5. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh mới tái lập tháng 01/1997, tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ. Toàn tỉnh có 9 huyện thị, 137 xã, phường, thị trấn, diện tích tự nhiên 1.236,50 km2, dân số 1.014.598 người (tính đến hết năm 2013). Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội: Nằm giáp với thủ đô Hà Nội, có mối liên hệ trực tiếp với tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trên cửa ngõ đi các tỉnh phía bắc và Tây bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi chạy qua như: Quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đường thuỷ phát triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Vĩnh Phúc là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Từ năm 1997 tái lập tỉnh (sau 28 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ) kinh tế của tỉnh nhanh chóng được phát triển, nhịp độ tăng trưởng bình quân (1998-2008) là 17,22%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năm 1997, tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP ( giá thực tế) là 18,58%, dịch vụ là 37,36%, Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 44,06%, năm 2008 tỷ trọng tương ứng là: 58,34% - 23,95% - 17,71%. Tổng thu ngân sách của tỉnh khi mới tái lập trên 100 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9.228,2 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt 7.340 tỷ đồng;
Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó 36 doanh nghiệp Nhà nước); sau khi tái lập tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển như: mặt bằng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thương mại….
Với lợi thế về địa lý - kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%/năm; Giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%/năm; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 18%/năm. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nước. GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đã đạt 1.765 USD. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con người (HDI) của Vĩnh Phúc thường xuyên được xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nước. Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Cùng với sự đổi mới của cả nước, Vĩnh Phúc cũng đang trên đà phát triển đổi mới khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh của mình, mở rộng giao lưu quốc tế, nhất là sự phát triển của các khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công nghiệp, khu chế xuất thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư như khu công nghiệp HONDA, TOYOTA Nhật Bản, Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên….
Nhìn chung Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện, là địa phương có chuyển dịch kinh tế nhanh. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ du lịch, nguồn lao động... là những tiềm năng rất lớn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc vẫn còn có những khó khăn như: cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế, diện tích đất canh tác ít, người lao động có kỹ thuật thiếu nhiều. Tuy nhiên những yếu tố chuyển dịch cơ cấu và phát triển trong những năm qua cũng như xu thế phát triển sắp tới cùng với những thuận lợi nói trên có thể nói Vĩnh Phúc là tỉnh đang phát triển và phát triển với tốc độ khá.