Nhóm giải pháp về bảo toàn và phát triển nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại VNPT Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 116)

7. Bố cục luận văn gồm 4 chƣơng

4.2.3. Nhóm giải pháp về bảo toàn và phát triển nguồn vốn

Giải pháp về chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ

Đơn vị cần chú trọng sửa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ một cách thƣờng xuyên, giúp khôi phục năng lực sản xuất của TSCĐ, giảm và tránh việc đầu tƣ đối với những TSCĐ chƣa cần thiết dẫn đến việc sử dụng đồng vốn cố định có hiệu quả hơn.

Trong công tác sửa chữa tài sản, để sử dụng nguồn chi phí sửa chữa có hiệu quả, đơn vị cần triển khai những vấn đề sau:

- Thực hiện lập kế hoạch sửa chữa chi tiết đối với từng tài sản, chấp hành quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện sửa chữa lớn TSCĐ.

- Chú trọng việc bảo dƣỡng các thiết bị máy móc trên mạng lƣới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

- Chi phí sửa chữa TSCĐ mang tính chất sửa chữa lớn, các đơn vị phải thực hiện thủ tục đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Quản lý tốt quỹ khấu hao để thực hiện việc thu hồi vốn đầu tƣ tài sản mới một cách kịp thời, tăng năng lực sản xuất và đảm bảo cho sản xuất không bị gián đoạn

Giải pháp về kiểm soát hàng hóa, vật tư thiết bị tồn kho:

Hiện nay, tại Viễn thông Bắc Ninh hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn lƣu động; việc quản lý hàng tồn kho tại đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quản lý hàng hóa, vật tƣ thiết bị tồn kho, đơn vị cần thực hiện các biện pháp:

- Thƣờng xuyên kiểm tra, tính toán lƣợng hàng hóa, vật tƣ dự phòng, vật tƣ dùng cho XDCB, hàng hóa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh để mua sắm, dự trữ cho phù hợp.

- Thực hiện đúng quy định của quy chế đấu thầu trong mua sắm vật tƣ, hàng hóa. - Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình XDCB, khẩn trƣơng nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng để kịp thời chuyển giảm giá trị vật tƣ thiết bị tồn kho.

- Đối với vật tƣ thừa từ các công trình, cần rà soát đƣa vào sử dụng triệt để cho các công trình mới hoạt cho nhu cầu sửa chữa.

Giải pháp phát triển vốn thông qua nâng cao năng lực kinh doanh:

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp đối với khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thể hiểu đƣợc lợi ích khi sử dụng dịch vụ, từ đó tạo niềm tin, uy tín của khách hàng, khuyến khích và tăng nhanh số lƣợng khách hàng thƣờng xuyên. Ngoài ra, đơn vị cần tăng cƣờng các hoạt động Marketing làm tăng vị thế của đơn vị và tăng thị phần trên thi trƣờng, góp phần làm tăng năng lực kinh doanh.

Nâng cao năng lực kinh doanh không chỉ ở việc tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lƣợng dịch vụ mà còn là công tác bảo hành sản phẩm, sửa chữa thiết bị đầu cuối, mạng lƣới đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng, chăm sóc khách hàng để từ đó vừa nâng cao vị thế của doanh nghiệp, vừa đảm bảo doanh thu ổn định vì khi thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối bị hỏng sẽ không có doanh thu.

Tăng cƣờng công tác quảng cáo, khuyếch trƣơng thƣơng hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp cũng nhƣ các chƣơng trình khuyến mại trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Giải pháp phát triển vốn bằng đầu tư dài hạn:

Về mặt tài chính, quyết định đầu tƣ là quyết định tài chính dài hạn, các quyết định đầu tƣ đòi hỏi phải sử dụng một lƣợng vốn lớn để thực hiện đầu tƣ. Vì thế hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới của đơn vị phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tƣ. Nếu quyết định đầu tƣ đúng sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Ngƣợc lại nếu quyết định đầu tƣ sai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu đầu tƣ quá nhiều, không đúng hƣớng hoặc đầu tƣ không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn làm giảm hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nếu không nắm sát nhu cầu thị trƣờng đầu tƣ vốn quá ít sẽ làm cho đơn vị không đủ khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Nhƣ vậy để đi đến quyết định đầu tƣ đơn vị phải cân nhắc kỹ lƣỡng nhiều vấn đề, xem xét nhiều yếu tố. Các yếu tố tác động có tính quyết định sau đây:

- Chính sách kinh tế của Nhà nƣớc trong việc phát triển nền kinh tế. - Thị trƣờng cạnh tranh.

- Sự tiến bộ khoa học công nghệ. - Mức độ rủi ro của đầu tƣ.

- Lãi suất tiền vay và thuế trong kinh doanh. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại VNPT Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 116)