Định hướng tổ chức không gian du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 93 - 97)

L ỜI CAM ĐOAN

4.1.5.Định hướng tổ chức không gian du lịch

5. Kết cấu của đề tài

4.1.5.Định hướng tổ chức không gian du lịch

Vân Đồn hiện đang có rất nhiều địa điểm du lịch bao gồm các đảo, bãi biển, đền, chùa và trong tương lai sẽ có nhiều điểm đến hơn nữa. Để đưa Vân Đồn trở thành một điểm đến hàng đầu thì cần phải tổ chức, quảng bá và phát triển các điểm tham quan này để đem lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho khách du lịch và đem lại lợi nhuận cho huyện.

Phương pháp cụm điểm du lịch phân loại và tổ chức các điểm du lịch nhằm đem lại cho khách du lịch hấp dẫn và gắn kết toàn diện. Trải nghiệm của khách du lịch trong một cụm điểm du lịch không chỉ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của các điểm tham quan chính, mà còn phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả các dịch vụ đi kèm như khách sạn, nhà hàng, mua sắm và giao thông. Để phát triển các cụm điểm du lịch thì cần có sự hợp tác của tất cả các tổ chức quan tâm tới phát triển thị trường du lịch để có thể đem lại cho khách du lịch những trải nghiệm hấp dẫn.

Có nhiều cách khác nhau để tập trung các điểm du lịch thành cụm điểm du lịch, trong đó có thể dựa vào cam kết giá trị dịch vụ, phân khúc khách hàng mục tiêu hoặc mục đích du lịch. Các cụm điểm du lịch thường được giới hạn trong các khu vực địa lý hẹp, trong đó khách du lịch ít phải di chuyển. Một địa điểm tham quan có thể thuộc nhiều cụm du lịch khác nhau.

Vân Đồn có rất nhiều điểm du lịch khác nhau, một số điểm chỉ có sức hấp dẫn với một số đối tượng khách du lịch nhất định trong khi một số điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khác lại thu hút được nhiều phân khúc khách du lịch khác nhau. Đề tài này xin được đề xuất một số cụm du lịch trong đó tập trung các phân khúc thị trường đóng vai trò động lực thúc đẩy Vân Đồn phát triển cho tới năm 2030. Thông thường du lịch Vân Đồn được đề cập thông qua 4 vùng địa lý sau:

- Cụm du lịch trung tâm đảo Cái Bầu.

Cái Bầu là đảo lớn nhất thuộc vịnh Bái Tử Long. Thị trấn Cái Rồng là trung tâm hành chính - thương mại của Khu kinh tế. Tài nguyên du lịch có bãi biển (Bãi Dài) dài 5km, cát mịn nước xanh trong và bãi cát thoải, có hệ sinh thái rừng trên đảo với nhiều loại thực vật quý hiếm; trong tương lai sẽ hình thành nhiều mô hình trang trại đồi rừng, vườn rừng.

Sản phẩm du lịch ở đây là: Tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao biển, vui chơi giải trí quốc tế (cả vui chơi có thưởng cao cấp), nghỉ ngơi cuối tuần.

Cần xây dựng các resort độc đáo gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, resort cao cấp (2-5 sao) và cơ sở dịch vụ du lịch hiện đại cho khách lưu trú ở xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Đoàn Kết…. Đồng thời xây những khu nhà cho người có thu nhập thấp. Xây dựng công viên chuyên đề, khu nghỉ dưỡng phức hợp, khu vui chơi giải trí Quốc tế tại xã Vạn Yên. Xây dựng tuyến cáp treo qua biển nối đảo Cái Bầu với đảo Trà Ngọ - Cái Lim, tổ chức du lịch tham quan Vườn quốc gia và phong cảnh biển. Mở rộng cảng Cái Rồng thành cảng tổng hợp phục vụ du lịch - dân sinh - thủy sản.

- Cụm đảo Trà Bản.

Đảo Trà Bản (xã Bản Sen) là đảo ngoài gần đảo Cái Bầu nhất. Tại đây có núi đất, phát triển các cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Mặc dù điều kiện còn khó khăn, dân cư nghèo, hạ tầng kém phát triển nhưng ở đây có điều kiện để phát triển du lịch nghỉ ngơi, tham quan và tham gia sản xuất nông nghiệp.

Hình thức du lịch chủ yếu ở đảo Trà Bản là: tổ chức du lịch nông nghiệp, tham quan mô hình trang trại, nuôi trồng hải đặc sản và nghỉ ngơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sẽ tổ chức hình thức du lịch cùng sống (home stay) tham quan và tham gia sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các mô hình trang trại, tổ chức nghề nông truyền thống để khách tham quan và tham gia nghỉ ngơi và làm việc. Ra đảo bằng tầu cao tốc, cáp treo. Sẽ xây dựng tại đảo các nhà nghỉ cao cấp theo truyền thống Việt, xây dựng đường nội bộ và cầu sang đảo Quan Lạn - Minh Châu.

