5. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV Vĩnh Phúc trong
trong giai đoạn 2010-2013
3.2.3.1. Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2013
Bảng 3.10. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013 BIDV Vĩnh Phúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Thu từ lãi 536,693.7 506,925.1 387,949.0 94 77 Chi từ lãi 45,895.9 404,996.6 304,603.8 882 75 Thu nhập từ lãi 11,352.4 101,928.5 83,345.2 898 82 Thu ngoài lãi 3,685.8 34,961.5 26,359.0 949 75 Chi ngoài lãi 40,406.5 59,057.2 49,526.8 146 84 Thu nhập ngoài lãi (13,163.8) (24,095.7) (23,167.8) 183 96 Lợi nhuận trước thuế 75,799.6 77,832.8 66,763.0 103 86 Thuế TNDN 18,949.9 19,458.2 16,690.8 103 86 Lợi nhuận sau thuế 56,849.7 58,374.6 50,072.3 103 86
Nguồn: Báo cảo tổng kết 2011-2013 BIDV Vĩnh Phúc
Trong điều kiện một số chỉ tiêu sinh lời suy giảm ảnh hưởng suy giảm đáng kể quy mô lợi nhuận của Chi nhánh trong năm 2013:
+ Quy mô tín dụng suy giảm do các nguyên nhân khách quan từ tình hình chung và năng lực của khách hàng lớn, trong khi chất lượng tín dụng lại giảm lại phải tăng chi phí trích dự phòng rủi ro.
+ Tiền gửi giá rẻ không kỳ hạn giảm do cơ chế quản lý của KBNN + Quỹ DPRR giảm do phải xử lý nợ xấu một phần nên khả năng sinh lời từ nguồn quỹ này cũng suy giảm.
Trước tình hình đó Chi nhánh cũng đã nỗ lực gia tăng các cơ hội bù đắp từ tìm kiếm khơi nguồn vốn giá rẻ, từ hoạt động dịch vụ và nỗ lực thu hồi nợ ngoại bảng, thu hồi và ngăn chặn nợ xấu, tiết kiệm chi phí để đảm bảo tốt nhất kế hoạch lợi nhuận và thu nhập cho Cán bộ nhân viên.
Lợi nhuận trước thuế đạt 66.76 tỷ đồng hoàn thành kế hoạch trung ương giao giảm 14% so với năm 2012.
3.2.3.2. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tổng tài sản có Hệ số ROA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Lãi ròng Tỷ đồng 53,36 58,37 50,07 Tổng tài sản có Tỷ đồng 1,593.48 1,793.40 2,083.6 ROA % 3.35% 3.25% 2.40%
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Vĩnh Phúc 2011-2013
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy việc ROA sụt giảm qua từng năm trong đó tổng tài sản có không ngừng tăng lên. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ROA sụt giảm là do một số chỉ tiêu tài sản sinh lời suy giảm làm ảnh hưởng suy giảm đáng kể đến quy mô lợi nhuận của toàn Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc trong năm vừa qua:
Lãi ròng giảm qua các năm, giảm mạnh nhất là năm 2013 với mức lãi ròng là 50.07 tỷ giảm 8,3 tỷ đồng tức giảm 14,2% o với năm 2013. Mà nguyên nhân sâu xa không phải do vấn đề quản lý tài sản của BIDV Vĩnh Phúc mà do những nguyên nhân khách quan từ việc khủng hoảng nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới đồng thời trong nước có những khó khăn nhất định do ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến các Doanh nghiệp trên địa bàn giảm quy mô hoạt động, thu hẹp vốn cho sản xuất kinh doanh. Điển hình là Tập Đoàn PRIME đã thanh toán hơn 350 tỷ vốn vay, làm tổng dư nợ giảm sút mà Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc chưa tìm được nguồn khách hàng vay thay thế bổ sung. Mặt khác việc giảm lãi ròng cũng do tiền gửi giá rẻ không kỳ hạn suy giảm do cơ chế quản lý tập trung của hệ thống Kho Bạc Nhà Nước. Quỹ DPRR giảm do phải xử lý nợ xấu một phần nên khả năng sinh lời từ nguồn quỹ này rất tốt trong nhiều năm liên tục bị suy giảm. Ngoài ra còn một số những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác cũng góp phần dẫn tới nguyên nhân giảm ROA như trong hoạt động ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng có nhiều khoản chi tăng lên như Chi phí huy động vốn, các chi phí quản lý khác…
