Bài học kinh nghiệm phát triển du lịc hở huyện Vân Đồn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 121)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịc hở huyện Vân Đồn

Thứ nhất, đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, điện chiếu sáng, bến xe, trùng tu tôn tạo di tích … Chú ý đến việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thứ hai, Tăng cường công tác chỉ đạo của UBND Huyện trong việc phối kết hợp các ngành chức năng về nâng cao nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Thứ ba, tập trung đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch với nhiều hình thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Vị trí, vai trò và lợi thế phát triển du lịch Vân Đồn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, du lịch vùng và quốc gia trong giai đoạn phát triển mới là như thế nào?

- Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch ở huyên Vân Đồn giai đoạn 2008-2012?

- Những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển ngành du lịch ở Vân Đồn trong bối cảnh phát triển mới?

- Để phát triển du lịch ở Vân Đồn cần đề xuất những cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch như thế nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập và tính toán từ những số liệu liên quan đến du lịch và phát triển du lịch đã công bố của các cơ quan thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

- Các thông tin và số liệu phản ánh thực trạng số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch, cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch…trên địa bàn huyện Vân Đồn được thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn đề định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình; đối chiếu so sánh biến động về tài nguyên, môi trường du lịch, hoạt động phát triển du lịch với biến đổi các điều kiện liên quan. Ngoài ra, phương pháp thống kê còn được vận dụng nghiên cứu trong đề tài để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành

- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ tài liệu, số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình… nhằm phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng phát triển của ngành du lịch huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của huyện Vân Đồn. Sau khi tính toán số liệu tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá tình hình phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn qua các năm nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu giá trị tăng thêm của ngành du lịch trong tổng giá trị sản xuất

của huyện;

- Chỉ tiêu về số khách lưu trú (trong nước, quốc tế) qua các năm; - Chỉ tiêu số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch qua các năm - Tổng doanh thu ngành du lịch

- Tổng vốn đầu tư ngành du lịch qua các năm

- Chỉ tiêu về cơ sở lưu trú và số phòng lưu trú qua các năm - Số việc làm tăng thêm của ngành du lịch qua các năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012

3.1. Vị trí, vai trò của du lịch huyện Vân Đồn trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Huyện Vân Đồn có tổng diện tích khoảng 2.171 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551 km2

; là một trong 15 khu kinh tế ven biển của cả nước. Huyện đảo Vân Đồn, gồm quần thể đảo đá và đất thuộc Vịnh Bái Tử Long; có nhiều giá trị khác biệt về cảnh quan sinh thái và phát triển kinh tế biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, với vùng biển rộng 1.620 km2

với trên 600 hòn đảo lớn nhỏ (phần lớn là đảo đất - điểm nhấn là vườn Quốc gia Ba Mùn). Vân Đồn có 1 thị trấn và 11 xã; nằm ở điểm giữa của tuyến đường biển Hạ Long - Móng Cái, thông thương với các địa phương trong nước qua quốc lộ 18 và thông qua đường biển để đến với thế giới. Đây là nơi ông cha ta đã mở thương cảng Vân Đồn (thương cảng đầu tiên của Việt Nam), mở ra lịch sử giao thương với thế giới từ thế kỷ thứ XI. Vân Đồn nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng không và hàng hải quốc tế sôi động của khu vực và thế giới. Từ Vân Đồn chỉ cần 1 đến 2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc) và thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam; từ 3 đến 4 giờ bay là có thể đến với Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Du bai (UAE), từ cảng Vạn Hoa hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái Bầu theo đường biển đến các các của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoàng 200 hải lý, Hồng Kông 580 hải lý và Singapor là 1.300 hải lý, là khoảng cách phù hợp cho các tour du lịch đường biển quốc tế. Vị trí địa lý và sự phong phú về tài nguyên biển, đảo đã tạo cho Vân Đồn có nhiều điều kiện lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch chất lượng cao và trở thành trung tâm tài chính, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển đảo lớn đủ sức cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch

