7. Bố cục luận văn gồm 4 chƣơng
4.2.2. Nhóm giải pháp quản lý việc sử dụng vốn
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
Tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn cố định
- Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD nhƣ hiện nay, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có.
- Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái
đầu tƣ vào TSCĐ. Việc nhƣợng bán, thanh lý tài sản cần phải thực hiện theo phƣơng thức đấu giá, theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.
- Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hƣ hỏng không sử dụng đƣợc.
- Hiện nay đơn vị đang áp phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng để tính khấu hao cho tất cả TSCĐ. Tuy nhiên do TSCĐ của đơn vị có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là máy móc thiết bị truyền dẫn, mỗi loại tài sản lại có đặc tính sử dụng riêng nên việc dùng phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng để tính khấu hao chung cho tất cả các loại tài sản tuy đơn giản nhƣng sẽ không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của từng loại TSCĐ, khả năng thu hồi vốn chậm đặc biệt là những tài sản chịu ảnh hƣởng lớn của hao mòn vô hình do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện nay. Do vậy trong thời gian tới đơn vị nên áp dụng phƣơng pháp khấu hao thích hợp hơn đối với từng loại TSCĐ. Riêng đối với máy móc thiết bị đơn vị nên sử dụng phƣơng pháp khấu hao nhanh nhƣ vậy sẽ làm cho vốn đầu tƣ đƣợc thu hồi nhanh hơn và hạn chế tối đa những ảnh hƣởng bất lợi do hao mòn vô hình.
Quan tâm đầu tư mua sắm và đổi mới TSCĐ một cách hợp lý, có chiều sâu:
Năng lực sản xuất TSCĐ của đơn vị không còn cao. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay việc đầu tƣ thêm vào những tài sản cố định là cần thiết để nâng cao chất lƣợng phục vụ và mở rộng năng lực sản xuất, việc đầu tƣ phải dựa trên khả năng hiện có và nhu cầu cần thiết.
Việc đầu tƣ TSCĐ nên dựa trên nguồn vốn dài hạn. Khi TSCĐ đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn thì đơn vị sẽ tránh đƣợc những biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang lại. Vì vậy, trƣớc khi tiến hành đầu tƣ, đơn vị cần tìm nguồn tài trợ hợp lý nhƣ nguồn vốn đầu tƣ phát triển, nguồn vốn khấu hao, vốn tự bổ sung, vay dài hạn... theo quy định của Nhà nƣớc và Tập đoàn.
Biện pháp tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền và tăng khả năng thanh toán
- Do đặc điểm của vốn bằng tiền là tính thanh khoản cao, đơn vị cần đến tiền mặt trong hoạt động diễn ra hàng ngày. Vì vậy, đơn vị cần quản lý chặt chẽ mọi
hoạt động thu chi tiền mặt thông qua quỹ. Xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụng cho từng trƣờng hợp, đặc biệt là các khoản tạm ứng, cần xác định rõ đối tƣợng, mức và thời gian tạm ứng, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý quỹ tiền mặt; đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ.
- Trong năm qua vốn bằng tiền của đơn vị giảm, các hệ số khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời còn thấp. Lƣợng tiền tồn quỹ thấp nhƣ thế có thể ảnh hƣởng đến việc đảm bảo nhu cầu thanh toán bằng tiền của đơn vị trong một số trƣờng hợp cần thiết. Do đó, đơn vị cần xác định lại nhu cầu vốn bằng tiền, xây dựng định mức tồn quỹ cho đơn vị và đối với các đơn vị trực thuộc. Để chủ động trong thanh toán, đơn vị phải thực hiện lập kế hoạch lƣu chuyển tiền tệ, rên cơ sở đố có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo cần bằng thu chi vốn bằng tiền của đơn vị và nâng cao khả năng sinh lời của số vốn tiền tệ nhàn rỗi.
Khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán, hạn chế tối đa nguồn vốn bị chiếm dụng:
Trong hoạt động của mình, đơn vị vừa phải hạn chế vốn bị chiếm dụng, vừa phải cố gắng sử dụng nhiều và hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng để giảm bớt phần nào lƣợng vốn thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh. Bản thân đơn vị cần duy trì một mức chiếm dụng vốn vừa phải trong một chừng mực nào đó để không làm mất uy tín với khách hàng, tránh gia tăng rủi ro tài chính. Trong điều kiện hiện nay, đơn vị cần phải hết sức chú ý không rơi vào tình huống chiếm dụng vốn quá giới hạn cho phép, nguồn vốn chiếm dụng thƣờng có thời gian ngắn, đơn vị nên sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho VLĐ tạm thời và tăng hạn mức hỗ trợ tín dụng.
Tại đơn vị, công tác quản lý công nợ còn nhiều thiếu sót, các khoản phải thu khách hàng ngày càng tăng cao. Để quản lý tốt công nợ và lành mạnh hóa tình hình tài chính, đơn vị cần đối chiếu, rà soát, phân loại các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả và công nợ nội bộ. Cụ thể để hạn chế tối đa nguồn vốn bị chiếm dụng đơn vị cần áp dụng các biện pháp:
- Tăng cƣờng quản lý nợ đối với các nhóm khách hàng (theo mức doanh thu, khả năng trả nợ).
- Khuyến khích khách hàng thanh toán cƣớc qua hệ thống ngân hàng, thanh toán qua thẻ ATM, thanh toán qua thẻ cào để hạn chế tới mức thấp nhất nợ dây dƣa, nợ khó đòi đối với khách hàng sử dụng dịch vụ VT-CNTT.
- Có chính sách khuyến khích tổ chức cá nhân thu nợ hiệu quả: xây dựng chính sách thƣởng, phạt đối với các cá nhân, tổ chức trong đơn vị tổ chức thu nợ đạt kết quả cao.
- Đơn vị cũng có thể bán lại các khoản nợ phải thu khó đòi. Hiện nay quy định của Nhà nƣớc cho phép doanh nghiệp đƣợc mua, bán nợ và Nhà nƣớc đã thành lập công ty mua bán nợ có địa bàn hoạt động trên cả nƣớc.
- Đối với các khoản tạm ứng, đơn vị cần ban hành quy định cụ thể về tạm ứng nhƣ: đối tƣợng, nội dung, mức tạm ứng; yêu cầu thanh toán các khoản tạm ứng; trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, hoàn trả các khoản tạm ứng đúng thời hạn.
Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý
Đơn vị cần xác định nhu cầu vốn hợp lý, sát với thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì nếu nhu cầu vốn lƣu động xác định quá thấp sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo về vốn, làm gián đoạn quá trình sản xuất của Công ty. Còn có thể gây ra những tổn thất nhƣ ngừng thi công công trình, không đủ vốn để thực hiện các hợp đồng đã kí, không có khả năng trả nợ ngƣời lao động và trả nợ nhà cung cấp khi đến hạn thanh toán, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng.
Từ số vốn hiện có cùng với nhu cầu vốn tăng thêm đã đƣợc xác định, công đơn vị sẽ xác định đƣợc số vốn thiếu từ đó xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý.