Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 43 - 121)

L ỜI CAM ĐOAN

1.2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).

Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc…” . Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thế giới.

Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương,

mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ, là tài sản của các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp. Ở Việt Nam, theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau:

“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội”

Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri

thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

văn hoá, xã hội mỗi quốc gia. Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi

bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan. Chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Tính đến năm 2001, cả nước có ta có 117 bảo tàng và cơ quan làm công tác bảo tàng. Chúng ta có thể kể ra một số bảo tàng tiêu biểu như: Bảo tàng Hồ Chi Minh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng văn hoá các dân tộc, Bảo tàng Hải dương học.v.v… trên thế giới có các bảo tàng nổi tiếng như bảo tàng Hoàng Gia (Anh), Bảo tàng Luvơrơ (Pháp), Bảo tàng Ecgionutát (Nga), Bảo tàng Cố cung (Trung Quốc)… với khối lượng khổng lồ hiện vật lịch sự, những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tài năng và trí tuệ bất tận của con người lúc nào cũng đón tiếp với số lượng lớn khách du lịch.

Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng

có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hoá.

Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch:

- Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân, thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con người có thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ ngoài cầu lộc, cầu may, lễ hội còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới để “chiến đấu với đời”

- Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam, các lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Hương thu hút một lượng khách rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.

Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều

kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v… Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng. Chẳng hạn như du khách tới Tây Nguyên, về việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống cảu các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con các dân tộc. Càng gần gũi với đồng bào miền cao này, người ta càng cảm thấy ngạc nhiên và dạt dào tình cảm quý mến. Đời sống của đồng bào giản đơn nhưng tâm tình khá sâu sắc. Tưởng nghĩ của đồng bào và văn hoá truyền thống phong phú, vừa thực tế, vừa mơ mộng….

Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi

quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một

cách lịch sự nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 loại: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp.

Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại

nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Giang nam dã hạc (miền Nam)… Tất cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch.

1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phƣơng

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của thành phố Uông Bí

Là một thành phố mới được thành lập nhưng thành phố Uông Bí được UBND tỉnh Quảng Ninh, các sở ban ngành và các địa phương trong toàn tỉnh đánh giá cao về công tác quản lý nhà nước, đặc biệt lĩnh vực du lịch. Uông Bí đã xây dựng được đề án phát triển du lịch Yên Tử đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; thành lập được các ban chỉ đạo, ban tổ chức hội xuân từ thành phố tới các xã, phường; xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc quản lý và tổ chức các lễ hội và hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch một cách đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của du khách và sự phát triển du lịch của địa phương trong những năm gần đây, thành phố Uông Bí đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch. Huy động từ các nguồn lực từ trung ương đến địa phương để đầu tư, xây dựng, trùng tu tôn tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông, công trình phục vụ du khách, bảo vệ giữ gìn cảnh quan, môi trường; hoàn thành xây dựng cơ bản hệ thống các công trình: chùa Suối Tắm, chùa Bảo Sái, hệ thống cáp treo Yên Tử, cải tạo nâng cấp bến xe Giải Oan, lắp đặt đưa vào sử dụng hệ thống thông tin liên lạc tại di tích Yên Tử.

Trong những năm qua, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, điện chiếu sáng, bến xe, trùng tu tôn tạo di tích đã được quan tâm đặc biệt: nguồn ngân sách 41 công trình với 150 tỷ, nguồn công đức đầu tư công trình 14 công trình với 160 tỷ, nguồn công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm đầu tư 12 công trình với 402 tỷ. Vì vậy, cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ du khách về tham quan Yên Tử ngày một tốt hơn. Ngoài việc tập trung quy hoạch các khu du lịch trọng điểm cùng với phát triển đô thị, thành phố đã quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạch các phân khu chức năng: khu dịch vụ 02 bên tuyến đường vào Yên Tử; khu hồ công viên, khu du lịch sinh thái Sông Uông; khu vực du lịch sinh thái nhà vườn tại các vùng ven sông tại Trưng Vương, Quang Trung, Yên Thanh và Phương Nam, các trung tâm dịch vụ thương mại, trung tâm dịch vụ triển lãm văn hoá, thể thao và quy hoạch mở rộng khu vui chơi thanh thiếu nhi thành phố.

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được thành phố quan tâm, triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung cờ các loại, dựng hệ thống cột băng zôn, hệ thống panô, bảng biển trang trí; xây dựng các tin, bài, phóng sự tuyên truyền quảng bá về Yên Tử và các di tích, các lễ hội trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, của tỉnh, trung ương. Thành phố đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm và các đơn vị trên địa bàn tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao tại khu di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Yên Tử.

Để phục vụ du khách về tham quan Yên Tử được an toàn, chu đáo, hàng năm UBND thành phố đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan ban ngành; thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch để đánh giá những kết quả đạt được, ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại của năm trước và đề ra nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật để lại ấn tượng tốt cho du khách; kiên quyết ngăn chặn việc giắt tiền, thả tiền nơi thờ tự, đốt đồ mã nơi cộng cộng, các dịch vụ bán hàng tại khu di tích phải được kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tình trạng lừa đảo, bán hàng rong, mua bán ép giá hoặc bày bán lấn chiếm đường đi của người đi lễ, không để xảy ra tình trạng cháy nổ, trộm cắp, móc túi tắc nghẽn giao thông, dịch vụ giá cao trong dịp lễ hội; ngăn chặn các trò chơi có tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất cờ bạc, trá hình, lưu hành văn hóa phẩm ngoài luồng, ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Ninh và cũng đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hơn hẳn các địa phương khác trong tỉnh, thành phố Hạ Long được ưu tiên đặc biệt của nhà nước về đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất; là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hạ Long lấy du lịch làm kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.

Thành phố Hạ Long có vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới được tổ chức UNESCO 2 lần công nhận, có nhiều điểm tham quan du lịch có giá trị văn hóa, lịch sử như núi bài thơ, với bài thơ bất hủ của vua Lê Thánh Tông khắc trên vách núi vào năm 1468 và một số bài thơ chữ Hán, chữ Nôm khác, có chùa Lôi Âm, hồ Yên Lập; các khu, điểm du lịch như Tuần Châu, Bãi Cháy; hệ thống bến cảng, bến cập tầu có quy mô lớn và hiện đại; có hệ thống các công trình văn hóa như: cung văn hóa lao động Việt Nhật, cung văn hóa thiếu nhi, bảo tàng Quảng Ninh, nhà thi đấu thể thao, hệ thống các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại, có hệ thống tầu nghỉ đêm trên vịnh.. . với nhiều lợi thế nổi bật tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính. Để có được nhiều cơ hội như trên là do các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Hạ Long đã nỗ lực rất nhiều trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Bên cạnh đó thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo vào cuộc của UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trên các phương diện. Các kết quả được thể hiện nổi bật ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối với công tác tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến hợp tác quốc tế về du lịch: hàng năm tổ chức các sự kiện tuần du lịch Hạ Long với quy mô lớn và đã trở thành ngày hội của nhân dân và du khách, bao gồm các sự kiện như lễ hội Carnaval, vũ hội hóa trang, liên hoan văn hóa ẩm thực, hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thi Người đẹp Hạ Long, hội chợ thương mại du lịch quốc tế và nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, du lịch khác. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch Hạ Long. Việc phối kết hợp công tác quảng bá giữa các doanh nghiệp với các đơn vị quản lý nhà nước ngày càng được tăng cường hơn trước, chất lượng các chương trình xúc tiến quảng bá cũng được nâng lên và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Thứ hai, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch: các hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch có nhiều chuyển biến tích cực tại các khu điểm du lịch Hùng Thắng, Bãi Cháy...

Thứ ba, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: các hoạt động đào tạo thường xuyên được quan tâm làm tốt, tăng cường sự phối kết hợp giữa các đơn vị đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên, kiến thức phòng cháy chữa cháy cho các thuyền viên phục vụ trên tàu du lịch, các lớp nghiệp vụ buồng, bar, bàn cho các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú.

Thứ tư, công tác thanh kiểm tra liên ngành về môi trường kinh doanh du lịch: thành phố Hạ Long là một trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh đa dạng và loại hình dịch vụ. Đây vừa là điều kiện thuận lợi trong việc thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đồng thời cũng là một trong những khó khăn cho các cơ quan quản lý trên địa bàn nhất là đối với các loại hình kinh doanh du lịch dịch vụ trên biển. Để ngành du lịch phát triển và đảm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 43 - 121)