7. Bố cục luận văn gồm 4 chƣơng
3.2.3. Đánh giá chung về công tác tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn
doanh của VNPT Bắc Ninh
3.2.3.1. Những kết quả đạt được
- Năm 2012, VNPT Bắc Ninh đã đƣa ra nhiều chƣơng trình hành động, nhiều giải pháp tích cực để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng các biện pháp tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh của Viễn thông Bắc Ninh tăng khá nhanh, doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao, doanh thu đạt mức tăng trƣởng 12,54%, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao cho.
- Là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, cung cấp các loại hình dịch vụ tƣơng đối đa dạng, bao gồm điện thoại cố định, điện thoại di động, internet,…
- Cơ cấu nguồn vốn nghiêng về vốn chủ tạo sự an toàn trong tài chính cho đơn vị trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động khó lƣờng nhƣ hiện nay.
- Trong kỳ đơn vị đã huy động đƣợc một lƣợng vốn khá lớn từ bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua chiếm dụng vốn từ các chủ thể khác trong nền kinh tế. Việc sử dụng vốn này làm đơn vị chỉ phải sử dụng vốn vay ngân hàng với số lƣợng nhỏ, từ đó cũng làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Công tác quản lý và trích khấu hao TSCĐ của đơn vị khá chặt chẽ và hợp lý. Đơn vị đã huy động đƣợc tối đa TSCĐ vào hoạt động kinh doanh, việc sử dụng TSCĐ trong đơn vị đạt hiệu quả cao.
- Các chỉ tiêu sinh lời của đơn vị trong năm qua đều tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị đang dần đƣợc cải thiện.
- Trong năm qua đơn vị đã chú ý trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3.2.3.2. Những mặt còn hạn chế
- Nguồn tài trợ chính cho hoạt động kinh doanh của đơn vị chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu tạo sự an toàn trong tài chính, nhƣng lại chủ yếu là vốn tự bổ sung của Tập đoàn. Theo cơ chế hiện tại thì vốn chủ yếu đƣợc huy động tập trung tại Tập
đoàn, các đơn vị thành viên kinh doanh dịch vụ viễn thông hạch toán phụ thuộc nhƣ VNPT Bắc Ninh đƣợc giao quyền quản lý và sử dụng vốn làm hạn chế quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh.
- Khả năng thanh toán trong những năm qua của đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh cho những trƣờng hợp bất thƣờng.
- Trong thời gian qua, vốn bị chiếm dụng của đơn vị khá cao, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng do các khoản nợ khó đòi tăng lên. Điều này gây bất lợi cho đơn vị trong việc đầu tƣ vốn cho sản xuất. Bị chiếm dụng vốn dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đơn vị lại phải huy động vốn từ nguồn khác với chi phí sử dụng vốn cao, từ đó làm tăng chi phí và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Thời gian qua tuy công tác quản lý hàng tồn kho của đơn vị đã có những thay đổi tích cực nhƣng hàng tồn kho vẫn ở mức cao so với mức quy định của Tập đoàn. Công tác quản lý hàng tồn kho còn những tồn tại: vẫn còn vật tƣ để lâu ngày, chậm luân chuyển, đã hết thời hạn bảo hành nhƣng vẫn chƣa đƣợc xuất kho hay trƣờng hợp vật tƣ hàng hóa mua về đã đầy đủ biên bản, giấy tờ nhƣng vẫn chƣa hạch toán nhập kho; công tác kiểm kê hàng tồn kho tại một số đơn vị cấp dƣới chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc; chƣa có phân loại đối với vật tƣ, hàng hóa tồn kho, kém phẩm chất.
- Giá trị còn lại của TSCĐ tại đơn vị tƣơng đối thấp sẽ ảnh hƣởng tới năng lực sản xuất, chất lƣợng phục vụ của đơn vị.
- Trong khi doanh thu phát sinh của đơn vị trong những năm qua tăng rất nhanh thì các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của đơn vị lại khá thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của đơn vị còn nhiều hạn chế.
3.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Công tác đầu tƣ phát triển mạng lƣới có vị trí quan trọng bậc nhất trong việc phát triển dịch vụ viễn thông. Tất cả các dịch vụ nếu không kịp thời đầu tƣ thiết bị sẽ không phát triển đƣợc. Do việc đầu tƣ nâng cấp mạng chƣa kịp thời, nên chất lƣợng dịch vụ viễn thông một số nơi còn chƣa tốt nhƣ đã cam kết với khách hàng.
Nguyên nhân là do việc đầu tƣ phát triển mạng lƣới phụ thuộc vào kế hoạch của Tập đoàn. Hiện nay tình trạng thiếu cáp, thiếu số, thiếu cổng ADSL khiến cho nhu cầu sử dụng dịch, ADSL không đƣợc đáp ứng, dịch vụ di động nhiều lúc bị nghẽn mạng cục bộ ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng dịch vụ. Sự khan hiếm thiết bị gây ảnh hƣởng đến khả năng cung cấp dịch vụ của đơn vị.
- Do lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông khác trên địa bàn là rất lớn, do vậy đơn vị thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến mại với giá trị quà tặng cao nhƣ miễn cƣớc hoà mạng, tặng thiết bị đầu cuối, tặng cƣớc sử dụng...để phát triển khách hàng mới và lôi kéo khách hàng đang sử dụng dịch vụ của đơn vị khác về sử dụng dịch vụ của đơn vị. Nhƣng do nhu cầu có hạn của khách hàng: mật độ điện thoại trên 100 dân năm 2012 đã đạt 98,25 máy/100 dân tức là nhu cầu của khách hàng đã bão hoà. Do vậy đến hết thời gian dùng khuyến mại khách hàng rời mạng không dùng nữa. Bên cạnh đó khi phát triển thuê bao thủ tục ràng buộc không chặt chẽ nên khi khách hàng rời mạng di chuyển sang vùng khác khó tìm kiếm dẫn đến tỷ lệ nợ đọng cƣớc cao.
- Lƣợng hàng tồn kho lớn chủ yếu do vật tƣ dùng cho sửa chữa: cáp đồng, cáp quang, cột bê tông, tủ hộp cáp và các thiết bị đầu cuối... dự phòng để đầu tƣ và dự trữ cho kế hoạch khuyến mại nhƣng do công nghệ phát triển nhanh nên khách hàng sử dụng các dịch vụ dùng đến vật tƣ cáp quang (thuê bao di động, Internet...) còn cáp đồng (sử dụng thuê bao cố định) thì tồn kho nhiều. Bên cạnh đó kế hoạch khuyến mại không sát dẫn đến tồn nhiều các thiết bị đầu cuối.
- Khả năng thanh toán nhanh của đơn vị năm sau thấp hơn năm trƣớc nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ làm khả năng thanh toán của đơn vị yếu đi.
- Số lần sự cố gây mất liên lạc do đứt cáp quang, nhất là do bị cắt trộm cáp ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao là những nguyên nhân gây gián đoạn thông tin, ảnh hƣởng đến doanh thu của đơn vị.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI VNPT BẮC NINH