3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Là một huyện miền núi, hải đảo nên Vân Đồn có địa hình rất đa dạng, song có thể chia làm hai loại phổ biến là đảo đá và đảo đất. Các đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh hình răng cưa lởm chởm tạo ra rất nhiều cảnh quan kỳ thú không kém gì vịnh Hạ Long. Các đảo đất mang dáng chung đỉnh cao, sườn dốc đôi khi thấp thoải tùy thuộc vào sự bào mòn của nước mưa. Các đảo đất này đã tạo cho huyện Vân Đồn nhiều nét hấp dẫn khác biệt so với các hòn đảo trong vịnh Hạ Long. Địa hình đảo đất còn tạo ra nhiều bãi tắm đẹp với sức chứa lớn, rất thích hợp với sự phát triển các khu tắm biển và nghỉ dưỡng quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Địa hình của Vân Đồn hết sức đa dạng, có rừng, có biển, có đảo đá, đảo đất... Hệ thống đảo ở khu vực Vân Đồn hầu hết nằm trong đới địa chất duyên hải Bắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc - Tây Nam, song song với bờ biển của đất liền. Trên các đảo là địa hình đồi núi thấp, hoặc những dãy núi đá từ 100 mét đến 300 mét (so với mặt biển) như: đảo Ba Mùn, Trà Ngọ lớn, Trà Ngọ nhỏ…Ven chân các đảo có nhiều vũng, bãi cát hẹp, bãi đá cảnh quan đẹp, thuận lợi neo trú tầu thuyền, điển hình là vũng Cái Quít, vũng Ổ Lợn (đảo Ba Mùn), bãi cát dài ở đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng…Đặc điểm địa hình phong phú ở Vân Đồn là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển đảo như tham quan, nghỉ dưỡng biển, sinh thái, thể thao mạo hiểm, ...

Khí hậu: Vân Đồn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Một

năm có 2 mùa chính là mùa hạ nóng, ẩm; mùa đông lạnh, ít mưa. Đây là điều kiện khí hậu hết sức thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu như trên Vân Đồn cũng chịu ảnh hưởng diễn biến của thời tiết xấu, như gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, các đợt mưa dông, gió bão vào mùa hè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thủy văn: Hệ thống đảo đất Vân Đồn đã tạo nên rất nhiều bãi biển đẹp,

trải dài ở các đảo Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn và các khu vực Bãi Dài, thị trấn Cái Rồng… rất thuận lợi cho các loại hình du lịch biển, các hoạt động thể thao dưới nước và nghỉ dưỡng…

Hệ động thực vật: Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái trong vườn Quốc gia Bái Tử Long có đến 6 loài có giá trị cao trong bảo tồn, nghiên cứu khoa học và du lịch: hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên đảo đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hồ nước mặn… Sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng, biển có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều loại hình du lịch từ nghỉ dưỡng đến khám phá thiên nhiên và nghiên cứu khoa học. Chính các hệ sinh thái trên các đảo đá vôi ở Bái Tử Long đã tạo ra nét khác biệt với vịnh Hạ Long, đặc biệt là sự đa dạng về loài và nguồn gien. Tổng số loài quý hiếm của vườn Quốc gia Bái Tử Long lên đến 102 loài, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên vật thể: Thương cảng Vân Đồn đã được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử theo Quyết định số 51/QĐ- BVHTT ngày 27/12/2001. “Vân Đồn là thương cảng đầu tiên ở nước ta. Sách

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đại Định năm thứ 10(1149) (Tống Thiệu Hưng

năm thứ 19), mùa xuân, tháng 2 thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin buôn bán, bèn cho lập trang ở hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý dâng tiến sản vật”. Như vậy là từ đây chính thức lập thương cảng, đánh dấu một mốc chủ quyền về thương mại và phát triển kinh tế của nước ta. Thương cảng Vân Đồn buôn bán sầm uất nhiều thế kỷ dưới các thời Lý, Trần, Lê và cho đến thời Tây Sơn. Sau đó, nơi buôn bán chuyển sâu vào đất liền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cụm di tích lịch sử văn hoá đình - chùa - miếu - nghè Quan Lạn được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, tại Quyết định số 575/QĐ-BVHTT ngày 14/7/1990, bao gồm:

Thứ nhất, đình Quan Lạn được xây dựng từ thế kỷ 18 theo phong cách kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ, cửa hướng về đất liền và được xây dựng theo kiểu chữ công. Cột đình được xây dựng bằng gỗ Mần Lái và gỗ lim. Mái đình lợp bằng ngói vẩy trên bờ nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt.. đình Quan Lạn xây dựng để thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiên Công có công khai lập ấp, lập nên xã Quan Lạn ngày nay và Trần Khánh Dư - người có công lớn trong trận chỉ huy trận đánh tan đoàn quân lương của Trương Văn Hổ (dòng sông Mang) góp phần quan trọng vào trận đại thắng Bạch Đằng năm 1288 nên đã được nhân dân tôn thờ làm Thành Hoàng của làng.

