Kinh nghiệm phát triển du lịc hở huyện đảo Cô Tô

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 52)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịc hở huyện đảo Cô Tô

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông của huyện Vân Đồn và cũng được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng. Cũng như Vân Đồn, Cô Tô đang có một số tồn tại trong hoạt động du lịch như hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu và cần được đầu tư, nâng cấp như hệ thống bến cập tầu, đường trên đảo, điện lưới quốc gia.., hệ thống kinh doanh về cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các phương tiện vận chuyển khách còn kém về số lượng và chất lượng, người lao động trong các đơn vị kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp, cộng đồng dân cư gần như chưa được tiếp cận với hệ thống văn bản pháp luật về du lịch, công tác bảo vệ môi trường.

Nhằm hạn chế một số tồn tại như trên, trong một thời gian ngắn các cấp chính quyền tại Cô Tô đã chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh tế chung của toàn huyện, lấy phát triển du lịch làm trọng điểm. Cô Tô đã làm tốt công tác kêu gọi đầu tư, đặc biệt đối với hệ thống cơ sở hạ tầng (điện lưới quốc gia, nước sạch...). Các hệ thống này đã được triển khai đầu tư và đã hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2013.

Bên cạnh đó được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung giải quyết những vấn đề trong hoạt động du lịch như một việc làm cấp bách từ đó thường xuyên quan tâm, triển khai công tác tuyên truyền về cơ hội phát triển du lịch tới các ngành chức năng và nhân dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân cùng tham gia phát triển ngành du lịch, mỗi người dân có thể là một hướng dẫn viên có thể giới thiệu, giúp đỡ, phục vụ du khách văn minh, lịch sự; chỉ đạo cho các nhà văn hóa, khu thể thao thôn, khu đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí và diện mạo thu hút và phục vụ khách du lịch.

Tăng cường công tác chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp đồng bộ về nâng cao nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch trên mọi kênh thông tin và bằng nhiều hình thức để thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

du khách trong và ngoài nước, đặc biệt đã đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc phủ sóng mạng internet không dây trên toàn huyện đảo; thực hiện tốt kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa du lịch gắn với các ngày lễ, các sự kiện diễn ra trong năm.

Tạo cơ chế hỗ trợ trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng; làm tốt công tác quản lý, khai báo đối với người nước ngoài; chủ động có phương án đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm.

Tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các hoạt động kinh doanh du lịch; chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo tiến độ chương trình nông thôn mới trong đó có phát triển du lịch; thiết lập được một môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh. Tại các hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện đều có bảng niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, không có các hành vi nâng giá tùy tiện, chộp giật, cò mồi... kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh không đúng theo quy định của pháp luật quy định.

Với sự quyết tâm, nỗ lực như trên của các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Cô Tô bước đầu đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách sau mỗi chuyến đi và hứa hẹn một ngành du lịch phát triển tương xứng với những lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Cô Tô.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)