Thực trạng quản lý việc sử dụng vốn của VNPT Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại VNPT Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 96)

7. Bố cục luận văn gồm 4 chƣơng

3.2.2.Thực trạng quản lý việc sử dụng vốn của VNPT Bắc Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng số 3.6: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lƣu động tại Viễn thông Bắc Ninh

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: BCTC 2008-2012 của Viễn thông Bắc Ninh)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ

tăng/ giảm 08-10 (%)

Chỉ tiêu Giá trị TT % Giá trị TT% Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT %

I/ Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 4.886 7,03 3.750 4,16 4.999 6,15 1.469 2,19 1.921 3,98 -7,45

1. Tiền mặt 500 150 135 115 175

2. Tiền gửi ngân hàng 4.386 3.600 4.864 1.354 1.746

II/ Các khoản phải thu ngắn hạn 44.549 64,11 68.935 76,51 55.455 68,19 38.757 57,79 30.528 63,26 -4,04

1. Phải thu khách hàng 18.791 42,18 25.780 37,40 28.489 51,37 29.881 77,10 31.305 102,54 14,34

2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 0 0 32 0,05 32 0,06 139 0,36 10 0,03 61,78

3. Phải thu nội bộ 19.821 44,49 42.615 61,82 13.091 23,61 1.858 4,79 10 0,03 -34,89

- Giữa Tập đoàn với đơn vị 19.783 99,81 42.111 98,82 13.012 99,39 0 0 0 0 -14,06

- Phải thu nội bộ khác 38 0,19 504 1,18 79 0,61 1.858 100 10 100 816,77

4. Các khoản phải thu khác 6.867 15,41 1.802 2,61 15.621 28,17 7.516 19,39 2.221 7,28 142,74

5. Dự phòng các khoản phải thu -930 -2,09 -1.293 -1,88 -1.777 -3,20 -636 -1,64 -3.018 -9,88 96,76

III/ Hàng tồn kho 17.366 24,99 17.316 19,22 20.654 25,40 26.262 39,16 15.070 31,23 0,88

1. Hàng tồn kho 17.366 100 17.316 100 20.654 100 26.262 100 15.320 101,66 1,12

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0 0 0 -250 -1,66

IV/ Tài sản ngắn hạn khác 2.682 3,86 97 0,11 215 0,26 575 0,86 739 1,53 55,51

TÀI SẢN NGẮN HẠN 69.483 15,15 90.098 17,08 81.324 15,63 67.063 12,77 48.257 10,71 -6,41

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 458.564 100 527.418 100 520.207 100 524.967 100 450.645 100 0,10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lƣu động. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động thể hiện chất lƣợng công tác quản lý, sử dụng vốn lƣu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Muốn có cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trƣớc hết ta cần xem xét cơ cấu vốn lƣu động của đơn vị có hợp lý không; thông qua việc phân tích cơ cấu vốn lƣu động sẽ giúp ngƣời quản lý thấy đƣợc tình hình phân bổ vốn lƣu động, tỷ trọng mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển. Từ đó xác định trọng điểm quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

Phân tích bảng số 3.6 ta thấy:

Giai đoạn 2008-2012 tổng vốn lƣu động của đơn vị giảm bình quân 6,41%/năm. Năm 2009, tổng vốn lƣu động tăng mạnh từ 69.483 triệu đồng lên tới 90.098 triệu đồng. Sau đó, từ năm 2010 thì tổng vốn lƣu động lại giảm dần còn 48.257 triệu đồng năm 2012 và chỉ chiếm 10,71% tổng vốn; so với 2009 đã giảm tới 41.841 triệu đồng. Vốn lƣu động tăng, giảm mạnh trong thời gian qua chủ yếu là do sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn.

