Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 120 - 125)

5. Đóng góp của luận văn

4.5.2. Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Thứ nhất: Đa dạng hóa các hình thức huy động:

Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm thu hút khách hàng dân cư và các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn vốn huy động từ các đối tượng trên thị thường ổn định về thời hạn, lãi suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, kỳ phiếu ... nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn từ dân cư.

Nhạy bén với diễn biến lãi suất thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh, hài hòa lợi ích giữa Ngân hàng và khách hàng.

Phát triển sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng (quan trọng, thân thiết, tiềm năng,..) trên cơ sở đó có cơ chế chính sách về lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm duy trì ổn định nền khách hàng và thu hút gia tăng nhóm khách hàng mới.

Thiết kế và xây dựng các dòng sản phẩm tiết kiệm có tinh linh hoạt cao về kỳ hạn, có thể cho phép rút trước hạn mà vẫn đảm bảo về lãi suất hoặc cho phép gửi tích lũy với lãi suất cao theo kỳ hạn tích lũy,… hoặc triển khai sản phẩm tiết kiệm tiền gửi với kỳ hạn ngày với loại hình này sẽ khuyến khích các Tổ chức kinh tế đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế lớn/Định chế tài chính/các doanh nghiệp sản xuất có nguồn tiền thanh toán với doanh số cao được gia tăng lợi ích từ lãi suất tiền gửi do mức lãi suất kỳ hạn ngày cao hơn lãi suất không kỳ hạn.

Đồng bộ, dễ triển khai, không chồng chéo và tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm tiền gửi với nhau.

Có cơ chế khuyến khích rõ ràng và đảm bảo thu nhập cho Chi nhánh.

Thứ hai: Thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế giá điều chuyển vốn FTP và phân cấp uỷ

quyền quyết định lãi suất huy động vốn. Trong điều kiện lãi suất thị trường tăng cao, tiệm cận và thậm chí vượt lãi suất cho vay như hiện nay, đề nghị BIDV thực hiện cơ chế cấp bù để hỗ trợ chi nhánh thực hiện các khoản tiền gửi lớn. Đồng thời triển khai cơ chế giá vốn FTP riêng cho nhóm khách hàng quan trọng theo hướng giá cao hơn giá vốn FTP thông thường để từ đó Chi nhánh có điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh giữ khách hàng.

Thứ tư: Tiếp tục thực hiện triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tiên

tiến hiện đại để mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm tiền gửi (qua Internet Banking/Mobile Banking). Tập trung cải tiến công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ trong công tác phát triển sản phẩm huy động vốn mới, khai thác số liệu đánh giá hiệu quả sản phẩm tiền gửi. Nghiên cứu nâng cấp hệ thống SIBS mở rộng, gia tăng tiện ích đối với các sản phẩm tiền gửi.

Thứ năm: Tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo. Đào tạo

kiến thức, chuyên sâu về phân hệ tiền vay, tiền gửi, làm chủ việc quản lý, nâng cấp phân hệ và kỹ năng thiết kế, phát triển, quản lý sản phẩm tiền vay, tiền gửi, kỹ năng triển khai thông qua mạng lưới chi nhánh và các kênh phân phối mới (IB/MB).

Đào tạo về sản phẩm cho vay, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng; Định kỳ, tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng CRM, cán bộ đón tiếp khách hàng CSR, cán bộ dịch vụ khách hàng Teller, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng, thu thập thông tin khách hàng…

Thứ sáu: Xây dựng bộ cẩm nang sản phẩm, tiền vay, tiền gửi cá nhân

dành cho cán bộ QHKH và thường xuyên cập nhật các nội dung bộ cẩm nang này, trong đó có đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tranh để cán bộ QHKH dễ dàng nắm được các đặc tính, vị trí của sản phẩm của BIDV để giới thiệu cho khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong những năm qua do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước đã gặp không ít khó khăn, tăng trưởng kinh tế đạt thấp, tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa biến động mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho tăng cao, thanh khoản khó khăn dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, thị trường vốn và thị trường bất động sản giao dịch trầm lắng và rớt giá mạnh kéo theo hàng loạt các nhóm ngành sản xuất hàng hóa có liên quan đều lâm vào tình trạng khó khăn trong đó đặc biệt là nhóm ngành vật liệu xây dựng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, nợ xấu phát sinh và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2011 đến nay và hầu như bế tắc trong vấn đề giải quyết nợ xấu.

Trước tình hình đó, với nhận thức sâu sắc về vai trò của các mặt hoạt động trong kinh doanh Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả hoạt động trong kinh doanh, BIDV Vĩnh Phúc đã luôn bám sát chỉ đạo, định hướng của BIDV đồng thời đưa ra những giải pháp, chỉ đạo quyết liệt tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, cho vay, các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại. Qua đó đã đạt được những kết bước đầu rất khả quan, góp phần ổn định bền vững, giữ vững thị phần hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong hoạt động kinh doanh tại BIDV Vĩnh Phúc thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại hạn chế nhất định. Để khắc phục được những tồn tại hạn chế đó nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc đạt được những kết quả cao hơn, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác tại BIDV Vĩnh Phúc, tác giả đã lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ thống hoá, phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Từ đó thấy được sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả của các mặt hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Vĩnh Phúc.

- Căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của BIDV nói chung và BIDV Vĩnh Phúc nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các mặt hoạt động kinh doanh tại BIDV Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và BIDV nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế; đề tài có liên quan đến nhiều các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luận văn “Nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động vốn tại BIDV Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn - Năm 2013

2. Luận văn “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quôc tế cho xuất nhập hàng hóa tại BIDV Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương – Năm 2013

3. Chính phủ (2006), Nghị định 141/2006/NĐ-CP - Về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD.

4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh (2003), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống Kê.

6. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, (2005), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống Kê.

7. NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN - Về việc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD.

8. NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN - Về việc ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. 9. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia. 10. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước VN, NXB Chính trị quốc gia. 11. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 12. Thủ tướng (2006), Quyết định 112/2006/NĐ-TTg - V/v phê duyệt đề án

phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 13. Trang website của NHNN và các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)