Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 121)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Kết cấu của đề tài

3.3.8.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và

Khai thác và phát triển du lịch đi sau các địa phương khác, như thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí nên các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huyện Vân Đồn nhận thức được điều đó nên bước đầu đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin về định hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển du lịch trong nền kinh tế toàn huyện tới toàn thể cán bộ công nhân viên chức và nhân dân biết thông qua hội nghị chuyên đề, hội nghị tổng kết, họp hội đồng nhân dân huyện và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hàng năm đã thực hiện các chương trình phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các chương trình hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới tuyên truyền về Luật Du lịch, Luật Bảo vệ Môi trường, Qui chế về quản lý, khai thác, sử dụng bãi tắm du lịch, Qui chế quản lý tàu thuyền du lịch...Các hoạt động chỉnh trang đô thị, treo băng rôn, khẩu hiệu về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; phát triển du lịch bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường du lịch đặc biệt tài nguyên du lịch biển.

Thực hiện tuyên truyền phổ biến tới các đơn vị kinh doanh tàu du lịch: khi đón và giao dịch với khách phải có thoả thuận rõ ràng về giá cả các dịch vụ, có hợp đồng cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản; nghiêm cấm việc đưa khách đến các điểm bán hải sản, điểm dịch vụ chưa được công nhận, các điểm không có trong giấy phép rời cảng, bến; không để các phương tiện khác đeo bám để bán hàng rong, ăn xin cặp vào tàu du lịch.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không được khai thác, quản lý sử dụng bãi tắm khi không đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật, như: độ an toàn của bãi cát, hệ thống phao cờ, chỉ giới, chòi quan sát, biển báo, xuồng, phao cứu hộ, đội cứu hộ, nhân viên y tế, phòng cấp cứu...

Đối với các doanh nghiệp có dịch vụ bãi tắm, công viên, điểm tham quan: tăng cường cán bộ để thực hiện công tác quản lý và ngăn chặn các việc bán hàng rong, đánh giầy... trên khu vực được giao quản lý khai thác.

Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú thực hiện công tác đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo đúng các quy định về xếp hạng: nhà nghỉ, nhà có phòng cho khách du lịch thuê, khách sạn và treo biển đúng tiêu chuẩn xếp hạng...

Các cơ quan, ban ngành Công an, Y tế, Lao động và Thương binh Xã hội ...đã tăng cường công tác phối hợp tổ chức các đợt tuyên truyền liên quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến hoạt động du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, như: công tác phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý lao động và hợp đồng lao động...

Sau các đợt tuyên truyền trên địa bàn toàn huyện Vân Đồn bước đầu đã có những chuyển biến song vẫn chưa theo kịp với yêu cầu trong điều kiện và xu thế phát triển chung của toàn ngành. Số lần tuyên truyền trong năm còn ít mỗi nội dung 4 lần/năm trong khi địa bàn huyện trải dài và dân cư phân bố không tập trung, số lượng dân cư tham gia hưởng ứng còn chưa nhiều, nhất là trong công tác vệ sinh đường phố, các khu vực ven biển và ở các điểm tập trung đông người; các hình thức tuyên truyền, vận động chưa được phong phú, còn đơn điệu nên các đơn vị kinh doanh cũng như cộng đồng dân cư chưa nghiêm túc thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước cũng như ý thức tự nguyện đối với việc khai thác, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.

3.3.8.4. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế du lịch

Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch trong những năm qua đạt nhiều kết quả, du lịch Quảng Ninh đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trung tâm du lịch của các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, tham gia câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới và là thành viên chính thức của Diễn đàn Du lịch Đông á (EATOF). Đặc biệt mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh với các tỉnh Quảng Tây, Hải Nam (Trung Quốc)...Qua quá trình hợp tác, xúc tiến về du lịch của tỉnh Quảng Ninh đã tạo rất nhiều cơ hội tốt cho các trung tâm du lịch của tỉnh, đặc biệt trung tâm Vân Đồn, một địa phương có nhiều tài nguyên để thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Các sự kiện được tỉnh Quảng Ninh thường xuyên tổ chức: Hội xuân Yên tử, Hội Đình Trà cổ, Đình Quan Lạn, lễ hội chiến thắng Bạch Đằng, Lễ hội chèo bơi Quan Lạn, Lễ hội đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên, Lễ hội chùa Cái Bầu và đặc biệt Tuần lễ Du lịch Hạ Long đã trở thành thường niên với cách tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức ngày càng đổi mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá cao về cách thức tổ chức.