Cụ thể chi tiết các khoản mục:

Trong cơ cấu vốn lƣu động các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn. Về giá trị thì các khoản phải thu từ năm 2009 đã có xu hƣớng giảm dần chủ yếu là do chính sách thu nộp Tập đoàn siết chặt làm khoản phải thu giữa Tập đoàn với đơn vị giảm mạnh từ 42.111 triệu đồng năm 2009 xuống còn 0 đồng các năm 2011, 2012. Trong khi đó khoản mục phải thu khách hàng lại tăng lên, bình quân từ 2008 đến 2012 tăng 14,34%/năm từ 18.791 triệu đồng năm 2008, năm 2012 khoản phải thu khách hàng đã tăng lên 31.305 triệu đồng (tăng 12.514 triệu đồng). Do đặc điểm ngành viễn thông, khách hàng sử dụng dịch vụ trƣớc, tới tháng kế tiếp đơn vị mới tính và thu cƣớc nên việc xảy ra tình trạng đọng nợ cƣớc. Đây là lƣợng vốn đơn vị bị chiếm dụng nên để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị cần có biện pháp đốc thúc, đẩy nhanh các việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng vốn lƣu động của đơn vị. Lƣợng hàng tồn kho trong những năm gần đây có khá nhiều biến động, đặc biệt năm 2011 lƣợng hàng tồn kho đạt cao nhất 26.262 triệu đồng chiếm tới 39,16%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tổng vốn lƣu động. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đơn vị mở rộng quy mô, gia tăng đầu tƣ phát triển mạng lƣới, vật tƣ xây dựng cơ bản nhiều. Đến 2012 nhiều công trình đã đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng nên lƣợng vật tƣ tồn kho giảm xuống đáng kể còn 15.070 triệu đồng.

Tiền và tương đương tiền trong đơn vị chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lƣu động: năm 2008 chiếm 7,03%; 2012 chỉ chiếm 3,98% so với tổng tài sản lƣu động. Tiền mặt giúp tăng khả năng thanh khoản tức thời cho đơn vị, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên và trả những khoản nợ đến hạn. Tỷ lệ khoản mục này thấp cũng tiềm ẩn rủi ro thanh toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Khoản mục tài sản lƣu động khác chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng tài sản lƣu động. Khoản mục đầu tƣ tài chính ngắn hạn trong các năm đơn vị đều không có.

Qua phân tích trên ta có đánh giá khái quát rằng trong những năm gần đây, cơ cấu vốn lưu động của đơn vị có sự biến động ở tất cả các khoản mục, tập trung ở các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Để đánh giá một cách toàn diện hơn ta cần phải phân tích chi tiết hơn tình hình quản lý của đơn vị đối với từng khoản mục.

a. Tình hình quản lý sử dụng vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của VTBN:

Tiền mặt của đơn vị bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và không có tiền đang chuyển.

* Cách thức quản lý vốn bằng tiền tại Viễn thông Bắc Ninh:

+ Do đặc thù là một đơn vị cung cấp các dịch vụ viễn thông, khách hàng sử dụng dịch vụ và đến kỳ tính cƣớc đơn vị sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng. Đến kỳ thu cƣớc các trung tâm thu đƣợc tiền sẽ phải chuyển lên viễn thông tỉnh. Do đó thời điểm đầu tháng lƣợng tiền, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng của đơn vị sẽ tăng.

+ Đơn vị cũng ra những quy chế tài chính đối với các đơn vị cấp dƣới nhƣ: quản lý chặt chẽ các khoản chi, đặc biệt là chi thƣờng xuyên tại đơn vị, quy định mức tồn tiền đối với từng đơn vị, quy định mức phụ cấp, mức tiêu hao nhiên liệu..

+ Những năm qua đơn vị chủ yếu dung hình thức thanh toán qua ngân hàng đối với nhà cung cấp, khách hàng, trả lƣơng cho ngƣời lao động làm cho thời gian luân chuyển tiền đƣợc giảm bớt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cách thức quản lý vốn bằng tiền ở trên sẽ ảnh hƣởng đến quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của đơn vị.

* Sự biến động của tiền và tương đương tiền:

Phần lớn vốn bằng tiền của đơn vị đƣợc gửi tại ngân hàng, tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên tại đơn vị.

Năm 2009 vốn bằng tiền giảm 1.136 triệu đồng (giảm 23,24%) so với năm 2008 ở cả hai khoản mục tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Năm 2010 vốn bằng tiền tăng 33,29% chênh lệch 1.248 triệu đồng với 2009, chủ yếu là do lƣợng tiền gửi ngân hàng tăng lên 1.263 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2011 vốn bằng tiền lại giảm khá mạnh giảm tới 70,62% từ 4.999 triệu đồng năm 2010 xuống còn 1.469 triệu đồng do các khoản phải nộp về Tập đoàn tăng mạnh.

