7. Bố cục luận văn gồm 4 chƣơng
4.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý hình thành nguồn vốn
Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn:
Năng lực cân đối vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của đơn vị. Nếu khả năng tự chủ tài chính của đơn vị tốt sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ, ngân hàng... từ đó tạo thuận lợi về nhiều mặt cho đơn vị trong quá trình kinh doanh. Để nâng cao khả năng tự chủ về tài chính cần áp dụng các giải pháp sau:
- Đơn vị cần đổi mới cơ chế huy động và sử dụng vốn: đa dạng hoá các kênh huy động vốn: Bên cạnh nguồn vốn bổ sung của Tập đoàn, đơn vị có thể phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty, vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các tổ chức tài chính khác; tăng cƣờng thu hút vốn qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh. Ngoài ra đơn vị có thể chú trọng đến nguồn vay từ nƣớc ngoài của các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi với lãi suất thấp.
- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp để nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp và gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Cổ phần hoá là hƣớng đi đúng đắn để huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài ra khi thực hiện cổ phần hoá thì phần vốn do Ngân sách nhà nƣớc cấp sẽ có chi phí sử dụng là lãi cổ phần đƣợc trích từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ vốn ngân sách nhà nƣớc cấp trên tổng vốn của doanh nghiệp nhƣ hiện nay. Vì vậy đơn vị vẫn có một khoản lợi nhuận để tăng vốn thực hiện tái đầu tƣ.
- Đơn vị cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc ban hành quy chế tài chính quy định về cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong đơn vị. Đây là một trong những vấn đề rất cần thiết giúp đơn vị mở rộng quy mô vốn đầu tƣ, là tiền đề để đổi mới, cải tiến công nghệ, mở rộng phạm vị hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng vốn có hiệu quả.
Đơn vị cần linh hoạt, chủ động hơn nữa trong việc sử dụng nguồn vốn Tập đoàn giao và các quỹ hiện có đặc biệt là quỹ đầu tƣ phát triển, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hiện có. Từng bƣớc thực hiện phân cấp quản lý, sử dụng nguồn vốn và tài sản cho các đơn vị sản xuất cấp dƣới theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị.
Chủ động thanh lý nhƣợng bán tài sản cố định hƣ hỏng, mất phẩm chất, kém phẩm chất, lạc hậu, tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả theo phân cấp của Tập đoàn theo phƣơng thức đấu giá tài sản. Từ đó thu hồi vốn tạm thời bị ứ đọng vào luân chuyển, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và giải quyết những vấn đề khó khăn trƣớc mắt về vốn của đơn vị.
- Tìm nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lƣu động thông qua tín dụng thƣơng mại, tín dụng ngân hàng hoặc sử dụng các khoản nợ tạm thời khác để đáp ứng nhu cầu tạm thời về vốn lƣu động nhƣ các khoản nợ về thuế, phí đối với ngân sách, nợ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động, tiền đặt cọc của khách hàng, tiền khách hàng tạm trả trƣớc... nhƣng doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng các khoản tài trợ này trong thời gian ngắn.
- Đơn vị cũng cần thay đổi phƣơng pháp khấu hao tài sản theo hƣớng phân loại các loại tài sản để áp dụng phƣơng pháp khấu hao phù hợp; thực hiện khấu hao nhanh đối với tài sản bị lạc hậu nhanh về công nghệ, những máy móc thiết bị chịu ảnh hƣởng bởi hao mòn vô hình, đặc biệt do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nhằm tăng cƣờng khả năng hoàn trả vốn đầu tƣ. Rà soát lại các định mức vật tƣ, tiết kiệm chi phí điện nƣớc, tiếp khách, nguyên vật liệu, nhiên liệu... sao cho hợp lý, tránh lãng phí gây thất thoát về vốn.