Bình quân mỗi năm tỉnh Quảng Ninh chi nguồn ngân sách đạt từ 3-4 tỷ đồng đã tạo ra nguồn lực quan trọng góp phần đổi mới hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, thông tin về du lịch Quảng Ninh và các địa phương đến với du khách trong và ngoài nước trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng: internet, các kênh truyền hình, báo viết, Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, các ấn phẩm, bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới…

Các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng thường xuyên làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư cho Vân Đồn và đạt được kết quả nổi bật như kêu gọi đầu tư cảng hàng không quốc tế tại Vân Đồn, khu giải trí cao cấp tại xã Vạn Yên Vân Đồn, các dự án du lịch có quy mô lớn tại các xã đảo Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn, Trà Ngọ, Hạ Long....

Tuy đã nỗ lực cố gắng trong công tác quảng bá xúc tiến nhưng khách du lịch đến với Vân Đồn vẫn chủ yếu là khách du lịch nội địa, chưa khai thác được thị trường khách quốc tế. Thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau các đơn vị kinh doanh tại Vân Đồn gần như ít khách. Sự đầu tư của các dự án đã bắt đầu khởi sắc nhưng hầu hết vẫn là những nhà đầu tư có tiềm lực thấp và đầu tư nhỏ, dàn trải.

Nguyên nhân do hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn quá thấp kém, chưa có điện lưới tới các xã đảo, thủ tục hành chính phức tạp, chưa thông thoáng nên các doanh nghiệp còn e ngại trong vấn đề đầu tư. Các đợt quảng bá xúc tiến cho Vân Đồn chưa thường xuyên, chưa tận dụng khai thác triệt để ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho việc quảng bá, xúc tiến, nhất là trên hệ thống internet, khách du lịch khi đến các xã đảo không có hệ thống để kết nối và truy cập internet.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

3.4.1. Phân tích các yếu tố khách quan

Bối cảnh (trong nước và quốc tế) và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch Vân Đồn giai đoạn 2008 -2012.

* Bối cảnh quốc tế:

Du lịch Vân Đồn thời gian qua phát triển trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen:

Thuận lợi:

- Xu thế phát triển du lịch trên phạm vi toàn cầu và khu vực vẫn tiếp tục tăng;

- Hợp tác khu vực, đặc biệt giữa các nước ASEAN tiếp tục được củng cố vì vậy đã tạo môi trường thuận lợi cho khách đi lại giữa các nước;

- Các chương trình hợp tác khu vực về phát triển KT-XH, đặc biệt là du lịch như “Hai hành lang- một vành đai”; “Phát triển du lịch GMS”…đã được cụ thể hóa bằng việc khởi động nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông kết nối giữa các nước trong khu vực và quốc tế. Việc xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh, nâng cấp và mở rộng sân bay Nội Bài, Cát Bi là những minh chứng cụ thể về vấn đề này.

Khó khăn

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch bị xem xét lại hoặc bị kéo dài;

- Những bất đồng trong hợp tác tại Biển Đông giữa các đối tác có liên quan làm cho tình hình an ninh trên biển ở khu vực này chưa được đảm bảo;

- Chính sách của Trung Quốc- thị trường du lịch lớn của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng về việc cho công dân của mình đi du lịch thiếu ổn định, nhất quán.

Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp du lịch khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp cho ngành du lịch và GDP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong năm 2011, Đông Nam Á tạo ra 87,7 tỷ USD trong xuất khẩu du lịch. Trong năm 2012, tăng 3% và thu hút 76.565.000 lượt khách du lịch quốc tế.

* Bối cảnh trong nƣớc.

GDP và tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người ở Việt Nam trong 10 năm qua tăng nhanh. Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được một thành công tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Từ năm 1996 đến năm 2000, nền kinh tế quốc dân phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) là 6,9% mỗi năm. Tỷ lệ này tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2001-2005, với tốc độ tăng lên xấp xỉ 7,5% mỗi năm. Số liệu trong giai đoạn 2006-2010 đã cho thấy nền kinh tế tiếp tục phát triển đáng kể, mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình thực tế hàng năm của GDP trong giai đoạn này là 7,01%, thấp hơn giai đoạn 2001- 2005 đạt 7,5% mỗi năm (theo Tổng cục Thống kê năm 2011).