Năm 2012, tuy tiền mặt giảm 52,17% so với 2011 nhƣng khoản tiền gửi ngân hàng lại tăng 492 triệu (tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng 28,96%) nên vốn bằng tiền tại đơn vị cũng tăng lên 452 triệu (30,78%).

Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng của đơn vị cao cũng là điều hợp lý bởi phần lớn các giao dịch thanh toán với đối tác, trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên của đơn vị thực hiện qua hình thức chuyển khoản. Hơn nữa, việc tăng dự trữ tiền bằng cách tăng tiền gửi ngân hàng còn giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của lạm phát tới sự mất giá của đồng tiền, đồng thời cũng là hƣởng ứng sự khuyến khích của Nhà nƣớc về sử dụng thanh toán qua ngân hàng đƣợc quy định trong Luật thuế GTGT (sửa đổi): tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không đƣợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Tỷ trọng tiền mặt tại quỹ của đơn vị thấp vì nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của đơn vị ít, chủ yếu là các khoản chi thƣờng xuyên, thƣờng không nhiều.

Như vậy có thể thấy: vốn bằng tiền của đơn vị trong thời gian qua có khá nhiều biến động. Nguyên nhân là do thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính về thu nộp đối với Tập đoàn, các khoản phải trả nội bộ biến động theo thời gian. Cơ cấu vốn bằng tiền như vậy có thể đánh giá là hợp lý vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán vừa đem lại thu nhập do hưởng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên để có thể đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lượng tiền đơn vị như vậy là hợp lý hay chưa ta đi phân tích khả năng thanh toán của đơn vị.

Bảng số 3.7: Các hệ số thanh toán của Viễn thông Bắc Ninh

ĐVT: trđ Chỉ tiêu Cuối 2008 Cuối 2009 Cuối 2010 Cuối 2011 Cuối 2012 1. Tài sản lƣu động 69.483 90.098 81.324 67.063 48.257 2. Hàng tồn kho 17.366 17.316 20.654 26.262 15.070 3. Nợ ngắn hạn 90.312 113.022 121.864 152.658 121.037 4. Tiền và tƣơng đƣơng tiền 4.886 3.750 4.999 1.469 1.921 5. Hệ số thanh toán hiện hành =(1)/(3) 0,77 0,80 0,67 0,44 0,40 6. Hệ số thanh toán nhanh =((1)-(2))/(3) 0,58 0,64 0,50 0,27 0,27 7. Hệ số thanh toán tức thời=(4)/(3) 0,05 0,03 0,04 0,01 0,02

(Nguồn: BCTC 2008-2012 của Viễn thông Bắc Ninh và tính toán của tác giả)

Xem xét khả năng thanh toán của đơn vị qua các chỉ tiêu tính toán trong bảng 3.7.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Trong 5 năm qua hệ số thanh toán hiện hành của đơn vị đều nhỏ hơn 1. Một phần nguyên nhân là do đặc điểm ngành tỷ trọng đầu tƣ cho tài sản dài hạn cao, tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp. Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2012 hệ số này lại giảm dần cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị còn rất hạn chế, rủi ro về tài chính tƣơng đối cao. Năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 0,67 thì năm 2012 hệ số này chỉ còn 0,4 lần.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị mà không dựa vào việc phải bán hàng tồn kho.

Hệ số này năm 2008 là 0,58, năm 2009 là 0,64, nhƣng từ năm 2010 đến 2012 thì hệ số này lại giảm xuống còn 0,27 năm 2011 và 2012.Hệ số thanh toán nhanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấp hơn năm trƣớc có nghĩa là những thay đổi về chính sách tín dụng hay cơ cấu tài trợ làm khả năng thanh toán của đơn vị yếu đi. Tuy nhiên hệ số này ở các ngành nghề khác nhau thì yêu cầu cũng khác nhau. Trong các ngành dịch vụ, trong đó có ngành viễn thông thì cần tiêu thụ nhiều tiền, các khoản phải thu tƣơng đối ít, do đó cho phép duy trì hệ số này thấp hơn 1. Ngoài ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp không thể tập trung thanh toán vào cùng một thời kỳ, nên tỷ suất thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 không có nghĩa là không an toàn mà chỉ cần lƣợng tài sản lƣu động nhanh lớn hơn những khoản nợ cần phải trả ngay trong kỳ gần nhất là có thể vẫn đảm bảo đƣợc an toàn về tài chính.

