trí từ nguồn vốn dành cho hải đảo. Đặc biệt dự án Cảng hàng không Quảng Ninh đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn hiện tỉnh đang kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ -Về hệ thống điện: Đã đầu tư xây dựng một số trạm biến áp và đường

dây phục vụ triển khai các dự án và sinh hoạt đối với khu vực đảo Cái Bầu (đảo chính của huyện) tỷ lệ hộ dân nội đảo Cái Bầu được sử dụng điện lưới quốc gia là 98,1%, hiện tỉnh đang triển khai dự án cấp điện lưới ra các xã đảo Vân Đồn với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2014… Tổng công ty Điện lực 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai xây dựng mới các trục 35KV cấp điện cho khu công nghiệp, cấp cho sân bay và khu vực cảng Vạn Hoa.

-Về cấp nước: Hiện trên địa bàn đang được Xí nghiệp nước Vân Đồn

cung cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước của hồ Mắt Rồng với công suất 2.200m3/ngày đêm và trạm Vạn Long với sản lượng 30m3/ ngày đêm. Tuy nhiên, lượng nước sinh hoạt trên chỉ đủ cung cấp cho 92,92% hộ dân trên địa bàn thị trấn Cái Rồng và một số hộ dân trên địa bàn các xã Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên. Để đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn, huyện đã lập dự án, đang tranh thủ nguồn vốn đầu tư để xây dựng: Hệ thống cấp nước Cẩm Phả; dự án hồ Đồng Dọng dung tích 5 triệu m3; dự án hồ chứa nước Lòng Dinh xã Bản Sen cung cấp nước cho các đảo Minh Châu, Quan Lạn.

Thông tin liên lạc: huyện có 1 bưu điện trung tâm huyện và 12 trạm

bưu điện tại các xã, thị trấn, tỷ lệ 15 máy điện thoại/100 dân. Đến nay, tại các xã trên địa bàn huyện đều sử dụng được điện thoại không dây.

Có nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của huyện Vân Đồn để lập dự án đầu tư. Các dự án du lịch chủ yếu tập trung tại xã Hạ Long, Quan Lạn, Vạn Yên, Ngọc Vừng, thị trấn Cái Rồng... Hầu hết các dự án sau khi được phê duyệt đã được triển khai thực hiện, song tiến độ còn chậm; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc phối hợp của các nhà đầu tư với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đất đai, xây dựng còn hạn chế, một số nhà đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không cung cấp đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án dẫn đến công tác quản lý đất đai, xây dựng.

Các hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ khách du lịch còn chưa được quan tâm đầu tư, xây dựng như: nhà chờ cho khách du lịch ở các bến cập tầu, các hệ thống công trình vệ sinh công cộng, các bến đỗ xe du lịch, các khu vực xã đảo chưa có hệ thống xử lý rác thải, nước thải ...

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 69 - 71)