Phân tích các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 77 - 79)

L ỜI CAM ĐOAN

3.4.1.Phân tích các yếu tố khách quan

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1.Phân tích các yếu tố khách quan

Bối cảnh (trong nước và quốc tế) và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch Vân Đồn giai đoạn 2008 -2012.

* Bối cảnh quốc tế:

Du lịch Vân Đồn thời gian qua phát triển trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen:

Thuận lợi:

- Xu thế phát triển du lịch trên phạm vi toàn cầu và khu vực vẫn tiếp tục tăng;

- Hợp tác khu vực, đặc biệt giữa các nước ASEAN tiếp tục được củng cố vì vậy đã tạo môi trường thuận lợi cho khách đi lại giữa các nước;

- Các chương trình hợp tác khu vực về phát triển KT-XH, đặc biệt là du lịch như “Hai hành lang- một vành đai”; “Phát triển du lịch GMS”…đã được cụ thể hóa bằng việc khởi động nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông kết nối giữa các nước trong khu vực và quốc tế. Việc xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh, nâng cấp và mở rộng sân bay Nội Bài, Cát Bi là những minh chứng cụ thể về vấn đề này.

Khó khăn

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch bị xem xét lại hoặc bị kéo dài;

- Những bất đồng trong hợp tác tại Biển Đông giữa các đối tác có liên quan làm cho tình hình an ninh trên biển ở khu vực này chưa được đảm bảo;

- Chính sách của Trung Quốc- thị trường du lịch lớn của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng về việc cho công dân của mình đi du lịch thiếu ổn định, nhất quán.

Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp du lịch khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp cho ngành du lịch và GDP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong năm 2011, Đông Nam Á tạo ra 87,7 tỷ USD trong xuất khẩu du lịch. Trong năm 2012, tăng 3% và thu hút 76.565.000 lượt khách du lịch quốc tế.

* Bối cảnh trong nƣớc.

GDP và tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người ở Việt Nam trong 10 năm qua tăng nhanh. Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được một thành công tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Từ năm 1996 đến năm 2000, nền kinh tế quốc dân phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) là 6,9% mỗi năm. Tỷ lệ này tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2001-2005, với tốc độ tăng lên xấp xỉ 7,5% mỗi năm. Số liệu trong giai đoạn 2006-2010 đã cho thấy nền kinh tế tiếp tục phát triển đáng kể, mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình thực tế hàng năm của GDP trong giai đoạn này là 7,01%, thấp hơn giai đoạn 2001- 2005 đạt 7,5% mỗi năm (theo Tổng cục Thống kê năm 2011).

Việc mở rộng cơ sở hạ tầng như sân bay và mạng lưới đường bộ quốc gia rộng đã giúp thúc đẩy ngành du lịch. Các chương trình quảng bá chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 đã tạo thuận lợi thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, qua đó thúc đẩy hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn và phù hợp hơn cho ngành công nghiệp du lịch. Trong 10 năm qua, các tỉnh đã chi ngân sách nhiều hơn vào việc cải thiện đường bộ và đường sông, tạo thuận lợi cho khách du lịch đi lại nhanh hơn và cảm thấy thoải mái hơn.

Trong 10 năm gần đây, thu nhập và khả năng du lịch của người dân tăng kéo theo sự phát triển của du lịch nội địa. Kể từ khi triển khai thực hiện chiến lược du lịch quốc gia trong 10 năm, từ năm 2001, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể cả về số lượng khách du lịch nội địa và số lượng khách quốc tê đến Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch nội địa nói riêng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Số liệu chỉ ra rằng khách du lịch nội địa tăng rất mạnh trong 10 năm qua, đạt 28 triệu lượt khách trong năm 2010, tăng 239% so với năm 2001, năm 2012 đạt 32,5 triệu lượt. Sự tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng của du lịch nội địa có thể được giải thích bởi hai lý do chính: (1) là nền kinh tế Việt Nam và thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, điều này có nghĩa là người Việt Nam đang chi tiêu cho du lịch nhiều hơn trước và (2) là người lao động tại Việt Nam có nhiều ngày nghỉ hơn mỗi năm và trong những năm gần đây đang được áp dụng chế độ nghỉ hai ngày cuối tuần.

Bên cạnh sự phát triển của du lịch nội địa, số lượt khách quốc tế cũng tăng đáng kể. Năm 2004, Việt Nam đón 2,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn so với 2,4 triệu lượt trong năm trước. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Trong năm 2008, Việt Nam đã tiếp nhận được 4,235 triệu lượt khách quốc tế, trong năm 2012 con số này là 6,847 triệu lượt khách. (nguồn: Tổng cục Thống kê).

Trong những năm gần đây Quảng Ninh có một ngành du lịch phát triển mạnh và đã xác định những chỉ tiêu phấn đấu đầy tham vọng để đạt được vào năm 2020. Quảng Ninh hôm nay đón được khoảng 7 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4,5 triệu lượt khách du lịch nội địa và 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đóng góp khoảng 205 triệu USD thu nhập từ khách du lịch cho tỉnh. Tuy nhiên, du lịch hiện nay chỉ chiếm khoảng 5% trong GDP của tỉnh.

Đặc điểm nổi bật của du lịch Vân Đồn là chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tính thời vụ trong du lịch. Thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch biển khoảng 6 tháng, 6 tháng còn lại cho các hoạt động khai thác, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản của cư dân địa phương. Cũng giống như các vùng có biển ở phía Bắc: Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ.., mùa du lịch cũng gần như trùng với mùa mưa bão. Các cơn bão dù không gây thiệt hại về vật chất nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình du lịch của khách, nhiều chương trình phải hủy bỏ do biển động, khách không thể ra các đảo của Vân Đồn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 77 - 79)