* Hệ số thanh toán tức thời:

Đây là chỉ số mà các nhà cung cấp, đối tác, ngƣời lao động hay các chủ nợ khác rất quan tâm, nó có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của đơn vị. Trên thực tế thì hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tƣơng đối khả quan. Qua số liệu bảng số 3.10 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của đơn vị 2008 là 0,05; nhƣng đến cuối năm 2012 thì chỉ là 0,02. Tuy đơn vị đã tăng dự trữ tiền so với năm 2011 nhƣng hệ số này vẫn còn quá thấp. Nguyên nhân là do thời điểm cuối năm vốn bị ứ đọng ở các khoản phải thu khá cao trong tổng vốn lƣu động. Tuy nhiên hệ số thanh toán tức thời tại thời điểm này thấp không có nghĩa là đơn vị mất khả năng thanh toán do đặc điểm của đơn vị thƣờng thu cƣớc dịch vụ vào đầu tháng kế tiếp tháng phát sinh cƣớc. Mặc dù vậy đơn vị vẫn cần có sự tính toán để có lƣợng tiền nhiều hơn để chủ động đƣợc trong thanh toán cũng nhƣ để cho các giao dịch đƣợc tiến hành bình thƣờng, liên tục, giảm rủi ro trong thanh toán và giữ uy tín của đơn vị với các đối tác.

Qua những phân tích trên có thể thấy đơn vị chưa chú trọng đến công tác dự trữ vốn bằng tiền để nâng cao khả năng thanh toán. Đơn vị có những đặc thù riêng, nhưng công tác quản lý vốn bằng tiền và tình hình khả năng thanh toán của đơn vị chưa thật sự hợp lý. Vì vậy trong thời gian tới đơn vị cần xem xét điều chỉnh việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng dự trữ tiền, đẩy mạnh việc thu hồi nợ, giảm lượng hàng tồn kho để hợp lý hóa khả năng thanh toán.

b. Tình hình quản lý các khoản phải thu ngắn hạn

Tình hình quản lý các khoản phải thu của VTBN

* Công tác quản lý các khoản phải thu:

Đơn vị theo dõi các khoản phải thu theo từng đối tƣợng. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi các khoản công nợ theo từng đối tƣợng thƣờng xuyên theo dõi trên các bảng kê, nhật kí các khoản phải thu cũng để kiểm soát và đảm bảo thu đƣợc tiền. Với cơ chế quản lý này đã giúp cho thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc tình hình thu hồi nợ nhƣ thế nào và biết đƣợc những khoản phải thu nào gần đến hạn để có những chủ động chuẩn bị hồ sơ cho việc thu hồi nợ đó.

Đối với những khách hàng chậm trả Công ty thƣờng xuyên gọi điện, gửi công văn nhắc nợ.

Đối với một số khoản công nợ phải thu đơn vị hạch toán, lập bảng tổng hợp và thực hiện bù trừ qua Tập đoàn.

* Cơ cấu các khoản phải thu:

Ta thấy bình quân trong giai đoạn 2008-2012 các khoản phải thu giảm bình quân là 4,04% nhƣng các khoản này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản lƣu động của đơn vị. Cuối năm 2012 tổng các khoản phải thu ngắn hạn của đơn vị là 30.528 triệu, so với cuối năm 2011 là 38.757 triệu đồng. Tuy đã giảm 8.229 triệu đồng nhƣng các khoản phải thu vẫn chiếm tới 63,26% tổng tài sản lƣu động.

Đi sâu vào các khoản mục chi tiết:

- Phải thu của khách hàng: Đây là khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Trong giai đoạn 2008-2012 khoản mục này tăng bình quân 14,34%/năm từ 18.791 triệu đồng năm 2008 tăng lên 31.305 triệu đồng năm 2012.

Khoản phải thu trong thời gian qua tăng do các nguyên nhân:

+ Thứ nhất, doanh thu của đơn vị trong thời gian qua tăng khá nhanh, đồng thời đơn vị cũng mở rộng mảng kinh doanh hàng hóa thƣơng mại, do đó kéo theo

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại VNPT Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 96)