Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp và quản lý nguồn hình thành vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại VNPT Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

7. Bố cục luận văn gồm 4 chƣơng

1.1.4. Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp và quản lý nguồn hình thành vốn

1.1.4.1. Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp

Vốn của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Để tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì nhà quản lý cần nắm rõ đƣợc nguồn hình thành vốn, từ đó lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và có hiệu quả. Trong công tác quản lý thƣờng phân loại nguồn hình thành vốn theo một số phƣơng pháp chủ yếu sau:

Dựa vào quan hệ sở hữu vốn:

Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại:

- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể đƣợc xác định:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả

- Nợ phải trả: là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhƣ: nợ vay, các khoản phải trả cho ngƣời bán, cho Nhà nƣớc, cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp…

Nhận thức đƣợc hai nguồn này giúp doanh nghiệp tìm biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng vốn hợp lý, tính toán tìm ra kết cấu vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thƣờng một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành, tùy thuộc vào quyết định của ngƣời quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của DN.

Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp làm hai loại: nguồn vốn thƣờng xuyên và nguồn vốn tạm thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thƣờng xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn thƣờng xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm:

Nguồn vốn thƣờng xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc:

Nguồn vốn thƣờng xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn

- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dƣới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thƣờng bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.

Phân loại theo tiêu thức này giúp cho ngƣời quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.

Dựa vào phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động đƣợc từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra, nó thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Nguồn vốn bên trong gồm: Lợi nhuận giữ lại, khoản khấu hao TSCĐ, tiền nhƣợng bán tài sản, vật tƣ không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.

- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Một số nguồn vốn tử bên ngoài: vay ngƣời thân (đối với doanh nghiệp tƣ nhân), vay Ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thƣơng mại của nhà cung cấp, thuê tài sản, phát hành chứng khoán.

Việc phân loại này chủ yếu để xem xét việc huy động vốn của doanh nghiệp, nguồn bên trong hay nguồn bên ngoài, cơ cấu nguồn cho hợp lý để đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho đầu tƣ phù hợp với tình hình doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Doanh nghiệp nhà nƣớc có thể đƣợc đầu tƣ vốn khi mới thành lập hoặc đầu tƣ bổ sung trong quá trình hoạt động. Ngoại trừ các doanh nghiệp hình thành do kết quả quốc hữu hoá, các doanh nghiệp nhà nƣớc đều đƣợc hình thành trên cơ sở nguồn vốn cấp phát ban đầu của nhà nƣớc. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế mà nhà nƣớc quyết định cấp dƣới hình thức trực tiếp (cấp thẳng từ ngân sách nhà nƣớc) hay gián tiếp (qua các hình thức ghi thu-ghi chi nhƣ: chuyển vốn từ doanh nghiệp nhà nƣớc này sang doanh nghiệp nhà nƣớc khác hoặc cho doanh nghiệp nhà nƣớc nhận trực tiếp các khoản viện trợ để đầu tƣ...). Đối với vốn lƣu động, nhà nƣớc có thể cấp theo định mức một phần, phần còn lại doanh nghiệp phải huy động trên thị trƣờng vốn và chịu lãi suất thị trƣờng. Đồng thời, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nƣớc của mỗi nƣớc mà chính sách đầu tƣ vốn cho doanh nghiệp nhà nƣớc ở các nƣớc là khác nhau. Ở Pháp, những doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động theo yêu cầu của nhà nƣớc thì cấp vốn 100%, các doanh nghiệp do nhà nƣớc quản lý nhƣng tự chọn chính sách phát triển, phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác thì nhà nƣớc không cấp vốn. ở Nhật, mức vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp tăng nhƣng mức độ kiểm soát cũng chặt chẽ hơn. Ở Malaysia, nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc hình thành nhƣ sau: Vốn cố định ban đầu đƣợc nhà nƣớc cấp 100% và hàng năm, doanh nghiệp phải trả lãi (theo lãi suất ƣu đãi) trên tổng số vốn đầu tƣ của nhà nƣớc; vốn lƣu động thì các công ty phải vay theo lãi suất thị trƣờng. Còn ở nƣớc ta, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong Thông tƣ số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999, Nhà nƣớc đầu tƣ vốn cho các doanh nghiệp nhà nƣớc mới thành lập ở những ngành, những lĩnh vực quan trọng. Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định thành lập doanh nghiệp mới phải đảm bảo đủ vốn thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định nhà nƣớc quy định cho mỗi ngành nghề. Trong quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả sản xuất dinh doanh, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội mà nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp và khả năng của ngân sách nhà nƣớc, nhà nƣớc xem xét đầu tƣ bổ sung cho các doanh nghiệp trong những trƣờng hợp cần thiết. Doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc nhà nƣớc giao vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp sau khi đã đƣợc kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số vốn giao cho doanh nghiệp đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới là số vốn nhà nƣớc ghi trong quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bàn giao sang sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ đƣợc nhà nƣớc bổ sung và vốn khác thuộc sở hữu nhà nƣớc (nếu có).

+ Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và thành lập lại (sáp nhập, chia tách) là số vốn sở hữu hiện có tại doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp thành viên, sau khi đã đƣợc kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của nhà nƣớc.

Trong khi khu vực kinh tế tƣ nhân có thể đƣợc huy động một cách tự chủ và linh động trong môi trƣờng kinh doanh, khu vực kinh tế nhà nƣớc thƣờng chỉ đƣợc phép huy động vốn dƣới một số hình thức nhất định, các kênh huy động vốn đó là:

Thứ nhất, huy động vốn từ Ngân sách nhà nƣớc: Các doanh nghiệp khi có nhu cầu về vốn có thể đề nghị nhà nƣớc xét duyệt cấp vốn cho doanh nghiệp mình. Đây là nguồn vốn đặc biệt , chỉ các doanh nghiệp nhà nƣớc mới có đặc quyền đƣợc yêu cầu và đây cũng là nguồn vốn chủ lực của các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Thứ hai, huy động vốn thông qua hoạt động liên doanh, liên kết: Đây là việc góp tiền hoặc tài sản với các doanh nghiệp khác để mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức khác để huy động vốn.

Thứ ba, huy động vốn bằng cách đi vay: Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vốn của mình bằng cách đi vay những khoản tín dụng dài hạn, ngắn hạn, hoặc trung hạn từ các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác, các doanh nghiệp khác, các cá nhân (kể cả các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp), đƣợc phát hành trái phiếu huy động vốn để đầu tƣ phát triển.

Thứ tư, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, cổ phiếu thƣờng mới để bán cho công nhân viên chức trong doanh nghiệp và ngoài xã hội.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể huy động vốn cho sản xuất kinh doanh từ chính các quỹ của doanh nghiệp. Nhà nƣớc có quy định cụ thể về việc sử dụng các quỹ này.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại VNPT Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)