Việc mở rộng cơ sở hạ tầng như sân bay và mạng lưới đường bộ quốc gia rộng đã giúp thúc đẩy ngành du lịch. Các chương trình quảng bá chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 đã tạo thuận lợi thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, qua đó thúc đẩy hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn và phù hợp hơn cho ngành công nghiệp du lịch. Trong 10 năm qua, các tỉnh đã chi ngân sách nhiều hơn vào việc cải thiện đường bộ và đường sông, tạo thuận lợi cho khách du lịch đi lại nhanh hơn và cảm thấy thoải mái hơn.

Trong 10 năm gần đây, thu nhập và khả năng du lịch của người dân tăng kéo theo sự phát triển của du lịch nội địa. Kể từ khi triển khai thực hiện chiến lược du lịch quốc gia trong 10 năm, từ năm 2001, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể cả về số lượng khách du lịch nội địa và số lượng khách quốc tê đến Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch nội địa nói riêng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Số liệu chỉ ra rằng khách du lịch nội địa tăng rất mạnh trong 10 năm qua, đạt 28 triệu lượt khách trong năm 2010, tăng 239% so với năm 2001, năm 2012 đạt 32,5 triệu lượt. Sự tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng của du lịch nội địa có thể được giải thích bởi hai lý do chính: (1) là nền kinh tế Việt Nam và thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, điều này có nghĩa là người Việt Nam đang chi tiêu cho du lịch nhiều hơn trước và (2) là người lao động tại Việt Nam có nhiều ngày nghỉ hơn mỗi năm và trong những năm gần đây đang được áp dụng chế độ nghỉ hai ngày cuối tuần.

Bên cạnh sự phát triển của du lịch nội địa, số lượt khách quốc tế cũng tăng đáng kể. Năm 2004, Việt Nam đón 2,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn so với 2,4 triệu lượt trong năm trước. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Trong năm 2008, Việt Nam đã tiếp nhận được 4,235 triệu lượt khách quốc tế, trong năm 2012 con số này là 6,847 triệu lượt khách. (nguồn: Tổng cục Thống kê).

Trong những năm gần đây Quảng Ninh có một ngành du lịch phát triển mạnh và đã xác định những chỉ tiêu phấn đấu đầy tham vọng để đạt được vào năm 2020. Quảng Ninh hôm nay đón được khoảng 7 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4,5 triệu lượt khách du lịch nội địa và 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đóng góp khoảng 205 triệu USD thu nhập từ khách du lịch cho tỉnh. Tuy nhiên, du lịch hiện nay chỉ chiếm khoảng 5% trong GDP của tỉnh.

Đặc điểm nổi bật của du lịch Vân Đồn là chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tính thời vụ trong du lịch. Thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch biển khoảng 6 tháng, 6 tháng còn lại cho các hoạt động khai thác, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản của cư dân địa phương. Cũng giống như các vùng có biển ở phía Bắc: Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ.., mùa du lịch cũng gần như trùng với mùa mưa bão. Các cơn bão dù không gây thiệt hại về vật chất nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình du lịch của khách, nhiều chương trình phải hủy bỏ do biển động, khách không thể ra các đảo của Vân Đồn.

3.4.2. Phân tích các yếu tố chủ quan

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ. Việc giá cả dịch vụ tăng, chất lượng dịch kém... Môi trường du lịch trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa bàn huyện vẫn còn nhiều vấn đề chưa theo kịp yêu cầu phát triển, kể cả môi trường thể chế.

- Tình hình cơ sở hạ tầng: Những năm qua, cùng với sự phát triển về quy mô, số lượng của các cơ sở, dịch vụ lưu trú, hệ thống giao thông đã được tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn đầu tư nâng cấp tạo thuận lợi cho phát triển du lịch của địa phương. Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, thông tin liên lạc; hệ thống các dịch vụ tài chính, ngân hàng luôn được đầu tư nâng cấp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch.

- Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Theo thống kê sơ bộ, hiện nay huyên Vân Đồn có khoảng 1.200 lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch, nhưng chất lượng lao động còn thấp, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quảng bá, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài còn rất nhiều hạn chế, hơn nữa chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa có tính chuyên nghiệp cao, chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến một cách bài bản. Hoạt động lữ hành còn nhiều hạn chế, chưa kết nối được các tour, tuyến du lịch trên địa bàn với các vùng lân cận.

- Công tác đầu tư phát triển du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Quá trình triển khai công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Số ơ sở kinh doanh có các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao còn ít. Việc chậm đầu tư phát triển các dự án trên địa bàn, các loại hình du lịch mới, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)