+ Tỷ lệ sinh lời hoạt động
Bảng 3.12. Tỷ lệ sinh lời của BIDV Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Lãi ròng 56,850 58,375 50,072 103 86 Tổng thu nhập 563,940 514,890 414,310 91 80 Lãi ròng / tổng thu nhập (%) 10 11 12 110 109
Nguồn:Báo cáo tổng kết BIDV Vĩnh Phúc 2011-2013
Trong giai đoạn 2011-2013 thì năm 2013 là năm có tỷ lệ sinh lời cao nhất, mức tăng trung bình giai đoạn này từ 10%-12% và rất ổn định. Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy mặc dù lãi ròng và tổng thu nhập có giảm qua các năm nhưng tỷ lệ sinh lời vẫn tăng đều và ổn định cho thấy việc quản lý các tài sản sinh lời vẫn đang rất hiệu quả và việc mở rộng quy mô các sản phẩm dịch vụ đem lại những nguồn thu ổn định với mức chi phí thấp luôn được ưu tiên. Như phân tích các phần trên cho thấy việc lợi nhuận ròng giảm chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế thế giới dẫn tới việc thu hẹp quy mô của các khách hàng có số dư nợ tín dụng lớn, đồng thời nguồn vốn giá rẻ cũng bị giảm do chính sách tập trung từ phía KBNN tỉnh Vĩnh Phúc.
9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 2011 2012 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lợi sinh lời trong giai đoạn 2011-2013
+ Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 3.13. Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản của BIDV Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013
Tổng thu nhập Tỷ đồng 563.9 514.9 414.3 Tổng tài sản có Tỷ đồng 1,593.48 1,793.40 2,083.6 Tổng thu nhập /Tổng tài sản có % 35.39 28.71 19.88
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Vĩnh Phúc 2011-2013
0 500 1000 1500 2000 2500 2011 2012 2013 Tổng Thu nhập Tổng tài sản có
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2011-2013
Nhìn vào bảng tổng hợp trên và biểu đồ ta thấy Tổng thu nhập của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn này có sự sụt giảm mặc dù Tổng tài sản có vẫn không ngừng tăng lên. Như phân tích nguyên nhân do các yếu tố khách quan môi trường kinh tế khủng hoảng toàn cầu và khu vực dẫn đến khách hàng giảm mạnh quy mô hoạt động dẫn đến hầu hết các chỉ tiêu tăng doanh thu và thi nhập giảm như: thu nhập từ lãi vay, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ thanh toán, các nguồn thu khác từ dịch vụ khách hàng…
3.2.3.3. Chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tín dụng
+ Chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động(Hiệu suất sử dụng vốn)
Bảng 3.14. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ/nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng dư nợ Tỷ đồng 1,760.0 1,932.0 1,578.6 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 1,530.0 1,992.0 2,259.8 Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động % 115 97 70
Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011-2013 BIDV Vĩnh Phúc
Hiệu suất sử dụng vốn của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013 có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của lợi nhuận trong giai đoạn này tương ứng với sự thay đổi của lợi nhuận giai đoạn 2011-2013. Nếu năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn là 97% năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn là 70% thì thu nhập trước thuế của năm 2012 là 77,832.8 tỷ và thu nhập trước thuế của năm 2013 là 60,177.4 tỷ. Điều này cho thấy giai đoạn giai đoạn 2012-2013 việc sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay càng nhiều là việc đầu tư không hiệu quả do trong giai đoạn này là những năm khó khăn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng do tình hình lãi suất biến động mạnh, ảnh hưởng mạnh đến chi phí trả lãi và thu nhập từ lãi.
+ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng
Bảng 3.15. Bảng chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng /tổng dƣ nợ của BIDV Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tỷ đồng 32.284 32.106 31.212 Tổng dư nợ Tỷ đồng 1,760.0 1,932.0 1,578.6 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng % 1.83 1.66 1.98
Nguồn: Báo cáo Tổng kết BIDV Vĩnh Phúc 2011-2013
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng năm 2013 là cao nhất trong giai đoạn 2011-2013, nguyên nhân là do trong năm này có biến động lãi suất rất lớn , lãi suất đầu ra chưa giảm mà lãi suất huy động liên tục giảm dẫn đến thu nhập từ lãi tăng mạnh mặc dù trong năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2013 chi phí lãi cũng cao tương ứng . Tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2013 Nhà nước đưa trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay vào quản lý trực tiếp và mạnh mẽ dẫn đến cả lãi suất đầu vào và đầu ra giảm và đi vào ổn định. Đến tháng 12/2013 lãi suất đầu vào trần 8.5%/năm và lãi suất cho vay bình quân cũng chỉ đạt con số 11%/năm nên kéo theo lợi nhuận từ hoạt động cho vay giảm mạnh. Mặc dù Tổng dư nợ của Chi nhánh giảm mạnh nhưng tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng vẫn tăng chứng tỏ việc quản lý sử dụng vốn tại chi nhánh là an toàn và hiệu quả.
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc vẫn luôn được được kiểm soát chặt chẽ và đang có chiều hướng tốt lên từ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh luôn đặt lên hàng đầu vấn đề tăng dư nợ từ công tác tìm kiếm và khai thác nguồn khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt.
3.2.3.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Bảng 3.16. Tỷ lệ thu nhập cận biên giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013
Thu từ lãi Tỷ đồng 536.69 506.93 387.95 Chi từ lãi Tỷ đồng 45.90 405.00 304.60 Thu nhập lãi - Chi phí lãi Tỷ đồng 490.80 101.93 83.35 Tổng tài sản có Tỷ đồng 1,593.48 1,793.40 2,083.6 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên % 30.80 5.68 4.00
Nguồn: Báo cáo Tổng kết BIDV Vĩnh Phúc 2011-2013
Trong giai đoạn 2011-2013 trên bảng tổng hợp cũng cho ta thấy rất rõ tại BIDV Vĩnh Phúc tỷ lệ thu nhập lãi cận biên không ổn định và giảm mạnh. Đỉnh điểm tăng trong giai đoạn này là năm 2011 với tỷ lệ này là 30.80% do các nguyên nhân sau: Lãi suất đầu vào và đầu ra đang dần đi vào ổn định. Chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhánh vẫn tận dụng được nguồn vốn giá rẻ từ KBNN Tỉnh, ngoài ra thu nhập từ lãi vẫn giữ được ổn định và hiệu quả hơn so với chi phí trả lãi. Nhung cho tới năm 2012 và 2013 lãi suất cả đầu ra giảm mạnh, thu nhập từ lãi giảm 23.5% trong đó Tổng tài sản có lại gia tăng . Điều đó cũng thể hiện là tại Chi nhánh chưa quản lý thật tốt tài sản có sinh lời do dư nợ khách hàng chưa tăng đáng kể để bù đắp khoản dư nợ bị hụt đi.
