Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 119 - 120)

5. Đóng góp của luận văn

4.5.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN là cơ quan xây dựng chính sách tiền tệ để Quốc hội thông qua, ban hành các văn bản pháp lý để quản lý hoạt động của các NHTM. Vì thế, NHNN cần:

Xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt, thích hợp với từng thời kỳ. Nên tăng cường sử dụng các công cụ tác động gián tiếp thay vì tác động trực tiếp đến thị trường. Cần nghiên cứu tăng cường các loại hàng hoá trên thị trường mở, tiến hành hướng dẫn các cán bộ nhân viên các NHTM cũng như các tổ chức tín dụng khác về nghiệp vụ thị trường mở, khuyến khích họ tham gia vào thị trường.G30.

Đối với các công cụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM như lãi suất tái triết khấu hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHNN cần có những biện pháp để điều chỉnh hợp lý, tránh tình trạng tăng quá đột ngột sẽ đẩy nhiều ngân hàng có mức dự trữ vượt mức thấp vào tình cảnh thiếu vốn trầm trọng.

Nên thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng lành mạnh, ổn định, bền vừng.

Phát triển thị trường liên ngân hàng.

Để có thể áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng thì cũng đòi hỏi các NHTM phải liên kết với nhau thành một mạng lưới. Đó chính là thị trường liên ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng vẫn là một nguồn quan trọng trong hoạt động của nhiều ngân hàng. Khi thị trường liên ngân hàng càng phát triển thì khả năng dễ dàng huy động vốn bằng cách vay các NHTM, các tổ chức tín dụng khác càng cao. Như thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sẽ đáp ứng được kịp thời các nhu cầu cần thiết của các NHTM mà không cần phải đi vay NHNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 119 - 120)