- Cụm du lịch Quan Lạn - Minh Châu.

Tài nguyên du lịch ở đây phong phú, có đình, chùa, miếu, nghè và lễ hội Quan Lạn nổi tiếng, có ba bãi tắm ở Vân Hải, Quan Lạn rất đẹp cách nhau 5 km về phía biển khơi và các mô hình đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Có khu rừng nguyên sinh đảo Ba Mùn với diện tích rừng tự nhiên 1.800 ha là trung tâm của rừng quốc gia Bái Tử Long, có bãi biển dài, cát mịn là bãi tắm lý tưởng và có các mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản. Sản phẩm du lịch ở đây gồm: Tắm biển, thể thao cảm giác mạnh, lướt ván, nghỉ dưỡng, lễ hội, du lịch sinh thái, tham quan di tích, thương cảng cổ của người Việt và vui chơi có thưởng quốc tế cao cấp.

Sẽ xây dựng một số nhà nghỉ cho khách nghỉ trưa (nếu đi theo tour); hoặc lưu trú qua đêm. Đầu tư nâng cấp bến cảng Quan Lạn. Nâng cấp tuyến đường trên đảo. Nâng cấp Bưu điện Quan Lạn, xây dựng trung tâm văn hoá thông tin, điểm vui chơi giải trí. Nghiên cứu xây dựng trung tâm y tế Quan Lạn có đủ trang thiết bị dụng cụ y tế phục vụ dân trên đảo và khách du lịch khi gặp tai nạn hoặc ốm đau đột xuất.

Nâng cấp cảng Cồn Trụi, làm mới đường nối cảng Cồn Trụi với hệ thống đường Minh Châu - Quan Lạn và các bãi tắm. Đầu tư đưa điện lưới quốc gia đến địa bàn các xã đảo.

- Cụm du lịch Ngọc Vừng - Thắng lợi.

Tài nguyên du lịch ở đây có bãi biển dài, cát mịn, nước trong là một trong những bãi tắm đẹp nhất của Vân Đồn, hệ sinh thái rừng tự nhiên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khu di tích lưu niệm Bác Hồ, các mô hình nuôi trai ngọc.

Sản phẩm du lịch chính ở đây là: Nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các mô hình trang trại, mô hình nuôi trai ngọc, tham quan làng chài, du lịch sinh thái, cắm trại, vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài.

Xây dựng một số nhà nghỉ có trang thiết bị đầy đủ phục vụ khách lưu trú nghỉ trưa, hoặc nghỉ qua đêm. Nâng cấp bến cảng Cống Yên (cầu cảng và đường dẫn). Xây dựng Trung tâm văn hoá thông tin, các điểm vui chơi giải trí cho dân cư và khách du lịch, trồng rừng tạo cảnh quan, tôn tạo khu di tích lưu niệm Bác Hồ phục vụ du lịch và dân trên đảo.

Từ những định hướng không gian phát triển du lịch như trên nhận thấy rằng sẽ hiệu quả hơn nếu những vùng này được kết hợp với nhau, tạo thành các cụm du lịch đề xuất, nhằm vào phân khúc khách du lịch nhất định.

Cụm điểm du lịch vui chơi giải trí với một sòng bạc đẳng cấp quốc tế và các khu vui chơi giải trí, nơi đây sẽ trở thành điểm đến mới hàng đầu đối với đối tượng khách du lịch đánh bài Trung Quốc.

Đối với cụm điểm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao gắn với du lịch khám phá, mạo hiểm và các dịch vụ ngủ đêm trên vịnh sẽ hướng tới các khách du lịch hạng sang đến từ cả châu Á ( Trung Quốc, Hà Quốc, Nhật Bản) và châu Âu. Trung tâm của cụm này là Vịnh Bái Tử Long và cac xã đảo- dự kiến khu vực này sẽ phát triển mạnh từ nay đến năm 2020 với nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khách du lịch đến Vân Đồn sẽ được hưởng các tiện nghi sang trọng, có thể thẳng đến vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long từ cảng Cái Rồng- nơi sẽ chỉ có các du thuyền sang trọng hàng đầu neo đậu. Thủy phi cơ và tàu cánh ngầm sẽ đưa khách du lịch đến các đảo trên địa bàn.

Cụm điểm du lịch Văn hóa- tâm linh sẽ tập trung vào thị trường khách du lịch trong nước bởi hấp dẫn bởi rất nhiều các di tích lich sử tại Vân Đồn. Những địa danh này bao gồm hệ thống đình chùa - miếu - nghè trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảo Quan Lạn, Đền Cặp Tiên, Chùa Cái Bầu , thương cảng cổ Vân Đồn…Nhờ có các cơ sở hạ tầng và tiện nghi ngày càng phát triển, ngày nay khách du lịch trong nước và quốc tế đã có thể tiếp cận được các địa điểm này một cách dễ dàng hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 93 - 97)