3.3. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc
3.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài
3.3.1.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô
- Nền kinh tế chịu nhiều tác động bất lợi từ dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục, khiến thị trường biến động, đã làm giá cả trong nước tăng cao. Bên cạnh đó do sự biến động trên thị trường thế giới, giá một số mặt hàng nhập khẩu quan trọng như: xăng dầu; sắt thép, phân bón ... tăng đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm chậm tiến độ thực hiện nhiều dự án. Bên cạnh đó nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế luôn lơ lửng trên đầu khiến Chính phủ và NHNN phải áp dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ, cắt giảm những chi tiêu khác. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh do chi phí vốn của doanh nghiệp cao, và tích luỹ của các doanh nghiệp giảm dẫn đến cung nguồn vốn giảm, càng gây áp lực tăng lãi suất huy động vốn, làm tăng chi phí huy động vốn của các ngân hàng.
- Không những thế, chính sách của nhà nước còn chưa linh động đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc. Chẳng hạn, chính sách tiền lương chưa phù hợp với sự tăng liên tục của giá cả hàng hoá sinh hoạt và dịch vụ, thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập, tỷ lệ thất nghiệp còn cao ... đã làm ảnh hưởng đến tiêu dùng - tiết kiệm của nhân dân và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ thường xuyên phải phát hành công trái, kho bạc nhà nước thường phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này cũng góp phần làm hạn chế, phân tán tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng.
3.3.1.2. Môi trường vi mô
a. Môi trường cạnh tranh
Trong giai đoạn này sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ngày càng khắc nghiệt hơn. Sức ép cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và BIDV Vĩnh Phúc nói riêng với ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Yếu tố 'sân nhà" cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, có nhiều lý do cho thấy người dân sẽ thích ngân hàng ngoại hơn.
Việc thâm nhập thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho hoạt động huy động vốn của BIDV Việt Nam gặp khó khăn hơn trước. Không những thế, sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo các chương trình khuyến mại của các ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của BIDV Vĩnh Phúc giảm đi đáng kể. Đồng thời chi phí huy động cao làm ảnh hưởng tới hoạt kinh doanh của BIDV.
Bảng 3.17. Tình hình Huy động vốn và Cho vay của các NHTM cổ phần có Hội sở tại Vĩnh Phúc đến năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ STT Ngân hàng Huy động (tỷ đồng) Thị phần (%) Cho vay (tỷ đồng) Thị phần (%) 1 BIDV Vĩnh Phúc 2,259.77 8.824 1,578.62 6.933 2 BIDV Phúc Yên 1,589.56 6.207 1,350.22 5.930 3 Agribank Vĩnh Phúc 3,681.33 14.375 4,972.64 21.843 4 Agribank Phúc Yên 2,656.99 10.375 987.60 4.338 5 VCB Vĩnh Phúc 3,800.47 14.840 2,173.62 9.548 6 ICB Vĩnh Phúc 2,034.73 7.945 2,692.43 11.827 7 ICB Phúc Yên 3,708.08 14.480 1,386.99 6.093 8 ICB Bình Xuyên 811.97 3.171 1,205.73 5.296 9 ACB 201.31 0.786 63.03 0.277 10 Techcombank 568.31 2.219 711.26 3.124 11 SHB 905.38 3.535 788.80 3.465 12 VIBank 285.99 1.117 478.71 2.103 13 VPBank 564.21 2.203 240.37 1.056 14 ABBank 424.35 1.657 298.80 1.313 15 MBBank 376.07 1.468 608.97 2.675 16 SeaBank 206.07 0.805 87.98 0.386 17 DONGABank 199.53 0.779 90.05 0.396 18 MaritimeBank 342.89 1.339 44.57 0.196 19 Ngân hàng hợp tác 178.90 0.699 526.63 2.313 20 QTDNDTW 765.11 2.988 694.74 3.052 21 NHCSXH 48.12 0.188 1,789.07 7.859 Tổng Cộng 25,609.11 100 22,770.82 100
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Vĩnh Phúc 2013) b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường ngân hàng song hiện tại chưa gia nhập. Nhận thức rõ được những mối đe dọa này lãnh đạo BIDV Vĩnh Phúc luôn đưa ra những quyết sách trong quản trị điều hành để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ hiện tại cũng như đối với đối