Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 82 - 121)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Kết cấu của đề tài

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Quy hoạch tổng thể phục vụ phát triển và tổ chức triển khai kém hiệu quả: Định hướng phát triển du lịch thường bị giới hạn bởi các quy hoạch

tổng thể ngành và quy hoạch chung Khu Kinh tế Vân Đồn, do vậy đã hạn chế khả năng phát triển chiến lược và toàn diện ngành du lịch của Vân Đồn. Ngoài ra, việc xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa được quan tâm triển khai thực hiện nên đã gây tác động động tiêu cực tới tài nguyên có thể được khai thác phục vụ du lịch.

Hạ tầng du lịch còn thiếu: Hệ thống lưu trú chất lượng hiện vẫn chưa

đầy đủ, đặc biệt còn thiếu các khu resort hạng san hay khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Các cơ sở tiện ích cơ bản như nhà vệ sinh và điểm dừng chân, nghỉ ngơi vẫn còn thiếu. Trên địa bàn huyện chưa có trung tâm giải trí nào cho các hoạt động mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí. Ngoài ra, huyện cũng chưa tổ chức được các hoạt động đáng nhớ, “không thể không thử” như leo núi đá vôi hay đi dạo bộ trong rừng.

Sản phẩm du lịch hạn chế: Các sản phẩm du lịch của Vân Đồn không

tận dụng được những tiềm năng đặc trưng của huyện, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của từng phân khúc khách hàng nhất định.

Tiêu chuẩn dịch vụ chưa được chuẩn hóa: Du khách không được tiếp

cận với đầy đủ thông tin khi lựa chọn nơi lưu trú và các sản phẩm du lịch khi tới Vân Đồn. Tình trạng thiếu thông tin rõ ràng trong quá trình cung cấp dịch vụ khiến chất lượng dịch vụ du lịch của Vân Đồn bị đánh giá thấp hơn so với các địa điểm du lịch khác.

Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ,

thiếu tính chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ thấp. Thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa ngang tầm nhiệm vụ,

chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý còn hạn chế.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Về nhận thức: Nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ đảng,

chính quyền, ban ngành và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển du lịch còn chưa thật đầy đủ; một số địa phương, nhất là địa phương trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách hiệu quả.

- Về nguồn nhân lực: Đội ngũ lao động đang làm việc phần lớn chưa

được đào tạo cơ bản và chưa được cập nhật kiến thức thường xuyên, chưa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng cán bộ, chưa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Khi tuyển chọn nhân viên, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến yêu cầu đòi hỏi lao động du lịch phải có kiến thức, có trình độ tin học, ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ và phải là con người có văn hoá. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, những doanh nghiệp, cơ sở làm du lịch nhỏ như khách sạn, nhà hàng nhỏ, muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông chưa qua đào tạo vì số lao động này chấp nhận mức tiền công thấp. Việc cung ứng nguồn nhân lực được đào tạo không đủ, không đáp ứng số lượng theo yêu cầu dịch vụ, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.

- Về cơ chế chính chính sách quản lý nhà nước: Các chính sách ưu đãi còn ít, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết cho phát triển du lịch và chưa có sức thu hút nhà đầu tư. Chưa có chính sách về thu hút nhân tài trong ngành du lịch. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý, phát triển du lịch còn chưa đồng bộ. Vai trò của cơ quan tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về phát triển du lịch còn hạn chế; công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch về du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Chưa xây dựng được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ chế, chiến lược đào tạo lực lượng lao động phục vụ cho du lịch nhất là đội ngũ làm hướng dẫn viên.

Về vốn đầu tư: đầu tư cho du lịch chưa thoả đáng, thiếu tập trung, kết

cấu hạ tầng du lịch được các nhà đầu tư chủ yếu mới từ nguồn ngân sách quốc gia, chưa thu hút được các nhà đầu tư, các nguồn vốn để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao.

- Hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường: Công tác tuyên

truyền, quảng bá tuy đã được quan tâm nhưng chưa tập trung nhiều vào phục vụ cho xúc tiến thu hút đầu tư, chưa làm nổi bật được giá trị của các danh lam thắng cảnh và di tích của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Định hƣớng phát triển du lịch Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch

Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng Vân Đồn thành khu vực phòng thủ, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Đặc khu kinh tế Vân Đồn.

Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa Vân Đồn và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển du lịch

4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch

*Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng phát triển Vân Đồn thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vừng Bắc Bộ theo hướng chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đồng thời gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng- an ninh và gắn chặt với lộ trình xây dựng Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2015 - Phấn đấu năm 2015 đón 900.000 lượt, tổng doanh thu 620 tỷ đồng. Ngành du lịch đóng góp vào GDP của huyện từ 12 % đến 16 %. Từ năm 2020 trở đi tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 14%/năm. Doanh thu xã hội từ du lịch năm sau cao gấp 1,5 lần so với năm trước.

- Phấn đấu đến năm 2020 Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế.

4.1.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu

Về khách du lịch: Dự kiến đến năm 2015 Vân Đồn sẽ thu hút khoảng 900.000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng gần 40% khách quốc tế; năm 2020 sẽ đón trên 1,7 triệu khách với trên 53% khách quốc tế.

Bảng 4.1. Dự báo lƣợng khách đến Vân Đồn năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020

1 Tổng lƣợng khách Ngàn lượt 900 1.700

2 Khách du lịch nội địa Ngàn lượt 540 800

3 Trong đó khách lưu trú Ngàn lượt 216 320

4 Lưu trú trung bình Ngày 0,5 1

5 Khách du lịch quốc tế Ngàn lượt 360 900

6 Trong đó khách lưu trú Ngàn lượt 180 450

7 Lưu trú trung bình Ngày 1 1,7

8 Tổng ngày khách nội địa Ngàn ngày 108 320

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguồn: UBND Huyện Vân Đồn

Về tổng thu từ khách du lịch

Dự tính thời gian năm 2015, các dịch vụ du lịch bắt đầu phát triển, khách du lịch đến Vân Đồn chi tiêu trung bình 55USD/ người cho mỗi chuyến du lịch đối với khách quốc tế và 14USD/ người cho mỗi chuyến du lịch đối với khách nội địa. Thời kỳ 2020 khi các dịch vụ được đa dạng hoá và hoàn chỉnh dần, đời sống của khách du lịch trong nước liên tục được cải thiện và nhu cầu giải trí tăng cao, còn khách quốc tế thì cũng theo trào lưu du lịch chung hướng về khu vực, khách có khả năng tham gia vào nhiều dịch vụ du lịch hơn, mức chi trả của khách sẽ tăng lên gấp 2 - 2,5 lần, nâng tổng doanh thu lên gấp 4 - 5 lần so với giai đoạn năm 2015.

Bảng 4.2. Dự báo doanh thu từ du lịch huyện Vân Đồn thời kỳ 2015 -2020 Mức chi tiêu theo ngày (USD) Thời gian lƣu trú trung bình (ngày) Mức chi tiêu cho mỗi chuyến du lịch (USD) Lƣợng khách hàng năm (triệu) Doanh thu hàng năm (triệu USD) 2015 Khách quốc tế 55 1,0 55 0,36 29,7 Khách nội địa 30 0,5 14 0,54 7,56 Tổng số 0,9 37,26 2020 Khách quốc tế 100 1,7 170 0,9 153 Khách nội địa 35 1 35 0,8 28 Tổng số 1,7 181

Nguồn: UBND Huyện Vân Đồn

Về nhu cầu đầu tư và đóng góp du lịch trong tăng trưởng kinh tế của địa phương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức tăng trưởng doanh thu sẽ giúp tăng đáng kể tỷ trọng của du lịch trong tổng giá trị sản xuất tăng thêm toàn huyện. Vân Đồn đặt ra những mục tiêu đầy táo bạo là chuyển đổi nền kinh tế tập trung vào ngành dịch vụ vào năm 2020. Tăng trưởng trong ngành du lịch sẽ góp phần đáng kể vào quá trình chuyển đổi này. Hiện du lịch đóng góp 5-6% tổng giá trị sản xuất của huyện. Dự kiến đến năm 2020, đóng góp của du lịch và tổng giá trị sản xuất của toàn huyện sẽ tăng gấp 6-7 lần, đạt mức 40-50%. Đây là một dự đoán khả thi vì dự kiến doanh thu ngành du lịch sẽ tăng gấp 10 lần (từ 17 triệu USD hiện nay lên 181 triệu USD năm 2020) và tổng giá trị sản xuất dự kiến sẽ tăng 6 lần (2.000 tỷ đồng hiện nay lên 13.000 tỷ đồng vào năm 2020)

Dự kiến sơ bộ sự đóng góp của các thành tố cơ bản vào giá trị của Vân Đồn năm 2020 như sau:

Thành tố Đóng góp Các yếu tố

Du lịch 40-45%

Du lịch sẽ được khai thác từ 30-35% quỹ đất toàn khu với các hình thức:

- Du lịch nghỉ ngơi, vui chơi có thưởng;

- Du lịch nghỉ dưỡng, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe; - Du lịch biển-đảo mạo hiểm; tham quan các di sản tầm cỡ thế giới;...