Thứ hai, chùa Quan Lạn có tên Vân Quan tự. Hiện chùa còn lưu giữ đầy đủ tượng phật có giá trị điêu khắc của thời Nguyễn, hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái (1889) và nhiều đồ tự khắc bằng đồng và gỗ có giá trị.

Thứ ba, miếu thờ gồm 3 ngôi miếu, thờ ba anh em họ Phạm, là bộ tướng của Trần Khánh Dư đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh trong trận Vân Đồn - Cửa Lục chống quân xâm lược Mông Nguyên.

Thứ tư, nghè thờ Trần Khánh Dư cách đình Quan Lạn khoảng 1,5km là một công trình kiến trúc nhỏ hình chữ nhất.

Ngoài ra trên địa bàn huyện Vân Đồn còn có nhiều công trình văn hóa lịch sử khác, như:

Chùa Lấm nằm đối diện với năm bến thuyền cổ dưới chân đảo Cống Đông. Chùa xây trong lòng chảo ba bề có núi cao bao bọc, cửa chùa trông ra biển lớn.

Đồn canh tiền tiêu Tĩnh Hải trước đây là một cảng mậu dịch và trong thời kì phong kiến Vân Đồn luôn được xem như khu vực có vai trò quan trọng về mặt quân sự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bến thuyền Cống Đông thuộc xã đảo Thắng Lợi trước đây là một bến thuyền cổ dài nhất trong các bến bãi, khoảng hơn 10km. Hiện vật ở đây có số lượng nhiều và phong phú, trong đó có gốm men nâu thời Trần, gốm men ngọc Trung Quốc thời Nguyên và gốm thời Mạc…

Bến Cái Làng, bến Cống Cái thuộc xã đảo Quan Lạn đến nay còn rất nhiều mảnh đồ gốm các loại thuộc nhiều thời khác nhau.

Bến Con Quy thuộc xã đảo Minh Châu, có rất nhiều hiện vật đã được thấy ở đây các chồng bát đĩa còn nguyên vẹn và tiền đồng Trung Quốc từ thời Đường - Tống và tiền Việt các thời Lý, Trần, Lê, nhiều hơn cả là tiền Tây Sơn.

Bến Cái Cổng gồm hai vụng được gọi là Cổng Ông (phía Bắc) và Cổng Bà (phía Nam) thuộc đảo Trà Bản. Tại khu vực này cũng tìm thấy nhiều mảnh đồ gốm các thời Lý, Trần, Lê. Đặc biệt người ta tìm thấy một cây đèn nến bằng gốm, có men mầu trắng ngà, rạn, phong cách Hán.

Bến Cống Yên, Cống Hẹp nằm ở phía Tây đảo Ngọc Vừng, tại đây cũng tìm thấy nhiều mảnh đồ gốm trên dải bờ biển kéo dài hàng trăm mét.

Di chỉ Soi Nhụ còn gọi là Hang Miếu nằm ở đảo Soi Nhụ, thuộc xã Hạ Long, cách khu du lịch sinh thái Bãi Dài khoảng 2km, cách trung tâm thị trấn Cái Rồng 4km. Di vật tìm thấy ở Soi Nhụ gồm có một số công cụ đá, gốm thô, tàn tích thức ăn, đặc biệt là vỏ ốc núi và ốc suối. Các di chỉ ở đây được xác định niên đại cách ngày nay khoảng 14.000 năm.

Di chỉ Hà Giắt các di chỉ khảo cổ được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 10.000 đến 7.000 năm.

Di chỉ Ngọc Vừng các di chỉ được tìm thấy khá phong phú gồm đồ gốm, đồ đồng được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3500 năm đến 3000 năm.

Tài nguyên phi vật thể: Lễ hội Vân Đồn là lễ hội truyền thống của huyện Vân Đồn được tổ chức long trọng và linh đình vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, một danh tướng của nhà Trần, vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển. Hội được tổ chức trên bến đình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)