KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 78 - 81)

Vì thời gian nghiên cứu có hạn chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm tính đúng đắn, tính phù hợp của các biện pháp đó qua ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí, cán bộ giảng dạy ở trường CĐSP Thái Bình.

Số lượng người tham gia đánh giá: Cán bộ quản lí và giáo viên là 60 người trong đó:

+ Cán bộ quản lí trường CĐSP: 20 người. + Cán bộ giáo viên : 40 người.

Chúng tôi coi ý kiến của cán bộ quản lí, cán bộ giảng dạy là ý kiến của các chuyên gia, có tính chất khảo nghiệm.

2.1- Tiến hành khảo nghiệm:

Bảng (11): Kết quả khảo nghiệm biện pháp theo ý kiến đánh giá của chuyên gia.

STT Các biện pháp Ý kiến đánh giá Rất ĐY % ĐY % Phân vân % K ĐY % 1

Nâng cao nhận thức cho GV-SV về vị trí của giáo dục đạo đức (nhất là đạo đức nghề nghiệp).

50 83 6 10 4 6,6 0 0

2

Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, Đoàn với hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức.

48 80 5 8,3 7 11,6

3

GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường.

47 78,3 10 16,6 3 5

4

Tổ chức tốt việc tích hợp giáo dục đạo đức trong hoạt động dạy học các môn văn hoá.

43 71,6 7 11,6 10 16,6

5

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động RLNVSP.

55 91,6 5 8,3 0 0

6 Xây dựng môi trường giáo dục

lành mạnh 46 76,6 10 16,6 4 6,6

7

Thông qua việc thực hiện nội qui, qui chế học tập trong nhà trường.

48 80 9 15 3 5

8

Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ với các chủ đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

45 75 5 8,3 0 0

9

Gắn nội dung GD đạo đức ở trường sư phạm với những giá trị truyền thống ở địa phương.

40 66,6 16 26,6 4 6,6

10

Phát huy vai trò chủ thể của SV và năng lực tự quản của tập thể SV nhằm giáo dục đạo đức.

42 70 8 13,3 10 16,6

2.2- Nhận xét:

1. Đa số các chuyên gia đều cho rằng 10 biện pháp đưa ra là rất cần thiết. Trong đó biện pháp 1 có tỉ lệ cao chiếm 83%. Họ cho rằng việc nâng cao nhận thức cho giáo viên, sinh viên về vị trí của giáo dục đạo đức (nhất là đạo đức nghề nghiệp) ở nhà trường là việc làm hết sức quan trọng. Nhà trường cần phải gắn việc nâng cao nhận thức với các hoạt động cụ thể chứ không chỉ thông qua các bài giảng lí thuyết chung chung.

Với điều kiện của tỉnh Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp thì việc nâng cao nhận thức đạo đức cũng chính là việc nâng cao trình độ văn hoá chung cho sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tay nghề, tham gia vào các hoạt động mang tính đặc thù nghề nghiệp.

2. Bên cạnh đó các chuyên gia cho rằng thông qua hoạt động của tổ chức Đảng, Đoàn, qua việc thực hiện nội qui, qui chế trong nhà trường sẽ là những biện pháp cụ thể giúp sinh viên rèn luyện đạo đức tốt hơn. Cả hai biện pháp này đều chiếm 80% ý kiến đánh giá là rất đồng ý.

3. Các biện pháp nêu trên hầu hết đều được đánh giá là cần thiết. Số ý kiến rất đồng ý là trên 70%. Đồng ý là từ 8,3% đến 26,6%. Cã một vài ý kiến phân vân vì họ cho rằng những biện pháp này còn chưa thiết thực, vẫn mang tính hô hào khẩu hiệu. Trong đó có 16,6% sè ý kiến cho rằng biện pháp 4 và biện pháp 10 hiệu quả chưa cao. Thực tế cho thấy việc tích hợp giáo dục đạo đức trong hoạt động dạy học các môn văn hoá còn hạn chế, vai trò chủ thể của sinh viên và năng lực tự quản của tập thể sinh viên chưa phát huy được hiệu quả.

4. Biện pháp 5 là giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được đánh giá cao nhất (rất đồng ý: 91,6% ; đồng ý 8,3%).

Các chuyên gia cho rằng để giáo dục đạo đức mang tính đặc thù nghề nghiệp cho sinh viên thì việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngay trong quá trình đào tạo ở nhà trường là hết sức cần thiết. Biện pháp này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ, tù tin khi ra nghề sau này. Ngay từ năm thứ nhất nhà trường đã tổ chức cho sinh viên đi thực tế phổ thông nhằm mục đích học tập kinh nghiệm giảng dạy từ các thầy cô giáo giỏi lâu năm trong nghề. Bên cạnh đó việc tiếp xúc với học sinh sẽ giúp sinh viên phần nào

hiểu hơn về đặc điểm tâm lí lứa tuổi còng nh có cách ứng xử sư phạm khéo léo, nhanh nhạy trước mỗi tình huống sư phạm khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng cần tăng thêm thời gian cho hoạt động thực hành nghề (cô thể là thời gian thực tập tăng từ 4 tuần lên 6 tuần). Thông qua việc kiến, thực tập sư phạm sẽ rèn cho sinh viên kĩ năng giao tiếp, xử lí tình huống một cách tự tin và chủ động hơn. Tiếp xúc với các đối tượng học sinh khác nhau sẽ giúp các giáo sinh có được phương pháp giảng dạy cũng như rèn luyện được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp.

Nh vậy việc tiến hành khảo nghiệm các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm đã thu được kết quả rất đáng tin cậy từ các chuyên gia. Kết quả thể hiện qua bảng ( 11 ).

Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra câu hỏi để xây dựng ý kiến thêm của chuyên gia về các phẩm chất mà người sinh viên sư phạm cần rèn luyện trong nhà trường. Nhiều chuyên gia cho rằng sinh viên sư phạm cần gương mẫu ở mọi nơi, mọi lúc, khiêm tốn học hỏi cầu tiến bộ, trung thực…Biện pháp 5 được các chuyên gia đánh giá cao nhất vì thực tế cho thấy thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sinh viên sẽ phát huy được năng lực giảng dạy, vận dụng được kiến thức vào thực tế phổ thông, từ đó giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin chững chạc hơn khi bước vào nghề.

Còn mét số phẩm chất khác của sinh viên sư phạm cũng cần phải được rèn luyện chẳng hạn như có lòng yêu nghề, yêu trẻ, giàu lòng nhân ái, sống vị tha, công bằng không thiên vị, sống có niềm tin và biết tin tưởng vào người khác. Đặc biệt việc tổ chức cho sinh viên đi thực tế ở phổ thông, ở địa phương sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn so với việc chỉ giảng dạy lí thuyết trên líp.

Qua điều tra thực trạng về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường CĐSP Thái Bình cũng như qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp (theo ý kiến đánh giá của chuyên gia) chúng tôi thấy rằng các biện pháp trên nếu có đủ thời gian, điều kiện để thực nghiệm với sinh viên trong một khoá học, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn khi chưa có sự tác động đồng bộ của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 78 - 81)