- Các hình thức khác

Vườn quốc gia chiếm 15% quỹ đất toàn Khu cũng mang lại lợi nhuận đáng kể.

Thương mại 15-20%

- Trung tâm thương mại đảm trách khối lượng xuất nhập khẩu;

- Hoạt động của sân bay, cảng, khu phi thuế quan; - Trung tâm tài chính đảm trách lượng tiền ra vào Khu hàng năm khoảng 19-20 nghìn tỷ đồng do giao dịch lượng đầu tư quốc tế và trong nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Khu (đất cho công nghiệp chiếm 3-4%)

Nông nghiệp 9-10%

Đất nông nghiệp, chủ yếu là đất thủy, hải sản chiếm 15-20% được khai thác bằng phương thức nuôi và chế biến hải đặc sản

Dự báo cơ sở lưu trú:

Cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một chiến lược du lịch thành công vì vậy nhất thiết phải xây dựng được hệ thống đồng bộ co sở lưu trú Nhu cầu du lịch tới Vân Đồn rất lớn, để đảm bảo phát triển du lịch đến năm 2020 cũng không đủ thời gian đầu tư để đón tiếp và phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách. Tuy nhiên, ở đây lại chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết tạo mùa du lịch nên công suất buồng phòng chỉ tính trung bình đạt 65%/ năm bằng công suất trung bình của cả nước. Số ngày lưu trú trung bình là: 0,5 - 1 ngày( đối với khách nội địa) và 1 - 1,7 ( đối với khách quốc tế). Số ngày nghỉ trung bình một phòng là: 2 người( đối với khách quốc tế) và 2,5 người (đối với khách nội địa). Như vậy, đến năm 2020 số phòng khách sạn cần có là 1.425 phòng.

Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu phát triển cơ sở lƣu trú huyện Vân Đồn thời kỳ 2015- 2020

Đơn vị: Số phòng khách sạn, nhà nghỉ

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020

1 Phòng quốc tế 250 715

2 Phòng nội địa 215 710

3 Tổng số phòng 465 1.425

Nguồn: UBND Huyện Vân Đồn

Những con số dự báo này thậm chí còn tham vọng hơn chỉ tiêu kế hoạch 1,7 triệu lượt khách vào năm 2020. Vân Đồn sẽ cần một số lượng lớn cơ sở lưu trú để đáp ứng sự tăng trưởng lượt khách này vào năm 2020. Dựa trên số lượt khách dự kiến và để đáp ứng được nhu cầu này thì đòi hởi phải có sự đầu tư gia tăng đáng kể về số lượng buồng khách sạn tại mỗi địa điểm. Trong tương lai, các cơ sở lưu trú sắp được xây dựng cần đáp ứng được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhữướcr thích của các dạng khách du lịch dự kiến đến năm 2020. Do đó cần khuyến khích phát triển loại hình và chất lượng cơ sở lưu trú thích hợp cho các phân khúc khách mục tiêu của mình theo chiến lược cụm và các sản phẩm du lịch mới được đề xuất.

Dự báo nhu cầu lao động phục vụ trong ngành du lịch huyện Vân Đồn thời kỳ 2015 - 2020.

Đối với ngành du lịch, số lao động trực tiếp trong ngành thường được xá định là khoảng 2 lao động/ phòng lưu trú. Ngoài ra trong hoạt động du lịch còn rất nhiều lao động gián tiếp được thu hút vào phục vụ, số lượng này tại Việt Nam được tính bằng 2 - 2,5 lần so với số lao động trực tiếp.

Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu lao động phục vụ trong ngành du lịch huyện Vân Đồn thời kỳ 2015-2020

Đơn vị tính: Người

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020

1 Lao động trực tiếp 930 2850

2 Lao động giá tiếp 2.050 6270

3 Tổng số lao động 2.980 9120

Nguồn: UBND Huyện Vân Đồn

4.1.4. Định hướng thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch

* Định hướng thị trường du lịch: Triển vọng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới Vân Đồn cần tập trung vào 3 phân khúc thị trường quan trọng: khách du lịch phương Tây, khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch có thu nhập cao. Ở các phân khúc khác như khách du lịch nội địa và khách du lịch từ các quốc gia Châu Á khác vẫn sẽ tiếp tục là một nguồn doanh thu chính của du lịch, nhưng những phân khúc này không mạng lại những cơ hội tăng trưởng với ba phân khúc nêu trên.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 82 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)