Bài học kinh nghiệm cho BIDV Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 125)

5. Đóng góp của luận văn

1.7. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Vĩnh Phúc

Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh ngân hàng, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc như sau:

Một là: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro các hoạt động

kinh doanh ngân hàng

Hai là: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các

NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh , chú trọng mở rộng qui mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; xây dựng, chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ các qui trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp, xác đinh trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các qui trình và văn bản đã được xây dựng. Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Ba là: Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn

mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Bốn là: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng. Chú trọng

hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá đo lường rủi ro hoạt động kinh doanh.

Năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương

trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các ngân hàng trên thế giới, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới.

Sáu là: Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút

các nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh ngân hang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh tại ngân hàng? - Đánh giá về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc hiện nay ra sao?

- Đánh giá về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc như thế nào? Yếu tố nào là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng TM?

- Những giải pháp nào có thể đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

, các báo cáo tổng kết, các bài viết

, internet,…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Tổng hợp thông tin qua bảng tính ECXELL

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu cần thu thập như: kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, kết quả huy động vốn, kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử dụng vốn qua các năm của BIDV Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó tính toán số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,…phản ánh quy mô chất lượng và hiệu quả. Từ đó đưa ra kết luận của đề tài.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Từ các bảng kết quả trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả đưa ra phân tích so sánh các nhóm chỉ tiêu liên quan giữa các năm, giữa BIDV với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Từ đó đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm còn hạn chế về hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: Sự biến động của chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu sử dụng vốn, thu dịch vụ, chỉ tiêu lợi nhuận,….theo thời gian hàng năm. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.

2.3.3.4. Mô hình phân tích

Dùng mô hình để mô tả mối liên hệ giữa đối tượng và các yếu tố có liên quan, cụ thể hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc có liên quan chặt chẽ với các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan,..các số liệu có liên quan đến quá khứ để giải thích kết quả của quá khứ, phản ánh về mặt định tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởnghiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.4 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Vĩnh Phúc qua các năm (phân theo loại tiền huy động, theo loại hình thành phần kinh tế, theo kỳ hạn huy động)

- Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm của Chi nhánh Vĩnh Phúc - Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Vĩnh Phúc qua các năm.

- Thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua các năm của Chi nhánh Vĩnh Phúc. - Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của Chi nhánh Vĩnh Phúc.

2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc

Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Các hoạt động chủ yếu NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Thông thường các NHTM thường dùng các chỉ tiêu sau:

* Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trƣởng tín dụng:

Nguồn vốn tạo lập từ hệ thống ngân hàng là chủ yếu, chủ yếu là từ nguồn vốn huy động tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Nếu lấy vốn huy động cho vay quá lớn thì dễ dẫn đến nguy cơ ẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng. Các ngân hàng có thể gặp nguy cơ bị rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn vốn huy động. Tuy nhiên nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý tốt và đảm bảo đúng các tỷ lệ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, NHTM có thể đạt được lợi nhuận rất lớn từ nguồn vốn huy động này. Vì vậy, công tác huy động vốn tiền gửi luôn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn phải tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Các NHTM cần cẩn trọng khi tốc độ tăng trưởng của tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vì như vậy sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng hoặc nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thì NHTM cũng không tối đa hóa được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.

* Hiệu suất sử dụng vốn:

Hiệu suất sử dụng vốn được tính theo công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động (1.1)

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn của ngân hàng. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn.

chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được để cho vay. Tuy nhiên, ngoài kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của mình, ngân hàng còn nhiều kênh kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, đầu tư vốn Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng.

* Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng:

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng =

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

(1.2) Tổng dư nợ tín dụng Tổng dư nợ tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay tại Việt Nam hoạt động tín dụng chiếm từ 70%- 85% tổng lợi nhuận của NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra.

* Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. NIM được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM cũng được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên =

Thu nhập lãi - Chi phí lãi

(1.3)

Tài sản có sinh lãi

* Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin - MN): Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi (tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng )

MN =

Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi

(1.4)

Tài sản Có sinh lãi

* Tỷ lệ sinh lời hoạt động

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM): phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.

NPM =

Thu nhập sau thuế

(1.5)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ: Tỷ lệ lợi nhuận

từ KD dịch vụ =

Thu nhập từ hoạt động KD dịch vụ

(1.6)

Tổng thu từ hoạt động

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng thu từ hoạt động. Chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả và an toàn, đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động. Ngoài ra, nó còn chứng tỏ ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.

* Tỷ lệ tài sản sinh lời

Cho thấy tài sản sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi tỷ lệ này giảm, sẽ làm giảm mức thu nhập hiện tại của ngân hàng.

Tỷ lệ tài sản sinh lời =

Tổng tài sản sinh lời

(1.7)

Tổng tài sản

Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, các khoản cho thuê, đầu tư chứng khoán (hay bằng tổng tài sản- tài sản không sinh lời)

Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Ðánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

* Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA

Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần (lãi ròng) với tổng tài sản Có trung bình - gọi là hệ số ROA (Return on Asset)

ROA =

Lợi nhuận thuần

(1.8)

Tổng tài sản (Tài sản Có bình quân)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản). Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn.

* Tỷ suất doanh lợi

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với số tài sản Có sinh lời.

Tỷ suất sinh lợi =

Lợi nhuận thuần

(1.9)

Tổng tài sản có sinh lời Trong đó tài sản Có sinh lời bao gồm:

- Các khoản cho vay - Ðầu tư chứng khoán - Tài sản Có sinh lời khác

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Tỷ suất này càng gần ROA thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC

3.1. Tình hình và đặc điểm của BIDV Vĩnh Phúc

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh mới tái lập tháng 01/1997, tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ. Toàn tỉnh có 9 huyện thị, 137 xã, phường, thị trấn, diện tích tự nhiên 1.236,50 km2, dân số 1.014.598 người (tính đến hết năm 2013). Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội: Nằm giáp với thủ đô Hà Nội, có mối liên hệ trực tiếp với tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trên cửa ngõ đi các tỉnh phía bắc và Tây bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi chạy qua như: Quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đường thuỷ phát triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Vĩnh Phúc là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

Từ năm 1997 tái lập tỉnh (sau 28 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ) kinh tế của tỉnh nhanh chóng được phát triển, nhịp độ tăng trưởng bình quân (1998-2008) là 17,22%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năm 1997, tỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 125)